Chương trình thí điểm xây dựng NTM của ban bí thư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 40)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.2.2.Chương trình thí điểm xây dựng NTM của ban bí thư

Ngày 30/12/2008, Ban Bí thư đã ban hành Quyết định số 205-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo đã xây dựng đề án 11 xã được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới [4] gồm: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), Gia Phổ (Hương Khê - Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước), Định Hòa (Gò Quao - Kiên Giang), Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh), Tân Thông Hội (Củ Chi - TP Hồ Chí Minh) và Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội).

Sau hơn 2 năm thực hiện, chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng. Mô hình nông thôn mới theo 19 tiêu chí đã được hình thành, khẳng định việc lấy xã làm địa bàn tổ chức thực hiện và tổ chức xây dựng mô hình theo Bộ tiêu chí nông thôn mới là phù hợp

(theo http://nongthonmoi.gov.vn)[24].

Theo kết quả đánh giá của các địa phương, đến nay đã có 7/11 xã đạt được 10 tiêu chí trở lên, gồm Thuỵ Hương; Tân Thịnh; Hải Đường; Gia Phố; Tân Thông Hội; Mỹ Long Nam; Định Hoà; trong đó có 3 xã đạt 14/19 tiêu chí trở lên là Thuỵ Hương 13, Tân Thịnh 14, Tân thông Hội 14. Có 3 xã đạt từ 8-10 tiêu chí, gồm Tân Lập, Tân Hội, Tam Phước. Riêng xã Thanh Chăn (Điện Biên) tuy là xã khó khăn nhất, nhưng đã đạt 7/19 tiêu chí. Một số xã đạt kết quả tương đối toàn diện như: Hải Đường, Tân Thịnh, Tân Thông Hội... Một số xã đạt được mô hình tốt ở một số mặt như: quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch ở Hải Đường; phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập ở Mỹ Long Nam; huy động nguồn lực ở Thanh Chăn và Định Hoà; phát triển sản xuất gắn với quy hoạch đồng ruộng và cơ sở hạ tầng ở Tam Phước; phong trào cải tạo điều kiện sống của các hộ dân cư ở Tân Thịnh; liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp ở Thụy Hương, Tân Hội; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn ở Tân Thông Hội, Tân Lập... Hiện các mô hình này là những điểm

thực tiễn được các địa phương khác đến tham quan và học tập (theo http://nongthonmoi.gov.vn)[24].

Từ thực tiễn triển khai ở 11 xã điểm đã giúp cho Ban chỉ đạo Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương rút ra những bài học về mô hình, phương thức, cách thức triển khai thực hiện. Từ đó, tiến hành điều chỉnh Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới cụ thể là quyết định số 342/QĐ-TTg, ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. ban hành thông tư hướng dẫn sử dụng ngân sách cấp xã, quy chế quản lý và lồng ghép các nguồn vốn, cơ chế đặc thù về quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển… làm cơ sở để thực hiện trên toàn quốc. Bản thân các xã điểm cũng trở thành địa chỉ để các địa phương trên cả nước đến thăm quan, khảo sát, học hỏi mô hình (theo http://baodientu.chinhphu.vn)[25].

* Nhng hn chếvà bt cp

Theo http://www.tapchicongsan.org.vn [23]: Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc làm khó khăn, tốn kém, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nên quá trình tổ chức thực hiện thí điểm đã xuất hiện nhiều vấn đề mới, những hạn chế và bất cập thể hiện trên một số mặt sau:

Thứ nhất, nội dung của chương trình vẫn còn chưa được đề ra rõ ràng, tính khả thi không cao. Nếu mục tiêu chỉ để thí điểm thì chương trình này có ý nghĩa rất ít, vì không mang tính công bằng, nhưng nếu để nhân rộng ra tất cả các xã trong cả nước thì 19 tiêu chí đề ra lại không có giá trị thực tế. Các mục tiêu đề ra đến năm 2015 và năm 2020 là quá cao nên không có tính khả thi. Điều này thể hiện qua kết quả 2 năm thí điểm tại các xã của Trung ương cũng như các địa phương.

Thực tế, những kết quả đạt được tại các xã thí điểm ở các tỉnh, thành còn thấp so với mục tiêu và yêu cầu của chương trình, cũng như đầu tư của Nhà nước.

Trong 11 xã thí điểm của Trung ương, sau 2 năm triển khai thực hiện không có xã nào đạt được tiêu chí đề ra. Số xã đạt trên 10 tiêu chí cũng chỉ có 7 xã, trong đó có 3 xã đạt 14 tiêu chí. Số còn lại có 4 xã đạt từ 10 tiêu chí trở xuống, trong đó có xã Thanh Chăn (Điện Biên) đạt 7 tiêu chí. Điều đáng lưu ý là kết quả đó chủ yếu do địa phương thu thập, tính toán và công bố, chưa có sự tham gia kiểm tra, giám sát

công nhận của các ngành chức năng (như ngành Thống kê, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội). Do đó, tính pháp lý của các kết quả đó chưa cao, chưa thuyết phục. Tình hình tương tự cũng đã diễn ra ở các xã điểm của địa phương

(http://www.tapchicongsan.org.vn)[23].

Thứ hai, bất cập về vốn. Chương trình xây dựng nông thôn mới cần nguồn vốn rất lớn, bình quân 150 tỷ - 200 tỷ đồng/1 xã, trong khi nguồn lực của Nhà nước và các doanh nghiệp, nhân dân có hạn nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm, một số nội dung không có kinh phí riêng như phát triển sản xuất. Điều đó thể hiện ngay tại 11 xã thí điểm của Trung ương, tổng số vốn đến tháng 12-2010 lũy kế là 940,1 tỷ đồng, bình quân 1 xã chỉ là 85,4 tỷ đồng. Các công trình xây dựng nông thôn mới điểm phần lớn nhờ nguồn lực của Trung ương hỗ trợ (40%), ngân sách địa phương và của dân cư không đáng kể (12,4%), vốn doanh nghiệp còn quá ít (8,9%). Ở những xã thuần nông, phần vốn của dân cư rất thấp, như: Tân Hội - Lâm Đồng là 1,22%; Tân Lập - Bình Phước là 2,5%; Hải Đường - Nam Định là 4,50%... Nếu tình hình này không được khắc phục sẽ phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, đó là sự không lành mạnh, không công bằng với các xã ngoài thí điểm. Ngoài ra, tại các xã điểm do địa phương chỉ đạo, tỷ trọng vốn do doanh nghiệp hỗ trợ và vốn dân đóng góp cũng rất thấp nên tốc độ triển khai các công trình xây dựng nông thôn mới của các xã rất chậm và không đều, chủ yếu chỉ tập trung vào xây dựng mới, ít quan tâm đến tu sửa, nâng cấp, quản lý và vận hành những công trình đã có và các công trình văn hóa(http://www.tapchicongsan.org.vn)[23].

Thứ ba, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã còn nặng về phát triển kết cấu

hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và bảo vệ môi trường. Chương trình nông thôn mới mới chú trọng nhiều đến xây dựng những công trình cấp xã mà chưa quan tâm thích đáng tới các công trình ở các thôn hoặc ở hộ nông dân(http://www.tapchicongsan.org.vn)[23].

Thứ tư, về công tác phát triển sản xuất, nhìn chung các địa phương chỉ tập trung cho xây dựng quy hoạch và lập đề án, việc sản xuất vẫn theo kế hoạch hằng năm, chưa có chuyển biến rõ rệt.Trên thực tế, đây là công việc rất khó vì liên quan đến chính sách đất đai, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc ruộng đất còn manh mún

nhưng Chương trình xây dựng nông thôn mới không có nội dung dồn điền đổi thửa, nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn nông thôn, chưa tạo ra các mô hình tổ chức sản xuất mới gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm(http://www.tapchicongsan.org.vn)[23].

Thứ năm, về công tác đào tạo nghề cho nông dân chưa gắn với các dự án, chương trình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Trong dạy nghề cho nông dân, các xã nông thôn mới chưa xây dựng được bộ giáo trình chuẩn phù hợp với thời gian đào tạo. Nhiều cơ sở dạy nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề cho nông dân vẫn trong tình trạng dạy “chay”, thiếu giáo viên có chất lượng, thiếu thiết bị phục vụ thực hành.

Thứ sáu, nhận thức của các ngành các cấp về Chương trình xây dựng nông

thôn mới chưa đúng, chưa đầy đủ. Một số bộ, ngành chưa có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao, chưa bố trí đủ cán bộ có năng lực phụ trách các xã điểm. Trong chỉ đạo chưa quan tâm đầy đủ đến việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chưa lồng ghép các chương trình, dự án hiện có để tăng năng lực cho các xã thí điểm. Vì vậy, hiệu quả của một số mô hình xã điểm còn chưa cao, chưa đồng bộ và chưa vững(http://www.tapchicongsan.org.vn)[23].

Nhìn chung, 2 chương trình thí điểm xây dựng NTM đã đạt được những kết quả đúng với mục tiêu thử nghiệm nhằm rút ra kinh nghiệm, đề xuất cơ chế chính sách xây dựng NTM. Sự tham gia còn hạn chế của cộng đồng cũng chính là bài học kinh nghiệm để tìm ra các phương thức huy động nguồn lực cộng đồng có hiệu quả hơn. Rút kinh nghiệm từ các chương trình này, chương trình thí điểm xây dựng NTM do ban bí thư chỉ đạo đã đưa ra những cơ chế cụ thể hơn về phát huy sự tham gia của cộng đồng. Những bài học kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng rút ra từ chương trình thí điểm NTM của ban bí thư được đưa ra trong luận văn này sẽ là cơ sở để đề xuất những cơ chế chính sách mới phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 40)