Bài học kinh nghiệm từ xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 47)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3.Bài học kinh nghiệm từ xây dựng nông thôn mới

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về tiến trình xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới và nghiên cứu tình hình phát triển nông thôn của nước ta trong những năm qua cho thấy xây dựng mô hình nông thôn mới là sự nghiệp mang tính chiến lược, việc xây dựng mô hình nông thôn ở mỗi vùng có những kết quả khác nhau, nhưng có thể khái quát thành những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới như:

- Cần phát huy vai trò chủ thể của nhân dân. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội để xây dựng NTM, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, để không một ai đứng ngoài cuộc, phải thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và hưởng thụ”.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động xây dựng NTM một cách thường xuyên, sâu rộng, thiết thực với nhiều hình thức để cán bộ và nhân dân, mọi người, mọi nhà hiểu được ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm của mình, từ đó chung sức, chung lòng, bắt tay xây dựng NTM.

- Phải tranh thủ và huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, lồng ghép các các chương trình, dự án, tạo ra nguồn lực tổng hợp đầu tư xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ, hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM là rất lớn, do đó phải đa dạng hoá nguồn lực đầu tư. Phát huy nội lực địa phương là chính, tận dụng tối đa nguồn lực và lợi thế tại chỗ.

- Việc xây dựng NTM phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng địa phương, không thể máy móc rập khuôn. Việc xây dựng đề án và chỉ đạo thực hiện căn cứ vào đặc điểm cụ thể, lợi thế cũng như nhu cầu thiết thực của địa phương và người dân tại chỗ để quyết định nội dung nào làm trước.

-Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựng nông thôn mới, đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp về kinh kế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, do đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ

và trách nghiệm của từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng NTM. Để xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, cần có sự phân công đăng ký nhiệm vụ đối với từng tổ chức, từng nghành, tăng cường kiểm tra đôn đốc, đánh giá phân loại vào thi đua khen thưởng.

- Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm cho từng cấp từng bộ phận, từng thành viên, quản lý, cụ thể, rõ ràng, không để tình trạng né tránh, tập trung lãnh đạo với phương châm “dễ làm trước khó làm sau” không nóng vội, càng không để mất cơ hội.

-Thực hiện chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cư, con em thành đạt xa quê và các doanh nghiệm có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phương “Lấy sức dân để lo cho dân” tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nước.

-Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.

Tn ti và bt cp trong xây dng nông thôn mi

- Nguồn nhân lực ở cả cấp trung ương và địa phương không đáp ứng được nhu cầu công việc. Cán bộ tham gia chương trình chưa nhận thức rõ việc áp dụng cách tiếp cận khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

- Việc xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới mang xu hướng như các dự án đầu tư. Các nguồn lực trong cộng đồng không được huy động triệt để phục vụ cho yêu cầu phát triển. Trong khi đó, các mô hình đều đòi hỏi có sự đầu tư lớn từ các nguồn bên ngoài cộng đồng, tâm lý ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước là phổ biến.

- Đối tượng tác động của Chương trình là người dân nông thôn không được xác định rõ ngay từ đầu. Do vậy, người dân nông thôn không được tham gia tích cực trong các hoạt động của Chương trình. Tổ chức thực hiện không lưu tâm đến vai trò tổ chức cộng đồng cấp thôn xóm nên chưa thực sự tạo được động lực mạnh

mẽ để huy động người dân tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển tại chính cộng đồng nơi họ sinh sống.

- Tuy đội ngũ cán bộ chủ chốt tại các xã điểm đã được tập huấn, đào tạo, nhưng do nhiều nguyên nhân, nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp và người dân tại các xã điểm về phát triển nông thôn mới còn nhiều bất cập. Do vậy, khi thực hiện xây dựng mô hình tại địa phương, họ vẫn còn đứng ngoài cuộc, chưa thực sự cho rằng họ đóng vai trò chính và quan trọng, quyết định sự thành bại của mô hình phát triển nông thôn mới.

- Ngoài ra, đội ngũ cán bộ trong hệ thống hỗ trợ công tác phát triển nông thôn chưa thực sự tin rằng cán bộ và người dân tại các xã điểm tham gia xây dựng mô hình có thể tự làm được nên thường nghĩ và làm thay phần việc đáng ra địa phương phải làm. Đội ngũ cán bộ hỗ trợ “quên” vai trò chính của mình là (1) phát hiện và khơi dậy khả năng tiềm tàng, tính tự tin của người dân để huy động sự tham gia tích cực của họ và (2) tư vấn, hỗ trợ để người dân tự lập kế hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới cho chính họ và cộng đồng của họ.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 47)