Trong các năm qua, công tác thu thuế là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Hải quan
nói chung và Cục Hải quan TPCT nói riêng. Nhận định tình hình trên, Cục Hải quan
TPCT đã triển khai thực hiện đúng chế độ, chính sách thuế cho các đối tượng nộpthuế theo đúng quy định của Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi một số điều Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn; Các văn bản hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan và các phương án tổ chức thực hiện tham vấn, kiểm tra giá khai báo của hàng hóa xuất nhập khẩu.
Với nguồn thu chủ yếu từ xăng dầu nhập khẩu, máy móc thiết bị nhập khẩu đầu
tư tạo tài sản cố định và nguyên liệu sản xuất tiêu thu nội địa. Cục Hải quan TPCT trong những năm qua đã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo thu đủ thuế, nộp kịp
thời vào NSNN qua các giải pháp cụ thể: khai thác các tiềm năng sẵn có, tìm kiếm
nguồn thu mới, tăng cường công tácphúc tập, thanh tra, kiểm tra sau thông quan nhằm phát huy số thu từ nội lực.
38
Bảng 2.1: Tốc độ thông quan hàng hóa XNK của Cục Hải quan TPCT từ 2010 - 2014: Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Năm 2014 So sánh 2014/2013 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Số DN 178 186 (+) 8 179 (-) 7 186 (+) 8 189 (+) 3 Tổng Số TK XNK 20.997 24.737 17,81% 25.857 4,47% 30.454 17,78% 38.401 26,09% Số TK XK 14.853 17.638 18,75% 17.839 1,06% 20.527 15,07% 24.200 17,89% Số TK NK 6.144 7.099 15,54% 8.018 12,95 9.927 23,81% 14.201 43,05% KNXNK (triệu usd) 1.174,10 1.445,5 23,12% 1.446,0 0,03% 2.351 62,6% 3.176 35,09% KNXK (triệu usd) 795,4 965,3 21,36% 1.056,8 9,47% 1.352 27,95% 1.803,4 33,3% KNNK (triệu usd) 379,6 480.2 26,5% 389,2 -18,96% 999 156,69% 1.372,6 37,4%
(Nguồn báo cáo tổng kết năm của Cục Hải quan TPCT từ 2010- 2014)
Qua số liệu bảng 2.1 trên cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TPCT không nhiều, doanh nghiệp thực hiện thủ tục
tại Cục Hải quan TPCT không biến động nhiều qua từng năm: năm 2011 tăng 8 doanh
nghiệp so với 2010, năm 2012 giảm 5 doanh nghiệp so với 2011, năm 2013 có số lượng doanh nghiệp tăng 7 doanh nghiệp so với 2012 nhưng bằng số lượng DN năm 2011, năm 2014 số lượng DN thực hiện thủ tục hải quan tại địa bàn tăng thêm 3 doanh nghiệp. Điều đó cho thấy công tác tuyên truyền vận động doanh nghiệp về thực hiện thủ tục hải quan tại địa bàn chưa đạt hiệu quả.
Đồng thời, qua Bảng số 2.1 cho thấy lượng tờ khai và số lượng kim ngạch có
chiều hướng tăng qua từng năm, có những năm tăng rất cao trung bình 5 năm qua tờ khai tăng trung bình trên 13%/năm, kim ngạch tăng trung bình 24,2%/năm: năm 2011 tăng 17,81%, kim ngạch XNK tăng 23,12% so với 2010; năm 2013 số lượng TK tăng hơn trên 17,78%, kim ngạch XNK tăng 62,6%so với 2012; 2014 tờ khai tăng 26,09%,
39
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tại Việt Nam, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất ngừng hoạt động, giải thể, phá sản nhiều nên số tờ khai và kim ngạch XNKtăng ít (4,47%, 0,03%). Qua số liệu trên,cho thấy tình hình kinh tế có xu hướngphát triển, hoạt động xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng mạnh. Song cũng đặt ra vấn đề quan trọng là làm cách nào để quản lý tốt số thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ nộp kịp thời vào NSNN.
Bảng 2.2. Số liệu công tác thu thuế của Cục Hải quan TPCT từ 2010 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số thuế XNK thu NSNN 803,22 798,66 598 1.723,225 2.000,95 So sánh với năm trước (-) 13,13 % (-) 0,57 % (-) 25,12 % (+) 188,16 % (+) 16,11 %
(Nguồn: báo cáo Tổng kết năm của Cục Hải quan TPCT từ 2010-2014)
Qua bảng 2.2 đối chiếu bảng 2.1 cho thấy tốc độ thông quan hàng hóa chưa tương xứng với số thuế thu nộp ngân sách, số lượng tờ khai và kim ngạch XNK tăng từng năm nhưng số thu thuế từ năm 2010-2012 giảm, số thuế thu chỉ tăng đột biến từ 2013,2014. Việc giảm số thu thuế từ năm 2010-2012 cũng do nhiều nguyên nhân: tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động, luồng Định An bị bồi lắng, tàu bè tải trọng lớn không thể vào sâu nội địa, doanh nghiệp bỏ đi làm thủ tục nơi khác, không tìm kiếm được nguồn thu thay thế.
Bảng 2.3 Số liệu thu hồi nợ thuế của Cục Hải quan TPCT từ 2010 – 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Nợ đọng 39,22 26,26 38,16 8,97 36,77
Kết quả xử lý/thu hồi nợ
1,05 58,56 104,55 181,72 20,42
40
Qua bảng số liệu bảng 2.3 cho thấy tình hình nợ đọng và xử lý thu hồi nợ thời
gian qua tại Cục Hải quan TPCT như sau:
Năm 2010, đã thu hồi được 1.050.063.006 đồng của các doanh nghiệp nợ thuế
(đạt 15,6 % số nợ chây ỳ của toàn Cục). Tình hình nợ đọng thuế của các Doanh nghiệp phát sinh trong năm chủ yếu là chưa đến thời hạn phải nộp. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng nợ là 39,22 tỷ đồng, trong đó số nợ đọng trong hạn là 13,02 tỷ đồng, nợ quá hạn 0,05 tỷ đồng và nợ khó đòi 26,15 tỷ đồng (chủ yếu phát sinh từ năm 2001 trở về trước), cụ thể: Do giải thể, phá sản: 0,25 tỷ đồng; Nợ chờ xét miễn: 0,19 tỷ đồng;
Không tìm thấy địa chỉ doanh nghiệp: 0,89 tỷ đồng; Nợ thuế xe 02 bánh gắn máy thực hiện chính sách tỷ lệ nội địa hóa năm 2001: 18,73 tỷ đồng. Nợ đọng từ mặt hàng cát
xuất khẩu: 5,89 tỷ đồng; Khác: 0,2 tỷ đồng; Không thanh khoản sản xuất xuất khẩu (tạm thu): 0,83 tỷ đồng.
Năm 2011, Số nợ đọng của Cục đến 31/12/2011 là 26,26 tỷ,chủ yếu là số nợ từ
năm 2001 trở về trước (20,1 tỷ đồng), nợ nguyên liệu may gia công sử dụng không
đúng mục đích (0,29 tỷ đồng), phần còn lại là thuế của mặt hàng cát XK (5,87 tỷ đồng); Số nợ đọng đã thu (hoặc xử lý xong) trong năm 2011: 58,56 tỷ đồng (thu của
năm 2010 trở về trước: 0,16 tỷ; số thu phát sinh trong năm 2011: 58,40 tỷ).
Năm 2012, Số nợ đọng đã thu và xử lý trong năm là: 104,554t ỷđồng, bao gồm: Nợ chuyên thu: thu 89,654 tỷ đồng (bao gồm: 61,117 tỷ đồng nợ quá hạn bình thường
và 28,537 đồng nợ quá hạn cưỡng chế). Nợ tạm thu: thu (xử lý thanh khoản) 14,900
đồng (bao gồm: 14,014 tỷđồng nợ quá hạn bình thường thuế tạm thu và 0,885 tỷđồng nợcưỡng chế thuế tạm thu).Tổng số nợ đọng đến 31/12/2012: 38,161 tỷđồng.
Năm 2013, Số nợ đọng đến 31/12/2013 là 8,978 tỷ đồng (Nợ quá hạn quá 90 ngày: 8,943 tỷ đồng, phạt chậm nộp: 0,034 tỷ đồng). Thực tế phát sinh số thu hồi nợ thuế chuyên thu quá hạn trong năm 2013 tại Cục cao hơn so với số dư nợ năm 2012 chuyển sang, do thu hồi các khoản nợ thuế quá hạn quá 90 ngày của các tờ khai đăng ký theo loại hình tạm nhập tái xuất, nhập sản xuất xuất khẩu doanh nghiệp đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa hoặc quá thời gian ân hạn thuế chưa tái xuất, chưa xuất khẩu phần nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu mà đơn vị đã tổ chức thu hồi được thì cụ thể như sau: Thu hồi nợ quá hạn trong 90 ngày: 160,730 tỷ đồng; Thu hồi nợ quá hạn quá
41
90 ngày: 16,807 tỷ đồng; Thu phạt chậm nộp: 4,187 tỷ đồng, Tổng cộng: 181,725 tỷ đồng.
Năm 2014,Tổng số nợ đọng đến 31/12/2014: 36,674 tỷđồng. Trong đó: Nợ thuế
chuyên thu là 36,104 tỷ đồng (bao gồm: Nợ quá hạn bình thường: 0,002 tỷ đồng, nợ quá hạn cưỡng chế: 36,102 tỷ đồng); Nợ thuế tạm thu là 0,569 đồng (bao gồm: Nợ quá hạn bình thường: 482.737.732 đồng, Nợ quá hạn cưỡng chế: 86.436.200 đồng).
Tổng số nợ thuế chuyên thu quá hạn đã thu đến 15/10/2014 đạt 20,424 tỷđồng, chủ
yếusố thu của các tờ khai phát sinh trước năm 2014.
* Nguyên nhân của việc nợ đọng thuế:
- Việc ân hạn thuế trong thời gian qua đã dẫn đến nợ quá hạn phát sinh, công tác thu hồi gặp rất nhiều khó khăn do DN đã giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn, không có tài sản để xử lý. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế không đạt hiệu quả.
- Việc xác minh tài khoản tại Ngân hàng thương mại để thực hiện phong tỏa tài khoản và trích nộp tiền cho NSNN không đạt hiệu quả do các tài khoản này thường không còn tiền hoặc số tiền rất nhỏ.
- Xác minh tại trụ sở của doanh nghiệp: Phần lớn trụ sở của doanh nghiệp là trụ sở thuê nên rất khó khăn cho việc kê biên tài sản và bán tài sản phát mãi để thu hồi nợ đọng.
- Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp quá đơn giản dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng để thành lập sau đó không tổ chức kinh doanh mà chỉ trên danh nghĩa để mua bán hoá đơn, làm ăn bất chính sau đó bỏ bốn, mất tích. Để lại một khoản nợ thuế lớn cho các cơ quan quản lý, phải tốn nhiều nhân lực, thời gian và tiền bạc để xử lý, đôn đốc thu hồi và kết quả thường không cao.