Công tác quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố cần thơ (Trang 53)

Trong quản lý hải quan hiện đại, việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) được coi là khâu quan trọng. QLRR có thể xác định trọng điểm các đối tượng tiềm ẩn nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, gây thất thu ngân

42

sách, để từ đó cơ quan hải quan có biện pháp xử lý ngăn ngừa hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan.

Do đặc thù Cục Hải quan TPCT chưa có Phòng QLRR,Tổ QLRR cấp Cục được

thành lập dựa trên tình hình thực tế của đơn vị, bao gồm công chức chuyên trách tại các Chi cục và công chức bán chuyên trách tại các đơn vị tham mưu. Dựa trên các văn bản pháp luật quy định về QLRR, Cục Hải quan TPCT giao cho Phòng chống buôn lậu và Xử lý vi phạm làm đầu mối tham mưu thực hiện quản lý rủi ro trong toàn Cục.

Bên cạnh đó, Cục cũng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật phù hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục thông quan tự động như trang bị hệ thống máy tính hiện đại có mạng kết nối diện rộng (WAN) để kết nối

với cơ quan TCHQ. Sớm triển khai theo đúng lộ trình các phần mềm nghiệp vụ hải

quan phục vụ công tác thông quan tự động như: GTT01 (hệ thống kiểm tra xác định

giá), Hệ thống KTTT (kế toán tập trung), Hệ thống thông tin vi phạm, E-manifest…

đẩy mạnh công tác Kết nối phối hợp thu Hải quan - Ngân hàng- Kho bạc. Qua đó, phát huy được hiệu quả, giảm bớt thao tác thủ công truyềnthống, đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ, giảm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK. Đồng thời, góp phần tăng năng suất và hiệu qua lao động cho công chức hải quan, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí của bản thân công chức lẫn đối tác mà vẫn đạt được kết quả kiểm tra chính xác, hướng đến kiểm soát hiệu quảhơn.

Tuy nhiên, hiện tại việc triển khai áp dụng QLRR trong quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại còn thụ động, thiếu thông

tin thu thập, hầu hết các Chi cục thuộc Cục chủ yếu chấp nhận vào dữ liệu đánh giá phân loại rủi ro phục vụ việc phân luồng từ hệ thống thông tin QLRR của Tổng cục truyền xuống để phân luồng thông quan hay kiểm tra thực tế hàng hóa. Các Chi cục chưa chủ động trong công tác thu thập thông tin, phân tích để thiết lập tiêu chí rủi ro phục vụ cho công tác phân luồng tờ khai chính xác

43

Bảng 2.4: Kết quả phân luồng hàng hóa XNK tại Cục Hải quan TPCT từ 2010- 2011: Luồng Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Năm 2014 So sánh 2014/2013 Xanh 63,09% 65,02% (+) 1,93% 69,12% (+) 4,1% 70,74% (+) 1,62% 63,82% (-) 6,92% Vàng 28,66% 26,31% (-) 2,35% 22,22% (-) 6,44% 22,83% (+) 0,61% 30,91% (+) 8,08% Đỏ 8,25% 8,67% (+) 0,42% 8,64% (-) 0,03% 6,42% (-) 2,22% 5,27% (-) 1,15% Tổng số TK 20.997 24.685 (+)3.688 25.857 (+)1.172 30.454 (+)4.597 38.401 (+)7.947

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm Cục Hải quan TPCT từ 2010-2014)

Qua bảng biểu trên cho thấy, tỷ lệ thông quan hàng hóa thuộc diện luồng xanh,

miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chiếm tỷ lệ cao trên 63%, tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ ở mức từ 22%-28%, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa dưới 9%. Điều đó cho thấy hơn 90% hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế, điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong công tác quản lý hải quan cũng như trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu khâu thông quan.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác QLRR vào quy trình thủ tục thông

quan điện tử. Cục HQCT đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan triển khai quy trình quản lý rủi ro theo các bước: (1) xác định rủi ro, (2) phân tích rủi ro, (3) xử lý rủi ro, (4) giám sát, đánh giá lại và đo lường, đánh giá tuân thủ theo đúng quy trình tại (Sơ đồ 1.1).

Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình trên, Tổ QLRR của Cục phải thường xuyên thu thập thông tin doanh nghiệp, thông tin hàng hóa; xây dựng, quản lý ứng dụng hồ sơ rủi ro, xác lập hồ sơ rủi ro; cập nhật kết quả phân tích, đánh giá rủi ro nhằm thiết lập hoặc loại trừ tiêu chí rủi ro theo đúng quy định, theo đúng hướng dẫn nhằm phục vụ cho công tác phân luồng tờ khai trong thông quan đảm bảo hiệu quả.

44

Bảng 2.5: Số liệu thực hiện quản lý rủi ro trong thông quan (2010-2014)

Năm Số hồ sơ DNđược

thu thập và cập nhật

Lập hồ sơ rủi ro Thiết lập tiêu chí rủi ro Số vụ VP phát hiện do thiết lập tiêu chí RR 2010 0 0 0 0 2011 0 52 2 0 2012 102 79 20 0 2013 82 73 28 0 2014 71 4 31 0

(Nguồn: Báo cáo công tác QLRR của Cục Hải quan TPCT từ 2010 – 2014)

Qua bảng 2.4 cho thấy: Năm 2010, công tác QLRR trong thông quan chưa được

coi trọng, không thu thập, cập nhật hồ sơ doanh nghiệp, không lập hồ sơ rủi ro; Năm 2011, thiết lập được 2 tiêu chí và xây dựng được 52 hồ sơ rủi ro, hồ sơ DN: 0; Các năm 2012, 2013,2014 với sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Cần Thơ đã thu thập và cập nhật được hồ sơ doanh nghiệp đầy đủ, lập hồ sơ rủi ro theo quy định, thiết lập tiêu chí rủi ro nhằm phục vụ cho công tác phân luồng tờ khai trong thông quan. Tuy nhiên, các hồ sơ rủi ro và các tiêu chí rủi ro được thiết lập nhằm tăng luồng kiểm kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng mục đích kiểm soát rủi ro chưa đạt được kết quả cao. Qua kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa chưa

phát hiện vụ vi phạm nào, cho thấy công tác xác định phân tích, đánh giáđo lường rủi ro trong thông quan của Cục chưa đạt hiệu quả.

Cục Hải quan TPCT còn triển khai QLRR thông qua việc đẩy mạnh kiểm tra,

kiểm soát dưới hình thức kiểm tra sau thông quan, kiểm tra sau thông quan là một trong những công việc bình thường để kiểm soát rủi ro. Đã xây dựng được bộ tiêu chí quản lý doanh nghiệp để đưa vào cơ sở dữ liệu QLRR. Lực lượng kiểm tra sau thông quan đã bắt đầu hoạt động mang tính chuyên nghiệp, tập trung hơn vào kiểm tra mức độ tuân thủ của doanh nghiệp theo các trọng tâm, trọng điểm dựa trên phân tích mức độ rủi ro. Nhờ đó chất lượng và mức độ kiểm soát phòng ngừa rủi ro được nâng lên. Tỷ lệ hồ sơ hoàn thành phúc tập đạt hơn từ 85 - 90% và tổng số cuộc kiểm tra sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45

thông quan trong 5 năm là 122 cuộc, phát hiện 37 vụ vi phạm về thuế, truy thu hơn 82,454 tỷđồng nộp vào ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu thi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cục hải quan thành phố cần thơ (Trang 53)