Xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế là tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Xu hướng đó đã mở ra cho đất nước ta rất nhiều cơ hội đểphát triển
kinh tế. Bên cạnh những cơ hội thì cũng xuất hiện khá nhiều thách thức, đặc biệt là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nước ngoài trong thị trường trong nước.
Do đó, trong giai đoạn hiện nay, một mặt Việt Nam phải tích cực cố gắng hội nhập
kinh tế quốc tế, mặt khác phải có những biện pháp để góp phần phát huy ngày càng cao hơn những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêucực do tác động của tiến trình
hội nhập này. Toàn cầu hóa sẽtạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt về thuếgiữa các quốc
gia, làm cho chính sách thuế mang đậm tính thônglệ quốc tế, phụ thuộc vào nhau một cách mạnh mẽ.
Các cam kết trong hội nhập đều đi theo hướng là cắt giảm thuế quan từng bước và đến thời điểm cuối cùng là áp dụng mức thuế0% trong khu vực cam kết.
63
- Xóa bỏ dần hàng rào phi thuế quan;
- Giảm mức bảo hộ về thuế (từng bước cắt giảm thuếtheo đúng lộ trình)để tự do hóa thương mại;
- Không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Thực tế các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn quá non trẻ so với các Doanh nghiệp nước ngoài. Việc hoàn thiện chính sách thuế theo hướng trên buộc các Doanh
nghiệp trong nước phải gia tăng sức cạnh tranh, vai trò bảo hộ của chính sách thuế sẽ không còn. Mặt khác, trong cơ cấu thu Ngân sách của ta tỉ trọng thuế nhập khẩu còn khá lớn, việc cắt giảm thuế quan và tiến tới thời điểm áp dụng mức thuếsuất 0% sẽ tác động rất lớn đến nguồn thu cho ngân sách. Thực tế là thuếnhậpkhẩu hàng hóa liên tục giảm mạnh theo cam kết hội nhập quốc tếvà khu vực, vai trò huy động nguồn lực cho
Ngân sách nhà nước của thuế nhập khẩu sẽ không còn phát huy tác dụng. Cam kết
trong ATIGA, BTA buộc Việt Nam phải thực hiện giá hàng hóa theo hợp đồng thương
mại (GATT) do đó vai trò bảo hộ sản xuất trong nước của thuế nhập khẩu thông qua
cơ chếgiá sẽ không còn nữa.
Các loại công cụ phi thuế quan nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự
xâm nhập của hàng hóa từ nước ngoài, điều chỉnh hoạtđộng ngoại thương theohướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tếcủa đất nước. Tuy nhiên từ khi gia nhập ASEAN,
thực hiện CEPT/AFTA, Việt Nam đã từng bước phải loại bỏ hàng rào phi thuế quan.
Hội nhập kinh tế cũng đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường để hàng hóa dịch
vụ và đầu tư nước ngoài dễ dàng tham nhập vào thị trường nội địa. Sự gia tăng mạnh mẽ của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, sự gian lận thuế ngày càng tinh vi,
những dự báo về sự sụt giảm số thu thuế…… đã làm tăng hoạt động quản lý của Hải
quan và tính phức tạp của nó. Khó khăn lớn làm sao đáp ứng được yêu cầu của hệ
thống thuế phù hợp với các qui định của WTO và các tổ chức thương mại khác mà
Việt Nam đã tham gia ký kết nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định về kinh tếđất nước, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả vàsức cạnh tranh của nền kinh tế.
Do đó, Hải quan TPCT cùng với ngành Hải quan đã xác định nhiệm vụ trọng tâm
64
xem thuế nhập khẩu phải là công cụ chủ yếu để điều tiết và quản lý vĩ mô của đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, huy động đầy đủ cho ngân sách
nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và giảm thiểu rủi rotại Cục Hải quan TPCT:
Để công tác thu thuế xuất nhập khẩu đạt hiệu quả, trong thời gian tới Cục Hải
quan TPCT cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa những mặt mạnh đồng thời khắc phục mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở địa bản trong thời gian qua. Cụ thể, Cục hải quan TPCT cần tập trung thực hiện những nhóm giải pháp chủ yếu sau đây: