Hải quan Nhật Bản là một trong những cơ quan Hải quan tiên tiến nhất trên thế giới. Các kinh nghiệm của NhậtBản về tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan rất hữu ích cho các nước đang trong quá trình cải cách và hiện đại hóa.
Năm 1996, nhờ vào việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục thông quan hàng nhập khẩu của Nhật Bản chuyển từ hệ thống hải quan tính thuế sang hệ thống người nhập khẩu tự khai báo và tính thuế. Mục tiêu cơ bản của hệ thống tự khai báo, tự tính thuế là khuyến khích người nhập khẩu nộp thuế hải quan trên cơ sở khai báo mà người đó cho là chính xác. Tuy nhiên, các khai
36
đúng về các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc về hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy, mỗi tờ khai cần được kiểm tra và rà soát thật kỹ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Việc kiểm tra và rà soát kỹ các tờ khai có thể sẽ làm chậm việc thông quan hàng hóa. Chính vì vậy, hải quan Nhật phải sử dụng tiêu chí đánh giá, phân tích rủi ro.
Hải quan Nhật hiện đang kiểm soát khoảng 180.000 tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Qua phân tích rủi ro theo các tiêu chí như kim ngạch giao dịch, số lần vi phạm, tần suất hoạt động… cơ quan Hải quan Nhật Bản đưa vào diện đối tượng kiểm tra tiềm năng khoảng 46.000 đơn vị. Kết hợp với kế hoạch kiểm tra hàng năm và hàng quý, hàng tháng và các khu vực có khả năng xảy ra rủi ro cao, Hải quan Nhật Bản đưa vào diện đối tượng kiểm tra khoảng 5000 doanh nghiệp mỗi năm.
Hải quan Nhật Bản chủ yếu sử dụng các tiêu chí quản lý rủi ro như sau:
+ Kim ngạch nhập khẩu tăng bất thường; + Mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; + Mặt hàng nhập khẩu, thuế suất và số thuế phải nộp; + Hồ sơ kiểm tra sau thông quan trước đó;
+ Hồ sơ thông quan, số thuế có khả năng gian lận;
37
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
XUẤT KHẨU THUẾ NHẬP KHẨU THỜI GIAN QUA
TẠI CỤC HẢI QUAN TPCT
2.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế XNK tại Cục Hải quan TPCT thời gian qua:
Cục Hải quan TPCT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan tại 5 tỉnh, thành phố: TP. Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. Với đặc thù là các đơn vị hải quan nằm sâu trong nội địa, các cảng biểnthuộc địa bàn quản lý nằm sâu trong nội thủy, không có nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu thuộc loại hình gia công sản xuất xuất khẩu các ngành hàng dệt may, giày dép, nông, thủy sản bên cạnh đó là máy móc thiết bị nhập đầu tư miễn thuế tạo TSCĐ và nguyên liệukinh doanh sản xuất.
2.1.1. Công tác tổ chức thu thuế:
Trong các năm qua, công tác thu thuế là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Hải quan
nói chung và Cục Hải quan TPCT nói riêng. Nhận định tình hình trên, Cục Hải quan
TPCT đã triển khai thực hiện đúng chế độ, chính sách thuế cho các đối tượng nộpthuế theo đúng quy định của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi một số điều Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn; Các văn bản hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan và các phương án tổ chức thực hiện tham vấn, kiểm tra giá khai báo của hàng hóa xuất nhập khẩu.
Với nguồn thu chủ yếu từ xăng dầu nhập khẩu, máy móc thiết bị nhập khẩu đầu
tư tạo tài sản cố định và nguyên liệu sản xuất tiêu thu nội địa. Cục Hải quan TPCT trong những năm qua đã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo thu đủ thuế, nộp kịp
thời vào NSNN qua các giải pháp cụ thể: khai thác các tiềm năng sẵn có, tìm kiếm
nguồn thu mới, tăng cường công tácphúc tập, thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhằm phát huy số thu từ nội lực.
38
Bảng 2.1: Tốc độ thông quan hàng hóa XNK của Cục Hải quan TPCT từ 2010 - 2014: Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Năm 2014 So sánh 2014/2013 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Số DN 178 186 (+) 8 179 (-) 7 186 (+) 8 189 (+) 3 Tổng Số TK XNK 20.997 24.737 17,81% 25.857 4,47% 30.454 17,78% 38.401 26,09% Số TK XK 14.853 17.638 18,75% 17.839 1,06% 20.527 15,07% 24.200 17,89% Số TK NK 6.144 7.099 15,54% 8.018 12,95 9.927 23,81% 14.201 43,05% KNXNK (triệu usd) 1.174,10 1.445,5 23,12% 1.446,0 0,03% 2.351 62,6% 3.176 35,09% KNXK (triệu usd) 795,4 965,3 21,36% 1.056,8 9,47% 1.352 27,95% 1.803,4 33,3% KNNK (triệu usd) 379,6 480.2 26,5% 389,2 -18,96% 999 156,69% 1.372,6 37,4%
(Nguồn báo cáo tổng kết năm của Cục Hải quan TPCT từ 2010- 2014)
Qua số liệu bảng 2.1 trên cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TPCT không nhiều, doanh nghiệp thực hiện thủ tục
tại Cục Hải quan TPCT không biến động nhiều qua từng năm: năm 2011 tăng 8 doanh
nghiệp so với 2010, năm 2012 giảm 5 doanh nghiệp so với 2011, năm 2013 có số lượng doanh nghiệp tăng 7 doanh nghiệp so với 2012 nhưng bằng số lượng DN năm 2011, năm 2014 số lượng DN thực hiện thủ tục hải quan tại địa bàn tăng thêm 3 doanh nghiệp. Điều đó cho thấy công tác tuyên truyền vận động doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hải quan tại địa bàn chưa đạt hiệu quả.
Đồng thời, qua Bảng số 2.1 cho thấy lượng tờ khai và số lượng kim ngạch có
chiều hướng tăng qua từng năm, có những năm tăng rất cao trung bình 5 năm qua tờ khai tăng trung bình trên 13%/năm, kim ngạch tăng trung bình 24,2%/năm: năm 2011 tăng 17,81%, kim ngạch XNK tăng 23,12% so với 2010; năm 2013 số lượng TK tăng hơn trên 17,78%, kim ngạch XNK tăng 62,6%so với 2012; 2014 tờ khai tăng 26,09%,
39
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tại Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất ngừng hoạt động, giải thể, phá sản nhiều nên số tờ khai và kim ngạch XNKtăng ít (4,47%, 0,03%). Qua số liệu trên,cho thấy tình hình kinh tế có xu hướngphát triển, hoạt động xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng mạnh. Song cũng đặt ra vấn đề quan trọng là làm cách nào để quản lý tốt số thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ nộp kịp thời vào NSNN.
Bảng 2.2. Số liệu công tác thu thuế của Cục Hải quan TPCT từ 2010 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số thuế XNK thu NSNN 803,22 798,66 598 1.723,225 2.000,95 So sánh với năm trước (-) 13,13 % (-) 0,57 % (-) 25,12 % (+) 188,16 % (+) 16,11 %
(Nguồn: báo cáo Tổng kết năm của Cục Hải quan TPCT từ 2010-2014)
Qua bảng 2.2 đối chiếu bảng 2.1 cho thấy tốc độ thông quan hàng hóa chưa tương xứng với số thuế thu nộp ngân sách, số lượng tờ khai và kim ngạch XNK tăng từng năm nhưng số thu thuế từ năm 2010-2012 giảm, số thuế thu chỉ tăng đột biến từ 2013,2014. Việc giảm số thu thuế từ năm 2010-2012 cũng do nhiều nguyên nhân: tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động, luồng Định An bị bồi lắng, tàu bè tải trọng lớn không thể vào sâu nội địa, doanh nghiệp bỏ đi làm thủ tục nơi khác, không tìm kiếm được nguồn thu thay thế.
Bảng 2.3 Số liệu thu hồi nợ thuế của Cục Hải quan TPCT từ 2010 – 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ đọng 39,22 26,26 38,16 8,97 36,77
Kết quả xử lý/thu hồi nợ
1,05 58,56 104,55 181,72 20,42
40
Qua bảng số liệu bảng 2.3 cho thấy tình hình nợ đọng và xử lý thu hồi nợ thời
gian qua tại Cục Hải quan TPCT như sau:
Năm 2010, đã thu hồi được 1.050.063.006 đồng của các doanh nghiệp nợ thuế
(đạt 15,6 % số nợ chây ỳ của toàn Cục). Tình hình nợ đọng thuế của các Doanh nghiệp phát sinh trong năm chủ yếu là chưa đến thời hạn phải nộp. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng nợ là 39,22 tỷ đồng, trong đó số nợ đọng trong hạn là 13,02 tỷ đồng, nợ quá hạn 0,05 tỷ đồng và nợ khó đòi 26,15 tỷ đồng (chủ yếu phát sinh từ năm 2001 trở về trước), cụ thể: Do giải thể, phá sản: 0,25 tỷ đồng; Nợ chờ xét miễn: 0,19 tỷ đồng;
Không tìm thấy địa chỉ doanh nghiệp: 0,89 tỷ đồng; Nợ thuế xe 02 bánh gắn máy thực hiện chính sách tỷ lệ nội địa hóa năm 2001: 18,73 tỷ đồng. Nợ đọng từ mặt hàng cát
xuất khẩu: 5,89 tỷ đồng; Khác: 0,2 tỷ đồng; Không thanh khoản sản xuất xuất khẩu (tạm thu): 0,83 tỷ đồng.
Năm 2011, Số nợ đọng của Cục đến 31/12/2011 là 26,26 tỷ,chủ yếu là số nợ từ
năm 2001 trở về trước (20,1 tỷ đồng), nợ nguyên liệu may gia công sử dụng không
đúng mục đích (0,29 tỷ đồng), phần còn lại là thuế của mặt hàng cát XK (5,87 tỷ đồng); Số nợ đọng đã thu (hoặc xử lý xong) trong năm 2011: 58,56 tỷ đồng (thu của
năm 2010 trở về trước: 0,16 tỷ; số thu phát sinh trong năm 2011: 58,40 tỷ).
Năm 2012, Số nợ đọng đã thu và xử lý trong năm là: 104,554t ỷđồng, bao gồm: Nợ chuyên thu: thu 89,654 tỷ đồng (bao gồm: 61,117 tỷ đồng nợ quá hạn bình thường
và 28,537 đồng nợ quá hạn cưỡng chế). Nợ tạm thu: thu (xử lý thanh khoản) 14,900
đồng (bao gồm: 14,014 tỷđồng nợ quá hạn bình thường thuế tạm thu và 0,885 tỷđồng nợcưỡng chế thuế tạm thu).Tổng số nợ đọng đến 31/12/2012: 38,161 tỷđồng.
Năm 2013, Số nợ đọng đến 31/12/2013 là 8,978 tỷ đồng (Nợ quá hạn quá 90 ngày: 8,943 tỷ đồng, phạt chậm nộp: 0,034 tỷ đồng). Thực tế phát sinh số thu hồi nợ thuế chuyên thu quá hạn trong năm 2013 tại Cục cao hơn so với số dư nợ năm 2012 chuyển sang, do thu hồi các khoản nợ thuế quá hạn quá 90 ngày của các tờ khai đăng ký theo loại hình tạm nhập tái xuất, nhập sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa hoặc quá thời gian ân hạn thuế chưa tái xuất, chưa xuất khẩu phần nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu mà đơn vị đã tổ chức thu hồi được thì cụ thể như sau: Thu hồi nợ quá hạn trong 90 ngày: 160,730 tỷ đồng; Thu hồi nợ quá hạn quá
41
90 ngày: 16,807 tỷ đồng; Thu phạt chậm nộp: 4,187 tỷ đồng, Tổng cộng: 181,725 tỷ đồng.
Năm 2014,Tổng số nợ đọng đến 31/12/2014: 36,674 tỷđồng. Trong đó: Nợ thuế
chuyên thu là 36,104 tỷ đồng (bao gồm: Nợ quá hạn bình thường: 0,002 tỷ đồng, nợ quá hạn cưỡng chế: 36,102 tỷ đồng); Nợ thuế tạm thu là 0,569 đồng (bao gồm: Nợ quá hạn bình thường: 482.737.732 đồng, Nợ quá hạn cưỡng chế: 86.436.200 đồng).
Tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn đã thu đến 15/10/2014 đạt 20,424 tỷđồng, chủ
yếusố thu của các tờ khai phát sinh trước năm 2014.
* Nguyên nhân của việc nợ đọng thuế:
- Việc ân hạn thuế trong thời gian qua đã dẫn đến nợ quá hạn phát sinh, công tác thu hồi gặp rất nhiều khó khăn do DN đã giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn, không có tài sản để xử lý. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế không đạt hiệu quả.
- Việc xác minh tài khoản tại Ngân hàng thương mại để thực hiện phong tỏa tài khoản và trích nộp tiền cho NSNN không đạt hiệu quả do các tài khoản này thường không còn tiền hoặc số tiền rất nhỏ.
- Xác minh tại trụ sở của doanh nghiệp: Phần lớn trụ sở của doanh nghiệp là trụ sở thuê nên rất khó khăn cho việc kê biên tài sản và bán tài sản phát mãi để thu hồi nợ đọng.
- Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp quá đơn giản dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng để thành lập sau đó không tổ chức kinh doanh mà chỉ trên danh nghĩa để mua bán hoá đơn, làm ăn bất chính sau đó bỏ bốn, mất tích. Để lại một khoản nợ thuế lớn cho các cơ quan quản lý, phải tốn nhiều nhân lực, thời gian và tiền bạc để xử lý, đôn đốc thu hồi và kết quả thường không cao.
2.1.2. Công tác quản lý rủi ro:
Trong quản lý hải quan hiện đại, việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) được coi là khâu quan trọng. QLRR có thể xác định trọng điểm các đối tượng tiềm ẩn nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, gây thất thu ngân
42
sách, để từ đó cơ quan hải quan có biện pháp xử lý ngăn ngừa hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan.
Do đặc thù Cục Hải quan TPCT chưa có Phòng QLRR,Tổ QLRR cấp Cục được
thành lập dựa trên tình hình thực tế của đơn vị, bao gồm công chức chuyên trách tại các Chi cục và công chức bán chuyên trách tại các đơn vị tham mưu. Dựa trên các văn bản pháp luật quy định về QLRR, Cục Hải quan TPCT giao cho Phòng chống buôn lậu và Xử lý vi phạm làm đầu mối tham mưu thực hiện quản lý rủi ro trong toàn Cục.
Bên cạnh đó, Cục cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật phù hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục thông quan tự động như trang bị hệ thống máy tính hiện đại có mạng kết nối diện rộng (WAN) để kết nối
với cơ quan TCHQ. Sớm triển khai theo đúng lộ trình các phần mềm nghiệp vụ hải
quan phục vụ công tác thông quan tự động như: GTT01 (hệ thống kiểm tra xác định
giá), Hệ thống KTTT (kế toán tập trung), Hệ thống thông tin vi phạm, E-manifest…
đẩy mạnh công tác Kết nối phối hợp thu Hải quan - Ngân hàng- Kho bạc. Qua đó, phát huy được hiệu quả, giảm bớt thao tác thủ công truyềnthống, đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ, giảm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Đồng thời, góp phần tăng năng suất và hiệu qua lao động cho công chức hải quan, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí của bản thân công chức lẫn đối tác mà vẫn đạt được kết quả kiểm tra chính xác, hướng đến kiểm soát hiệu quảhơn.
Tuy nhiên, hiện tại việc triển khai áp dụng QLRR trong quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại còn thụ động, thiếu thông
tin thu thập, hầu hết các Chi cục thuộc Cục chủ yếu chấp nhận vào dữ liệu đánh giá phân loại rủi ro phục vụ việc phân luồng từ hệ thống thông tin QLRR của Tổng cục truyền xuống để phân luồng thông quan hay kiểm tra thực tế hàng hóa. Các Chi cục chưa chủ động trong công tác thu thập thông tin, phân tích để thiết lập tiêu chí rủi ro phục vụ cho công tác phân luồng tờ khai chính xác
43
Bảng 2.4: Kết quả phân luồng hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TPCT từ 2010- 2011: Luồng Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Năm 2014 So sánh 2014/2013 Xanh 63,09% 65,02% (+) 1,93% 69,12% (+) 4,1% 70,74% (+) 1,62% 63,82% (-) 6,92% Vàng 28,66% 26,31% (-) 2,35% 22,22% (-) 6,44% 22,83% (+) 0,61% 30,91% (+) 8,08% Đỏ 8,25% 8,67% (+) 0,42% 8,64% (-) 0,03% 6,42% (-) 2,22% 5,27% (-) 1,15% Tổng số TK 20.997 24.685 (+)3.688 25.857 (+)1.172 30.454 (+)4.597 38.401 (+)7.947
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm Cục Hải quan TPCT từ 2010-2014)
Qua bảng biểu trên cho thấy, tỷ lệ thông quan hàng hóa thuộc diện luồng xanh,
miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chiếm tỷ lệ cao trên 63%, tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ ở mức từ 22%-28%, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa dưới 9%. Điều đó cho thấy hơn 90% hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế, điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong công tác quản lý hải quan cũng như trong công tác quản lý thu thuế