1.3.1.1. Rủi ro:
Thuật ngữ “rủi ro” được sử dụng từ thời cổ đại, nó có nguồn gốc từ buôn bán hàng hải của các thương nhân người Ý thời bấy giờ. Rủi ro làsự kết hợp của khái niệm bất trắc hoặc không chắc chắn ở trên biển và khả năng thiệt hại trong vận tải (tầu, hàng hoá) ở trên biển. Đến nay, khái niệm rủi ro có thể được hiểu là sự kiện xảy ra, gây ra những thiệt hại hoặc ảnh hưởng ngoài sự mong muốn.
- Theo Frank Knight, học giả người Mỹ cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được; theo Malunrin Mac Hart Mc Corty thì rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được. Trong khi đó, theo tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới (ISO) rủi ro là sự kết hợp giữa các xác suất xảy ra một sự kiện và những hậu quảtiêu cực của sự kiện đó.
Những thuộc tính nổi bật của rủi ro như sau:
Thứ nhất, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn không mang tính chắc chắn. Đó là một sự việc, một hành động hoặc một hiện tượng… có thể xảy ra và gây ra những thiệt hại tuỳ thuộc vào các yếu tố làm nảy sinh, tác động đến nó.
Thứ hai, rủi ro được cấu thành bởi hai yếu tố: tần suất xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó. Việc đánh giá rủi ro được dựa trên mức độ củahai yếu tố này để xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro; hay nói cách khác rủi ro có thể được đo lường bằng kết quả phân tích về tần suất và hậu quả của rủi ro.
20
động liên quan. Để quản lý rủi ro, chúng ta phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin đầy đủ về rủi ro.
1.3.1.2 Rủi ro trong lĩnh vực hải quan:
Theo tài liệu Hướng dẫn Phụ lục tổng quát Công ước KYOTO, rủi ro trong lĩnh vực hải quan là “nguy cơ tiềm ẩn của việc không tuân thủ pháp luật hải quan” và theo
Luật Hải quan năm 2014 22Trủi ro22Ttrong lĩnh vực hải quan là “nguy cơ không tuân thủ pháp luật về hải quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải”.
Theo nguồn gốc rủi ro, rủi ro trong nghiệp vụ hải quan có 3 loại:
- Rủi ro tiềm ẩn: Là những rủi ro bắt nguồn từ động cơ vụ lợi của các chủ thể kinh tế khiến họ cố tình làm sai quy định của pháp luật. Thuộc loại rủi ro này có buôn lậu, gian lận thuế quan, buôn bán hàng bị cấm…
- Rủi ro quy định: là những rủi ro phát sinh từ sơ hở trong quy định pháp luật tạo cơ hội cho các nhà XNK có hành vi liên quan đến gian lận thương mại hoặc nhập lậu hàng hóa mà không bị trừng phạt.
- Rủi ro phát hiện: là những sai phạm nghiêm trọng của đối tượng quản lý hải quan mà nhân viên hải quan không phát hiện được do yếu kém hoặc do vấn vấn đề đạo đức và những sai phạm của hải quan cấp dưới mà các đoàn kiểm tra cấp trên không phát hiện ra.
Theo lĩnh vực xuất hiện rủi ro, rủi ro trong lĩnh vực hải quancó các loại :
- Rủi ro trong khâu vận chuyển hàng hóa qua biên giới: là những rủi ro phát sinh từ việc nhân viên hải quan không phát hiện được hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trong tổng số các hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
- Rủi ro trong khâu làm kê khai hải quan: là loại rủi ro liên quan đến việc người khai hải quan không kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước
- Rủi ro trong khâu thực hiện nghiệp vụ của nhân viên hải quan. Đây là các rủi ro thường gặp khi nhân viên hải quan phạm sai lầm trong tính thuế hoặc trong kiểm tra lô hàng hóa XNK khiến chủ hàng có cơ hội không tuân thủ pháp luật.
21
- Rủi ro trong khâu cung cấp thông tin. Đây là loại rủi ro xảy ra khi nhân viên
hải quan được cung cấp thông tin sai lạc dẫn đến định hướng sai hoạt động kiểm tra. Trên thực tế, cơ quan hải quan không thể trực tiếp kiểm tra mọi lô hàng hóa XNK mà chủ yếu kiểm tra dựa trên thông tin về nguy cơ không tuân thủ của chủ hàng.
- Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro do thiếu công nghệ và trang bị máy móc đủ khả năng hỗ trợ cho công việc kiểm tra hoặc do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai…nên dẫn đến kết luận nhầm hoặc không phát hiện ra sai lệch trong chuyến hàng.