Các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố cần thơ (Trang 82)

lý thuế tại Cục Hải quan TPCT:

Thứ nhất là, tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ từ các hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro, một trong những nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới đó là: tổ chức, kiện toàn hoạt động kiểm tra trong và sau thông quan dựa trên nền tảng quản lý rủi ro, trong đó chú trọng đến chất lượng công tác kiểm tra đảm bảo phản ánh đúng tình trạng rủi ro được đánh giá; kiên quyết loại trừ các hành vi tuỳ tiện, qua loa hoặc vì lợi ích cá nhân cố tình làm sai lệch kết quả kiểm tra. Đồng thời tổ chức tốt hệ thống cập nhật, thu thập thông tin phản hồi từ quá trình làm thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan.

71

Hai là, chủ động thu thập thông tin liên quan đến hàng hóa, doanh nghiệp từ các đơn vị chức năng liên quan, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp trong việc xử lý đối với các rủi ro trong lĩnh vực hải quan. Các đơn vị chức năng thuộc các bộ ngành liên

quan như: Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường, An ninh kinh tế, cơ quan thuế có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp quản lý, kiểm tra, điều tra về hoạt động của các đối tượng có liên quan đến hoạt động hải quan. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp cơ quan hải quan cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý rủi ro.

Ba là, Cần xây dựng, thiết lập tiêu chí quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Thời gian qua, Cục Hải quan TP Cần đã có nhiều nỗ lực trong công tác QLRR trong thông quan, nhưng chưa đạt được kết quả tích cực. Việc xác định rủi ro, thiết lập tiêu chí rủi ro phục vụ cho kiểm soát rủi ro trong thông quan chưa đạt kết quả cao, làm theo chỉ đạo của TCHQ và nhằm đảm bảo chỉ tiêu số lượng xác định rủi ro do các trên giao, chưa chú trọng hiệu quả của tiêu chí rủi ro.

Trong thời gian tới, Tổ QLRR Cục cần tập trung hơn trong công tác QLRR: tăng cường thu thập thông tin doanh nghiệp, thông tin hàng hóa, xác định rủi ro có trọng tâm trọng điểm, cần tổ chức phân tích đánh giá rủi ro chuyên sâu và bài bản để có thể thiết lập tiêu chí rủiro phục vụ công tác kiểm tra trong thông quan đạt hiệu quả tối đa.

Để đáp ứng yêu cầu trên, cần thiết phải thiết lập hệ thống đảm bảo việc thu thập thông tin phản hồi và chuẩn hóa nội dung, tiêu chí đánh giá việc áp dụng quản lý rủi

ro. Cục Hải quan TPCT phải đưa ra các quy định cụ thể về nội dung, trình tự và trách nhiệm trong việc phản hồi thông tin tại các khâu trong quy trình nghiệp vụ, nhằm thiết lập cơ chế mỗi cán bộ công chức đều phải thực hiện báo cáo phản hồi về kết quả thực hiện; đồng thời cũng phải quy định cụ thể về việc cập nhật, phản hồi kết quả kiểm tra sau thông quan và thực hiện nâng cấp các hệ thống theo hướng đáp ứng các yêu cầu mới.

Thứ tư là, coi trọng vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan trong công tác quản lý rủi ro.

Những năm trước đây, ngành Hải quan chủ yếu chú tâm đến những rủi ro về tuân thủ trong các chương trình thực thi pháp luật. Các chiến lược can thiệp ứng phó truyền thống, ví dụ như kiểm tra toàn bộ, kiểm tra sau thông quan theo thông tin hoặc dấu

72

hiệu vi phạm... Cách tiếp cận này không còn hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Nếu chỉ tập trung vào rủi ro, cơ quan Hải quan mới đạt được một mục tiêu đó là kiểm soát rủi ro. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần chú trọng nhiều hơn đến đến việc tìm hiểu những yếu tố tạo thành hành vi tuân thủ của tổ chức, cá nhân, bồi dưỡng sự tuân thủ đối với các quy định về pháp luật hải quan; đồng thời qua đó mở rộng quan hệ hợp tác trong việc trao đổi thông tin phục vụ quản lý rủi ro. Một số giải pháp về vấn đề này cần được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro như sau:

Một là, phân loại đối tượng để áp dụng chính sách quản lý rủi ro một cách phù

hợp và có hiệu quả. Trong đó Cục Hải quan TPCT cần triển khai áp dụng cơ chế cam

kết, tự nguyện tuân thủ, trong đó baogồm một loạt các hoạt động được xúc tiến như: đơn giản hoá thủ tục hải quan dựa trên việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; hỗ trợ cung cấp thông tin liên quan đến chính sách, quy trình thủ tục hải quan; cảnh báo rủi ro để doanh nghiệp tự nguyện chấm dứt tình trạng vi phạm hoặc chủ động khắc phục những nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật hải quan. Việc áp dụng các biện pháp này được thực hiện chủ yếu đối với các tổ chức cá nhân mới tham gia hoạt động hải quan hoặc do những hạn chế về trình độ, năng lực tham gia hoạt động hải quan dẫn đến những vi phạm nhưng không nghiêm trọng. Việc áp dụng các biện pháp này tiết kiệm rất lớn về nguồn lực trong việc thực hiện các biện pháp kiểm tra kiểm soát, trong khi có thể đem lại những hiệu quả rất lớn.

Hai là, áp dụng một cách hiệu quả những biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp và kịp thời phát hiện xử phạt đối với những trường hợp vi phạm. Đối với những tổ chức, cá nhân cố ý không tuân thủ hoặc đã được thông báo nhưng vẫn còn tình trạng vi phạm kéo dài cần áp dụng những biện pháp kiểm tra, kiểm soát một cách phù hợp; thậm chí cần áp dụng biện pháp kiểm tra hàng hoá, phương tiện trong thông quan trong một thời gian nhất định để ngăn chặn, bắt buộc tổ chức, cá nhân phải tuân thủ pháp luật hải quan.

Ba là, tăng cường quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong việc trao đổi cung cấp thông tin phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro. Quá trình này cần được thực hiện dựa trên một cơchế thống nhất, bao gồm việc ký kết các thoả thuận, cam kết trong việc: doanh nghiệp trao đổi cung cấp thông tin về hàng hoá, trị giá hàng hoá giao dịch trong từng thời điểm, các phương thức, thủ đoạn gian lận về thuế, vi phạm sở hữu trí tuệ… Đổi

73

lại, Cục Hải quan TPCT cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến chính sách hàng hoá, chính sách thuế, và cung cấp các điều kiện tạo thuận lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố cần thơ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)