Việt Nam tham gia thực hiện các cam kết song phương và đa phương ngày càng nhiều, buộc phải cắt giảm thuế quan theo lộ trình. Điều này có tác độngrất to lớn làm
giảm nguồn thu thuế.
Luật Hải quan năm 2014 là cơ sở pháp lý mạnh mẽ cho việc chuyển đổi căn bản
từ phương thức thực hiện TTHQ thủ công sang phương thức điện tử và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Tại khâu thông quan chủ yếu dựa trên tính tự giác khai báo của doanh nghiệp là chính. Do đó, công tác kiểm tra sau thông quan cần phải chú trọng để đảm bảo công tác thu đúng thu đủ thuế, nộp kịp thời vào ngân sách.
Bên cạnhviệc thu hút nguồnthu, nếu Cục Hải quan TPCT không thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp Luật, không thực hiện đúng các cam kết “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”, doanh nghiệp sẽ bỏ đi làm thủ tục hải quan ở nơi khác làm mất nguồn thu vì theo Luật Hải quan 2014, doanh nghiệp có quyền làm thủ tục hải quan tại các đơn vị hải quan thuận tiện nhất.
2.4. Bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan TPCT trong công tác quản lý thu thuế XNK và quản lý rủi ro:
Từ kinh nghiệm của các nước và các đơn vị hải quan địa phương trong công tác quản lý thu thuế XNK và công tác quản lý rủi ro có thể rút ra cho Cục Hải quan TP. Cần Thơ một số bài học sau:
-Một là: Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng, khi hàng rào thuế nhập khẩu giảm một cách căn bản đã làm thay đổi rõ rệt tỉ trọng thuế nhập khẩu trong thu ngân sách.
Việc cải cách thuế, tăng cường vai trò của thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN đã
đem lại hiệu quả cho các nước về một số mặt như: nguồn thu NSNN tăng, tăng GDP... Hiện nay nguồn thu thuế nhập khẩu của Việt Nam chiếm 25% tổng thu ngân sách, nếu cắt giảm thuế này thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm, kéo theo sự thay đổi tỉ trọng thuế gián thu trong tổng thu NSNN. Do đó, để đảm bảo đạt các chỉ tiêu thu
thuế đề ra trong giai đoạn hiện nay, Cục Hải quan Cần Thơ cần xây dựng kế hoạch,
giải pháp cụ thể cho từng năm bám sát tình hình, lộ trình thựchiện cam kết quốc tế của Việt Nam với các nướcvà tổ chức quốc tế. Đồng thời qua đó, kiến nghị các biện pháp
60
cải cách công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩuđảm bảo nguồn thu thuế NSNN phù
hợp tình hình thức tế của ngành, của địa phương.
Hai là: Cục Hải quan TPCT cầntăng cường quản lý cải cách thủ tục hành chính Hải quan tại địa bàn và triển khai quyết liệt các giải pháp của Bộ Tài chính nhằm đẩy mạnh hải quanđiện tử, liên kết các bộ ngành góp phần hoàn thành mục tiêu cắt giảm tối thiểu 50% số giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế,về hải quan.
Ba là: Tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
nhưng không được buông lỏng quản lý, phải đảm bảo khảnăng kiểm tra, kiểm soát và chống gian lận thương mại, trốn thuếvà tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lý hải quan, quản lý thuế trên Website của Cục Hải quan TPCT và các phương tiện thông tin đại chúng, qua diễn đàn trên trang Web Cục Hải quan TPCT, kịp thời giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp. Trang Web cần được cập nhật và lưu trữ các văn bản có hệ thống, dễ tra cứu, dễ sử dụng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi biểu thuế thường
xuyên thay đổi mức thuế suất, nhiều doanh nghiệp rất khó cập nhật qua các kênh thông tin khác, dẫn đến xác định không đúng số thuế phải nộp. Cục Hải quan Đồng Nai đã
khai thác hiệu quả các tính năng ưu việt của Website vào khâu thu thuế là một minh chứng cho cách làm hiệu quả này.
Bốn là: Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong việc thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Kinh nghiệm tham gia của tổ chức Đoàn thanh niên ở Chi cục Hải quan Nam Định cũng là một cách nâng cao hiệu quả công tác thu thuế, góp phần
làm tăng số thuếnăm sau cao hơn năm trước. Đoàn thanh niên là tổ chức sôi nổi, nhiệt huyết, hơn nữa đây là một tập hợp những người trẻ có kiến thức về tin học, Internet nên khi giao công việc tra cứu giá các mặt hàng trên Internet để bổ sung vào dữ liệu giá tính thuế là rất phù hợp và bước đầu đã tỏ ra có hiệu quả, đảm bảo chủ động hơn trong khâu xác định trị giá tính thuế, tránh thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước và khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn để động viên họ về làm thủ tục là rất hiệu quả,
đảm bảo chủđộng được nguồn thu thuế.
Năm là: áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro là một yêu cầu tất yếu của hải quan các nước nhằm cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại, giữa khối lượng
61
công việc của hải quan tăng lên hàng ngày và nguồn lực không tăng tương ứng. Do áp
dụng kỹ thuật quản lý rủi ro cần nhiều điều kiện tương thích nên cách ứng xử tốt nhất của Hải quan TPCTlà chủ động và khẩn trương chuẩn bị điều kiện để triển khai nhanh kỹ thuật quản lý rủi ro trong các khâu nghiệp vụ hải quan. Bất kỳ một sự trù trừ, chậm trễ nào cũng có nghĩa là làm cho gánh nặng chất lên vai cơ quan hải quan sẽ trở nên quá tải.
Sáu là: quản lý rủi ro phải được triển khai gắn với quá trình hiện đại hóa hải quan, trong đó áp dụng tin học vào quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ tạo điều kiện triển khai quản lý rủi ro một cách hiệu quả, trên nền tảng thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Các hoạt động thông quan điện tử, một cửa, …sẽ góp phần làm tăng giá trị của việc phân loại doanh nghiệp theo luồng xanh, vàng và đỏ do thời gian làm thủ tục thông quan ở luồng xanh rút ngắn đáng kể so với các luồng khác. Các cơ quan tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc đều thực hiện quản lý nhà nước về mặt hải quan trên cơ sở một hệ thống hành chính vô cùng hiệu quả. Với nguồn nhân lực hạn chế và đã được tinh giản, họ thực hiện quản lý trên nguyên tắc quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin với một hệ thống hạ tầng về thông tin tiên tiến, cho phép hầu hết các công việc được tiến hành một cách tự động hoá.
Bảy là, coi trọng công tác phối hợp liên ngành trong áp dụng quản lý rủi ro.
Công tác phối hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả công viêc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cơquan hải quan phải có thẩm quyền tiếp cận và sử dụng các hồ sơ, các dữ liệu thương mại về hoạt động mua hàng hóa, giao dịch ngoại tệ, vận chuyển hàng hóa, bán hàng hóa sau khi nhập khẩu có liên quan của các doanh nghiệp từ ngân hàng, cơ quan thuế nội địa, cơ quan bảo hiểm, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an cũng như các cơ quan khác có liên quan.
62
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
CÔNG TÁC THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU KHI
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CỤC
HẢI QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp:
Trên cơ sở Quyết định số 1773/2013/QĐ-BTC phê duyệt Đề án “Tăng cường
năng lực quản lý rủi ro (QLRR) của ngành Hải quan giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020”, của Bộ Tài chính. Đề án là cơ sở triển khai áp dụng QLRR một cách có
hệ thống, sâu, rộng và hiệu quả trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan, hỗ trợ tích cực cho thủ tục hải quan điện tử. Cùng với đó, công tác thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro được phát triển ngang tầm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ hải quan; đảm bảo chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn trước đối với các nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan.
3.2. Mục đích xây dựng giải pháp:
Xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế là tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Xu hướng đó đã mở ra cho đất nước ta rất nhiều cơ hội đểphát triển
kinh tế. Bên cạnh những cơ hội thì cũng xuất hiện khá nhiều thách thức, đặc biệt là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nước ngoài trong thị trường trong nước.
Do đó, trong giai đoạn hiện nay, một mặt Việt Nam phải tích cực cố gắng hội nhập
kinh tế quốc tế, mặt khác phải có những biện pháp để góp phần phát huy ngày càng cao hơn những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêucực do tác động của tiến trình
hội nhập này. Toàn cầu hóa sẽtạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt về thuếgiữa các quốc
gia, làm cho chính sách thuế mang đậm tính thônglệ quốc tế, phụ thuộc vào nhau một cách mạnh mẽ.
Các cam kết trong hội nhập đều đi theo hướng là cắt giảm thuế quan từng bước và đến thời điểm cuối cùng là áp dụng mức thuế0% trong khu vực cam kết.
63
- Xóa bỏ dần hàng rào phi thuế quan;
- Giảm mức bảo hộ về thuế (từng bước cắt giảm thuếtheo đúng lộ trình)để tự do hóa thương mại;
- Không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Thực tế các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn quá non trẻ so với các Doanh nghiệp nước ngoài. Việc hoàn thiện chính sách thuế theo hướng trên buộc các Doanh
nghiệp trong nước phải gia tăng sức cạnh tranh, vai trò bảo hộ của chính sách thuế sẽ không còn. Mặt khác, trong cơ cấu thu Ngân sách của ta tỉ trọng thuế nhập khẩu còn khá lớn, việc cắt giảm thuế quan và tiến tới thời điểm áp dụng mức thuếsuất 0% sẽ tác động rất lớn đến nguồn thu cho ngân sách. Thực tế là thuếnhậpkhẩu hàng hóa liên tục giảm mạnh theo cam kết hội nhập quốc tếvà khu vực, vai trò huy động nguồn lực cho
Ngân sách nhà nước của thuế nhập khẩu sẽ không còn phát huy tác dụng. Cam kết
trong ATIGA, BTA buộc Việt Nam phải thực hiện giá hàng hóa theo hợp đồng thương
mại (GATT) do đó vai trò bảo hộ sản xuất trong nước của thuế nhập khẩu thông qua
cơ chếgiá sẽ không còn nữa.
Các loại công cụ phi thuế quan nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự
xâm nhập của hàng hóa từ nước ngoài, điều chỉnh hoạtđộng ngoại thương theohướng có lợi nhất cho sự phát triển kinh tếcủa đất nước. Tuy nhiên từ khi gia nhập ASEAN,
thực hiện CEPT/AFTA, Việt Nam đã từng bước phải loại bỏ hàng rào phi thuế quan.
Hội nhập kinh tế cũng đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường để hàng hóa dịch
vụ và đầu tư nước ngoài dễ dàng tham nhập vào thị trường nội địa. Sự gia tăng mạnh mẽ của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu, sự gian lận thuế ngày càng tinh vi,
những dự báo về sự sụt giảm số thu thuế…… đã làm tăng hoạt động quản lý của Hải
quan và tính phức tạp của nó. Khó khăn lớn làm sao đáp ứng được yêu cầu của hệ
thống thuế phù hợp với các qui định của WTO và các tổ chức thương mại khác mà
Việt Nam đã tham gia ký kết nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định về kinh tếđất nước, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả vàsức cạnh tranh của nền kinh tế.
Do đó, Hải quan TPCT cùng với ngành Hải quan đã xác định nhiệm vụ trọng tâm
64
xem thuế nhập khẩu phải là công cụ chủ yếu để điều tiết và quản lý vĩ mô của đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, huy động đầy đủ cho ngân sách
nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và giảm thiểu rủi rotại Cục Hải quan TPCT:
Để công tác thu thuế xuất nhập khẩu đạt hiệu quả, trong thời gian tới Cục Hải
quan TPCT cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa những mặt mạnh đồng thời khắc phục mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở địa bản trong thời gian qua. Cụ thể, Cục hải quan TPCT cần tập trung thực hiện những nhóm giải pháp chủ yếu sau đây:
3.3.1. Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu:
3.3.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của đối tượng nộp thuế
Khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hỗ trợđối tượng nộp thuế, cơ quan hải
quan đã khuyến khích sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế, từđó giảm chi phí quản lý hành chính xuống mức thấp nhất (nếu tỷ lệ tuân thủ cao, cơ quan hải quan sẽ có điều kiện tập trung vào quản lý chặt chẽđối tượng nộp thuế không hoặc chưa tuân thủ).
Để tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và xây dựng chiến lược “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của ĐTNT trong dài hạn cần có những giải
pháp sau đây:
- Đổi mới công tác tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT theo hướng đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền như:
+ Tăng cường hình thức tuyên truyền bằng tờrơi; bằng email…
+ Tổ chức nhiều hơn nữa đối thoại trực tiếp với DN: định kỳ 6 tháng/lần đối với Cục;
+ Nội dung tuyên truyền trên trang điện tử phải được cập nhật thường xuyên kịp thời với những thay đổi của pháp luật thuế, hải quan.
65
+ Khen thưởng tuyên dương đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật, xử phạt
ĐTNT chấp hành chưa tốt pháp luật với công tác tuyên truyền đểngười dân thấy được lợi ích của việc chấp hành tốt pháp luật.
Việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu sẽ nâng cao
hơn nữa sự hiểu biết vai trò, bản chất, mục đích của thuế. Nộp thuếlà nghĩa vụnhưng đồng thời cũng là quyền lợi của mỗi thành viên trong xã hội, từ đó nảy sinh ý thức tự
giác chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật. Việc mở rộng hình thức đối thoại với doanh nghiệp sẽ tháo gỡ được vướng mắc
cho DN đồng thời tiếp nhận được những ý kiến góp ý về pháp luật thuế, của công tác thu thuế để cơ quan hải quan sửa đổi, bổ sung quy định và hoạt động điều hành kịp thời.
- Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào NSNN cho đối tượng nộp thuế khi họ có nhu cầu tìm hiểu hoặc nhu cầu làm thủ tục kê khai nộp thuế. Thông qua việc hướng dẫn, các
đối tượng nộp thuế tự mình thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế với NSNN; giảm thiểu các sai sót do không hiểu biết gây ra.
- Đào tạo cán bộ, bố trí lực lượng cán bộ chuyên trách đủ để tham mưu, chỉ đạo, thực hiện việc tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Nâng cao trình độ của cán bộ
làm công tác hỗ trợ tuyên truyền pháp luật nói riêng, toàn thể công chức hải quan nói
riêng, đảm bảo phải là người nắm vững pháp luật hải quan, quy trình thủ tục hải quan,