Công tác triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố cần thơ (Trang 60)

Cục Hải quan TP. Cần Thơ bắt đầu triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử từ ngày 08/9/2010. Tại thời điểm đó, về cơ sở pháp lý cho thực hiện thủ tục hải quan chỉ

có Căn cứ Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng

Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quyết định

103/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định

sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg và Thông tư

222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử là

văn bản pháp lý để áp dụng. Và thủ tục được thực hiện trên Hệ thống hải quan điện tử

E-customs chưa được chuẩn hóa, phải nâng cấp dần dần từ phiên bản V.1 đến phiên bản V.4, chưa tích hợp các chương trình nghiệp vụ hải quan khác như GTT01 (hệ thống quản lý giá), KT559 (hệ thống kế toán thuế), hệ thống SLXNK…. với hệ thống này cơ chế hải quan điện tử chưa thông suốt phải thực hiện theo hình thức bán thủ

công, phần lớn phải có sự có sự tác động của công chức vào hầu hết quá trình xử lý tờ khai hải quan trên hệ thống, tại thời điểm này việc khai báo TTHQĐT chỉ mới hỗ trợ cho việc nhập liệu vào hệ thống, chưa đạt được mục tiêu thủ tục điện tử.

Với quá trình triển khai thí điểm đã được kết quả cao từ 2009 -2012, năm 2013 Chính phủ đã cho phép ngành hải quan triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử

49

trên cả nước trên cơ sở văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày

23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tiếp đến là Thông tư

196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định về thủ tục hải quan điện tửđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Năm 2014 với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống quan tự động) do Nhật Bản tài trợ 5Ttrên nền tảng 5Thệ thống tự động hóa của Hải quan Nhật Bản (NACCS/CIS) và tiến hành chỉnh sửa để áp dụng tại Việt Nam, đi vào vận hành chính thức từ 01/4/2014. Với cơ sở pháp lý là Nghị định 87/2012/NĐ-CP và

Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 và hệ thống VNACC/VCIS đã thực hiện đúng bản chất thông quan hàng hóa tự động.

Cục Hải quan TPCT đã đạt được các kết quả khả quan trong công tác triển khai thủ tục hải quan điện tử trên địa bàn:

- Số lượng DN tham gia TTHQĐT: 100%

- 4/4 Chi cục tham gia triển khai thủ tục hải quan điện tử

- Số lượng tờ khai, kim ngạch XNK thực hiện TTHQĐT đạt tỷ lệ cao: hơn 99%

Bảng 2.9: Số lượng tờ khai và kim ngạch thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tờ khai XNK 2.645 23.751 25.791 30.450 38.401

KN XNK

(triệu usd)

123,18 1.420,35 1.439,6 2.349,1 3.176

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm của Cục Hải quan TPCT 2010 – 2014)

- Với việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử hiện nay, đã đem lại lợi rất nhiều cho cộng đồng doanh nghiệp và phía cơ quan hải quan:

50

Đơn giản trong khai hải quan: Nếu như trước kia, trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ như: Tờ khai hải quan, tờ khai trị giá, hợp đồng, hóa đơn… thì nay chỉ cần một chứng từ duy nhất. Bên cạnh đó, Hệ thống cho phép tựđộng xác định thuế suất từng mã HS, từng dòng hàng nên hạn chế được sai sót trong quá trình nhập liệu, giảm tình trạng phụ thuộc vào văn bản, giấy tờ của cả doanh nghiệp và cán bộ hải quan.

Giảm thời gian thông quan: thời gian đăng ký tờ khai hải quan qua Hệ thống VNACCS là 3 giây; thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai đến khi quyết định thông quan/giải phóng hàng đối với hàng nhập khẩu chỉ còn 34 giờ, giảm 18% (năm 2013 là 42 giờ); thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai

đến khi quyết định thông quan với hàng hóa xuất khẩu là 6 giờ, giảm 58% (năm 2013 là 16 giờ).

Cụ thể, ở khâu khai báo và xử lý tờ khai: Hiện thời gian tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin khai báo chỉ từ 1-3 giây. Với hàng luồng xanh (miễn kiểm tra hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa), thời gian thông quan chỉ từ 1-3 giây.

Giảm thời gian đi lại: doanh nghiệp nhận phải hồi tại trụ sở doanh nghiệp và tự in tờ khai ra khu vực hải quan giám sát cửa khẩu để giao nhận hàng, không phải đến trụ sở Chi cục Hải quan đăng ký để ký tờ khai.

Ở khâu giám sát hải quan: Kết hợp với việc áp dụng mã vạch, thời gian thực hiện giám sát với hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ còn vài phút thay vì hàng giờ như trước kia, giảm ách tắc hàng hóa tại cổng cảng.

Nộp thuế bằng phương thức điện tử: Bước đột phá thông qua việc triển khai Hệ

thống VNACCS/VCIS là đã thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu thu nộp thuế với việc thực hiện thanh toán điện tử qua ngân hàng theo Thông tư số

126/2014/TT-BTC.Ngay sau khi doanh nghiệp nộp thuế điện tử tại ngân hàng, thông tin nộp tiền được chuyển online cho Cổng thanh toán điện tử hải quan và lập tức được thanh khoản, trừ nợ thuế, thông quan hàng hóa. Nhờ đó giúp giảm thiểu tình trạng cưỡng chế thuế không chính xác, giảm thời gian thông quan.

51

Hiện nay VNACCS/VCIS đã kết nối với hệ thống của Hải quan Việt Nam để thực hiện Cơ chế một cửa. Sau khi đã thực hiện một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, dự kiến đếntháng 6/2015 tiếp tục kết nối các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường. Đối với ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TPCT nói riêng, đây là cơ hội để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, minh bạch hóa thủ tục hành chính, góp

phần quan trọng hình thành chính phủ điện tử.

Việc triển khai chính thức TTHQĐT trên nền tảng Hệ thống VNACCS/VCIS

mang lại thay đổi nhận thức, cụ thể, thực hiện chính thức thủ tục hải quan điện tử là đưa phương thức quản lý hải quan hiện đại đi vào thực tế cuộc sống, phương thức quản lý mới được thực hiện dựa trên nền tảng quản lý rủi ro giúp ngành Hải quan chuyển từ quản lý giao dịch sang quản lý doanh nghiệp có áp dụng quản lý rủi ro; từ xử lý thủ công trên giấy tờ sang xử lý hầu hết trên máy tính; giúp công hải quan nhận thức rõ cải cách hiện đại hóa là xu thế tất yếu để phát triển bộ máy nhà nước nói chung, cơ quan Hải quan nói riêng.

Thực hiện thành công việc cải cách thủ tục hành chính: với phương thức quản lý hiện đại thông qua áp dụng các phương thức kiểm tra, đối chiếu và xử lý tự động một số bước trong quy trình thủ tục, một số giấy tờ thuộc bộ hồ sơ hải quan cũng như một số thủ tục hành chính được cắt giảm khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử mà vẫn đảm bảo quản lý.

Tiết kiệm chi phí: thủ tục hải quan điện tử hầu hết được xử lý, lưu trữ trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan nên công tác lưu trữ hồ sơ giấy đã được giảm đáng kể. Thêm vào đó, với sự trợ giúp của Hệ thống, công chức Hải quan có thể nâng cao hiệu suất làm việc với độ chính xác cao. Điều này là hết sức quan trọng trong bối cảnh lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng nhanh trong khi biên chế của Cục có hạn. Do vậy, thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp Cục Hải quan TPCTgiảm được áp lực về thời gian,nhân lực và các chi phí quản lý phát sinh.

Tăng hiệu quả quản lý: thủ tục hải quan điện tử được thực hiện trên nền tảng quản lý rủi ro, kiểm tra trọng tâm trọng điểm do vậy tập trung được nhiều nguồn lực vào các đối tượng nghi ngờ.

52

Đảm bảo tính chính xác trong việc thống kê: các thông tin được người khai hải quan trực tiếp khai báo, đảm bảo tính pháp lý và trách nhiệm về các thông số, loại trừ khả năng sai lệch trong công tác nhập số liệu của cơ quan Hải quan như thực hiện thủ tục hải quan truyền thống.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp và đạo đức của công chức

hải quan: tất cả các bước xử lý tờ khai hải quan điện tử của công chức hải quan và người khai hải quan đều được ghi nhận cụ thể trên Hệ thống về thời gian, nội dung và có giá trị pháp lý khi thực hiện, do vậy đòi hỏi các đối tượng tham gia phải có trách nhiệm cao trong việc thực hiện cũng như phải có kiến thức về thủ tục hải quan, thúc đẩy các đối tượng nâng cao năng lực chuyên môn, dần hình thành tính chuyên nghiệp.

2.2 Phân tích các rủi ro tác động đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TPCT:

2.2.1 Rủi ro do cơ chế chính sách pháp luật:

- Trong công tác quản lý nhà nước luôn chịu sự tác động của chính sách pháp

luật, trong đó có công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của ngành hải quan nói chung và Cục Hải quan TPCT nói riêng.

Trong những năm qua, Nhà nước có những thay đổi trong các chính sách thuế đã được ban hành, điều này có sự ảnh hưởng nhất định đến số lượng và chất lượng các nguồn thu. Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật quản lý thuế 2006đã quy định chặt chẽ hơn về việc áp dụng thời hạn ân hạn thuế 275 ngày đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, phân loại được đúng doanh nghiệp đảm bảo khả năng sản xuất để được ân hạn, qua đó hạn chế tình trạng doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất lợi dụng chính sách ân hạn để chiếm dụng tiền thuế nộp NSNN; Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, giảm bớt đối

tượng được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu góp phần tăng dối tượng phải nộp thuế, làm

tăng số thuế nộp vào NSNN.

Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam hiện đã và đang tham gia ký khoảng 8 hiệp

định thương mại tự do song phương và đa phương thế hệ mới như FTA Việt Nam -

Hàn Quốc, Việt Nam - EU, Việt Nam – Nga, Belarus – Kazactan, các cơ chế hợp tác ASEAN + 3, ASEAN + 6 với các đối tác lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Úc... và sắp tới là sân chơi với 11 nền kinh tế hàng đầu thế giới giữa hai bờ

53

Đông – Tây Thái Bình Dương trong hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP.... Để

tham gia vào các hiệp định thương mại trên, Việt Nam phải 5T5Tthực hiện lộ trình cam kết của các hiệp định, hàng loạt các biểu thuế nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam sẽ bị cắt giảm. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường thế giới và các nước láng giềng vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất thấp, có nhiều dòng hàng sẽ giảm thuế suất xuống còn 0%. Đều này sẽ làm giảm nguồn thu thuế XNK đáng kể.

2.2.2. Rủi ro do các yếu tố thuộc về cơ quan hải quan:

Trước hết là quyết tâm chính trị của ngành Hải quan, của Cục Hải quan TP Cần

Thơ, thể hiện ở sự chỉ đạo của hải quan các từ trung ương đến địa phương. Nếu cơ

quan tích cực và ưu tiên cho công việc triển khai các biện pháp thu thuế và thu hồi nợ thuế đúng quy định và phù hợp tình hình thực tế địa phương và áp dụng biện pháp quản lý rủi ro áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro phù hợp tình hình địa bàn không bỏ sót nguồn thu thuế. Ngược lại, cơ quan này trù trừ, chỉ đạo chiếu lệ thì kết quả thu thuế sẽ rất thấp. Quyết tâm thể hiện không chỉ triển khai hệ thống văn bản pháp luật liên quan, mà còn liên quan đến đào tạo, bố trí cán bộcông chức chuyên sâu, am hiểu về lĩnh vực thuế.

Tiếp đến là năng lực của cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan không có năng lực đáp ứng yêu cầu về các trình độ ngày càng cao của nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho sẽ là nguyên nhân lớn nhất thất thu NSNN.

Đạo đức củacán bộ, công chức hải quanlà một vấn đề cần quan tâm trong ngành hải quan. Nếu đạo đức công chức hải quan lung lay sẽ dễ sa ngã trước cám dỗ của tiền, dẫn đến tiêu cực, buôn lậu, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại.

2.2.3. Rủi ro thuộc về công nghệ lạc hậu:

Công nghệ lạc hậu sẽ gây sức ép lên cơ sở vật chất yếu kém của cơ quan hải quan dẫn đến các sai sót có khả năng tăng lên. Đặc biệt, sự yếu kém và sai sót của hệ thống thông tin làm tăng nguy cơ rủi ro lên rất nhiều. Ví dụ, thông tin thống kê sai lạc, nghèo nàn, không cập nhật, không đồng bộ, thiếu sự trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước khác sẽ làm cho nhân viên hải quan khó khăn trong việc ra các quyết định đúng. Đặc biệt, số liệu thống kê không chính xác là nguyên nhân không chỉ của các quyết định hải quan sai lầm mà còn gây ra nhiều rắc rối, tranh chấp về sau.

54

Việc thiếu các phương tiện kiểm tra cần thiết khiến nhân viên hải quan buộc phải bỏ qua các hành vi gian lận tinh vi do thiếu căn cứ để đưa ra các chế tài theo luật.

2.2.4. Rủi ro do các yếu tố thuộc về doanh nghiệp:

Đây là nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro buôn lậu và buôn bán trái phép.

Với hệ thống thủ tục hải quan điện tử hiện nay (VNACCS/VCIS), việc chấp hành pháp luật về thuế, thủ tục hải quan dựa trên sự “tự nguyên tuân thủ pháp luật” của doanh nghiệp là chính.

Đối với yếu tố này, đạo đức doanh nghiệp là một vấn đế quan trọng. Do thuế xuất nhập khẩulà khoản thu khá lớn của Nhà nước đánh vào giá trị hàng hóa, nên nếu trốn được thuế, chủ hàng vừa có thể thu lợi lớn, vừa có thể hạ giá, bán hàng hóa nhanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh nộp đủ thuế XNK. Chính vì thế, các chủ hàng thường

xuyên nghiên cứu tìm mọi cách để có thể giảm nộp thuế cho Nhà nước. Chỉ cần cơ quan hải quan lơi lỏng là các chủ hàng tận dụng cơ hội trốn thuế.

Các loại rủi ro này bao gồm:

- Khai báo số lượng hàng hóa sai: chứng từ trong tờ khai chủ hàng kê khai và kiểm tra thực tế chênh lệch nhiều. Lý do là chủ hàng khai giảm so với thực tế, có trường hợp thông đồng với công chức hải quan chỉ xác nhận lượng hàng hóa bằng lượng kê khai.

- Khai báo sai tính chất hàng hóa:Do hàng hóa đa dạng về chủng loại nên cán bộ kiểmhóa nếu không thông thạo các loại hàng sẽ khó phân biệt chính xác, đôi khi còn gây khó khăn cho chủ hàng. Cũng có khi chủ hàng khai sai thực tế, hàng hóa cao khai giá trị thấp, hàng thuộc chủng loại cấm nhập vào hoặc xuất khỏi thị trường Việt Nam

khai thành loại được phép xuất nhập khẩu, hàng mới khai thành hàng cũ, hàng thuộc đối tượng quản lý rủi ro về giá, chính sách mặt hàng, khai báo sai mã số để hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố cần thơ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)