Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro buôn lậu và buôn bán trái phép.
Với hệ thống thủ tục hải quan điện tử hiện nay (VNACCS/VCIS), việc chấp hành pháp luật về thuế, thủ tục hải quan dựa trên sự “tự nguyên tuân thủ pháp luật” của doanh nghiệp là chính.
Đối với yếu tố này, đạo đức doanh nghiệp là một vấn đế quan trọng. Do thuế xuất nhập khẩulà khoản thu khá lớn của Nhà nước đánh vào giá trị hàng hóa, nên nếu trốn được thuế, chủ hàng vừa có thể thu lợi lớn, vừa có thể hạ giá, bán hàng hóa nhanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh nộp đủ thuế XNK. Chính vì thế, các chủ hàng thường
xuyên nghiên cứu tìm mọi cách để có thể giảm nộp thuế cho Nhà nước. Chỉ cần cơ quan hải quan lơi lỏng là các chủ hàng tận dụng cơ hội trốn thuế.
Các loại rủi ro này bao gồm:
- Khai báo số lượng hàng hóa sai: chứng từ trong tờ khai chủ hàng kê khai và kiểm tra thực tế chênh lệch nhiều. Lý do là chủ hàng khai giảm so với thực tế, có trường hợp thông đồng với công chức hải quan chỉ xác nhận lượng hàng hóa bằng lượng kê khai.
- Khai báo sai tính chất hàng hóa:Do hàng hóa đa dạng về chủng loại nên cán bộ kiểmhóa nếu không thông thạo các loại hàng sẽ khó phân biệt chính xác, đôi khi còn gây khó khăn cho chủ hàng. Cũng có khi chủ hàng khai sai thực tế, hàng hóa cao khai giá trị thấp, hàng thuộc chủng loại cấm nhập vào hoặc xuất khỏi thị trường Việt Nam
khai thành loại được phép xuất nhập khẩu, hàng mới khai thành hàng cũ, hàng thuộc đối tượng quản lý rủi ro về giá, chính sách mặt hàng, khai báo sai mã số để hệ thống thông quan phân luồng xanh thông quan tự động không qua bước kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tếcủa cơ quan hải quan.
- Khai báo sai xuất xứ hàng hóa: Xác định xuất xứ hàng hóa là vấn đề hết sức
phức tạp. Nó liên quan đến chính sách ưu đãi thuế đối với các quốc gia, các khu vực khác nhau. Vì thế gian lận thương mại lợi dụng điều này để lách tránh thuế như không
55
khai xuất xứ, không xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ, xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ giả,…
Ngoài ra trình độ công chức thực thi nhiệm vụ và phương tiện vật chất kỹ thuật hỗ trợ cho công tác kiểm tra thực tế hàng hóa cũng là một vấn đề cần xem xét
- Gian lận qua trị giá hải quan (giá tính thuế):Việc xác định giá trị hàng hóa để tính thuế hải quan là một trong những yếu tố quan trọng. Theo quy định giá tính thuế hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB) và hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập giá CIF hoặc CF nếu hàng hóa không có bảo hiểm I)
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục quản lý rủi ro về giá do TCHQ ban hành, nếu hải quan nghi ngờ tham vấn doanh nghiệp để xác định lại trị giá tính thuế. Đối với
hàng hóa không thuộc Danh mục QLRR về giá được áp dụng theo giá hợp đồng chưa có cơ chế kiểm tra phối kết hợp kiểm tra sau thông quan giữa cơ quan hải quan với các cơ quan liên quan khác như thuế, công an, quản lý thị trường. Đối với các trường hợp hàng hóa không thuộc Danh mục quản lý rủi ro về giá, hệ thống phân luồng xanh và thông quan tự động không qua công tác kiểm tra của cơ quan hải quan tại khâu thông
quan.
Đôi với trường hợp kiểm tra giá đối với tờ khai luồng xanh phần lớn bộ phận sau thông quan khó khăn trong việc xác định giá. Vì chủ hàng đã lợi dụng quy định chưa chặt chẽ câu kết nhà cung cấp làm chứng từ hợp lý, hợp lệ, ghi giá trên hợpđồng thấp hơn giá thực tế để làm giảm số thuế phải nộp. Phần chêch lệch các bên thanh toán bằng cách chuyển lậu mua hàngxuất khẩu, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Hiện tại, cơ quan chưa đủ điều kiện để xác minh từ phía nước cung cấp nên phải dùng biện pháp so sánh với hàng nhập khẩu cùng loại của các đơn vị khác để xác định tính chính xác của giá, nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Do vậy, việc ghi giá thấp để trốn thuế nhập khẩu, trở thành phổ biến và khó kiểm soát.
- Gian lận thương mại thông qua lợi dụng chính sách thuế (thuế suất thuế xuất nhập khẩu):
Thực tế khi áp mã số và áp thuế suất thường gặp khó khăn do sự thiếu sót hoặc chưa rõ ràng của luật thuế, cụ thể như sau:
56
+ Biểu thuế không chi tiết các mặt hàng cùng nhóm, cùng phân nhóm, một mặt hàng có thể xếp vào 1,2,3 mã số khác nhau có thuế suất khác nhau.
+ Phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế được đánh theo mục đích sử dụng, số ít đánh theo tính chất mặt hàng. Sự không nhất quán này khiến cho việc áp mã và thuế suất phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người áp mã. Một số hàng hóa cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có thuế suất khác nhau, nên chủ hàng đã khai sai mục đích trốn thuế.
+ Chỉ tiêu kỹ thuật một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế không rõ gây nên sự
tranh chấp giữa chủ hàng với cơ quan hải quan.
+ Ngoài ra, chủ hàng có thể lợi dụng sự yếu kém của công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa để khai sai mã hàng, chọn mã số thuế suất thấp để trốn thuế
- Gian lận thông qua việc khai báo định mức của hàng gia công, sản xuất xuất khẩu:
Theo quy định mới tại Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn dưới luật, người khai hải quan không phảiđăng ký định mức với cơ quan hải quan trước khi xuất khẩu sản phẩm đối với loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu. Doanh nghiệp sẽ thực
hiện báo cáo xuất nhập tồn cho cơquan theo định kỳ là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tại thời điểm thông quan hàng hóa chỉ thực hiện chấp nhận khai báo của doanh nghiệp. Cơ quan hải quan chỉ thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch, theo quản lý rủi ro và kiểm tra định mức, kiểm tồn nguyên liệu trên hồ sơ sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Quy định mới tạo điều thông thoáng, giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp đối với các loại hình này, nhưng khó cho cơ quan hải quan trong công tác quản lý. Phần lớn công chức hải quan chưa được đào tạo nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, không đọc được hồ sơ kế toán dẫn đến việc chưa phát hiện ra việc gian lận định mức thực tế đối với loại hình
gia công, SXXK.
- Gian lận đối với loại hình đầu tư miễn thuế:
Theo quy định Luật đầu tư và Luật quản lý thuế, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, lĩnh vực ưu đãi, đặc biệt ưu đãi thì được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc
57
thiết bị, linh kiện phụ tùng gá lắp khuôn mẫu và nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được. Các đối tác nước ngoài và Doanh nghiệp lợi dụng chính sách này bằng
cách góp vốn bằng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ và khai tăng giá trị, từ đó thu hồi khấu hao thiết bị cao hơn giá trị thực của chúng. Trong quá trình thông quan
hàng hóa không thể phát hiện ra.
2.2.5. Rủi ro do các yếu tố thuộc về hàng hóa xuất nhập khẩu:
Quy mô hàng hoá xuất, nhập khẩu ngày càng lớn, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đa dạng và thường xuyên thay đổi sẽ gây sức ép lên hệ thống cơ quan hải quan nên có thể dẫn đến các sai sót do không đủ thông tin hoặc thông tin không cập nhật khi áp dụng quản lý rủi ro, dẫn đến bỏ sót đối tượng.
Ngoài ra, các yếu tố về chính sách ưu tiên theo chủng loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, danh mục các loại hàng hóa thực thi theo các chế độ thuế quan khác nhau theo các hiệp định quốc tế...cũng làm cho quản lý rủi ro về thuế trở nên phức tạp hơn. Một số hàng hóa có những tính năng đặc biệt đòi hỏi cơ quan hải quan phải có sự đối xử đặc biệt cũng góp thêm phức tạp cho quản lý rủi ro.
2.2.6. Rủi ro các yếu tố thuộc về thị trường thế giới:
Toàn cầu hoá và sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đang đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế của nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới tạo điều kiện cho tăng trưởng ngoại thương với tốc độ lớn. Trong điều kiện nguồn lực hải quan hạn chế, sự tăng trưởng nhanh của thương mại quốc tế gây sức ép để các cơ quan hải quan buộc phải chuyển nhanh từ quản lý thủ công kiểm tra 100% lô hàng xuât nhập khẩu sang quản lý hải quan hiện đại bằng phương pháp áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Nếu Cục Hải quan TPCT không thực hiện tốt công tác thu thập thông tin , xác
định rủi ro phục vụ công tác quản lý rủi ro, dễ dẫn đến bỏ sót đối tượng cần kiểm tra.
2.3 Phân tích SWOT tại Cục Hải quan TPCT:
2.3.1. Điểm mạnh (Strength):
Hải quan TP Cần Thơ là một trong trong những Cục Hải quan có địa bàn quản lý rộng lớn qua 5 tỉnh: TP. Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang SócTrăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. Là nơi giao thoa kinh tế văn hóa giữa các vùng ĐBSCL. Với đặc điểm tình hình trên, Cục
58
Hải quan TPCT luôn nhận sự sự quan tâm, chỉ đạo của chínhquyền địa phương và các bộ ngành liên quan.
Nguồn nhân lực có trình độ và có nhiều kinh nghiệm: Với bề dày hơn 30 năm thành lập với đội ngũ công chức có trình độ, kinh nghiệm dày dặn trong công tác quản
lý thuế; đồng thời bên cạnh đó độ ngũ công chức trẻ năng nổ nhiệt tình, có nhiều sáng kiến góp phần vào công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả.
2.3.2. Điểm yếu:(Weeknesses):
Nhận thức và trình độ, năng lực của một bộ phận công chức về công tác quản lý thu thuế còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý thu thuế.
Lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan chủ yếu là sản xuất xuất
khẩu, gia công, hàng hóa có nguồn thu thuế tại Cục Hải quan TPCT không nhiều, chủ yếu là xăng dầu, nguyên liệu sản xuất nội địa và máy móc thiết bị tạo tài sản cố định.
Do các Chi cục Hải quan thuộc Cục nằm nằm sâu trong nội địa, các cảng biển
nằm sâu trong nội thủy, không phải là địa bàn trọng điểm tiêu thụ hàng thương mại tiêu dùng. Ít phát sinh hàng hóa kinh doanh thương mại.
2.3.3. Cơ hội (Opportunities):
Luật Hải quan năm 2014 đẩy mạnh công tác cải cách hiện đại hóa hải quan,tăng cường và từng bước nâng cao khả năng quản lý hải quan hiện đại. Ngành Hải quan đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa thu ngân sách Nhà nước giữa thuế - kho bạc – hải quan với các ngân hàng thương mại để mở rộng việc phối hợp thu, tạo điều kiện
thông quan hàng hóa nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp
hoạt động XNK. Trên cơ sở đó,tạo điều kiện cho Cục Hải quan TPCT thực hiện các
giải pháp kêu gọi doanh nghiệp về làm thủ tục tại địa bàn, góp phần đóng góp nguồn thu cho NSNN tại địa phương.
Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia thực hiện các cam kết quốc tếngày càng tăng. Qua đó, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại giữa Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức ngày càng nhiều, càng phong phú. Điều này mở ra cơ hội tăng nguồn thu thuế cho địa phương.
59
2.3.4 Thách thức (Threats):
Việt Nam tham gia thực hiện các cam kết song phương và đa phương ngày càng nhiều, buộc phải cắt giảm thuế quan theo lộ trình. Điều này có tác độngrất to lớn làm
giảm nguồn thu thuế.
Luật Hải quan năm 2014 là cơ sở pháp lý mạnh mẽ cho việc chuyển đổi căn bản
từ phương thức thực hiện TTHQ thủ công sang phương thức điện tử và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tại khâu thông quan chủ yếu dựa trên tính tự giác khai báo của doanh nghiệp là chính. Do đó, công tác kiểm tra sau thông quan cần phải chú trọng để đảm bảo công tác thu đúng thu đủ thuế, nộp kịp thời vào ngân sách.
Bên cạnhviệc thu hút nguồnthu, nếu Cục Hải quan TPCT không thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp Luật, không thực hiện đúng các cam kết “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”, doanh nghiệp sẽ bỏ đi làm thủ tục hải quan ở nơi khác làm mất nguồn thu vì theo Luật Hải quan 2014, doanh nghiệp có quyền làm thủ tục hải quan tại các đơn vị hải quan thuận tiện nhất.
2.4. Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan TPCT trong công tác quản lý thu thuế XNK và quản lý rủi ro:
Từ kinh nghiệm của các nước và các đơn vị hải quan địa phương trong công tác quản lý thu thuế XNK và công tác quản lý rủi ro có thể rút ra cho Cục Hải quan TP. Cần Thơ một số bài học sau:
-Một là: Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, khi hàng rào thuế nhập khẩu giảm một cách căn bản đã làm thay đổi rõ rệt tỉ trọng thuế nhập khẩu trong thu ngân sách.
Việc cải cách thuế, tăng cường vai trò của thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN đã
đem lại hiệu quả cho các nước về một số mặt như: nguồn thu NSNN tăng, tăng GDP... Hiện nay nguồn thu thuế nhập khẩu của Việt Nam chiếm 25% tổng thu ngân sách, nếu cắt giảm thuế này thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm, kéo theo sự thay đổi tỉ trọng thuế gián thu trong tổng thu NSNN. Do đó, để đảm bảo đạt các chỉ tiêu thu
thuế đề ra trong giai đoạn hiện nay, Cục Hải quan Cần Thơ cần xây dựng kế hoạch,
giải pháp cụ thể cho từng năm bám sát tình hình, lộ trình thựchiện cam kết quốc tế của Việt Nam với các nướcvà tổ chức quốc tế. Đồng thời qua đó, kiến nghị các biện pháp
60
cải cách công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩuđảm bảo nguồn thu thuế NSNN phù
hợp tình hình thức tế của ngành, của địa phương.
Hai là: Cục Hải quan TPCT cầntăng cường quản lý cải cách thủ tục hành chính Hải quan tại địa bàn và triển khai quyết liệt các giải pháp của Bộ Tài chính nhằm đẩy mạnh hải quanđiện tử, liên kết các bộ ngành góp phần hoàn thành mục tiêu cắt giảm tối thiểu 50% số giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế,về hải quan.
Ba là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
nhưng không được buông lỏng quản lý, phải đảm bảo khảnăng kiểm tra, kiểm soát và chống gian lận thương mại, trốn thuếvà tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lý hải quan, quản lý thuế trên Website của Cục Hải quan TPCT và các phương tiện thông tin đại chúng, qua diễn đàn trên trang Web Cục Hải quan TPCT, kịp thời giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp. Trang Web cần được cập nhật và lưu trữ các văn bản có hệ thống, dễ tra cứu, dễ sử dụng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi biểu thuế thường
xuyên thay đổi mức thuế suất, nhiều doanh nghiệp rất khó cập nhật qua các kênh thông tin khác, dẫn đến xác định không đúng số thuế phải nộp. Cục Hải quan Đồng Nai đã
khai thác hiệu quả các tính năng ưu việt của Website vào khâu thu thuế là một minh chứng cho cách làm hiệu quả này.
Bốn là: Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong việc thu thuế xuất