4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong giao đoạn 2009-2013 tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của huyện tiếp tục phát triển, đạt kết quả khá toàn diện; hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành và có nhiều chỉ tiêu vượt mức kế hoạch mà huyện đã đề ra. Nhiều tiến bộ khoa học đã được áp dụng vào sản xuất; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và lâm nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp từng bước có sự hợp lý, nhưng tỷ trọng giữa chăn nuôi, lâm nghiệp với trồng trọt chưa tương xứng do chưa thật sự khai thác hết tiềm năng.
a. Nông nghiệp
Trong những năm qua, diện tích gieo trồng cây lương thực ở huyện Tân Kỳ được tăng lên hàng năm. Toàn huyện hiện có trên 12.865 ha đất trồng cây hàng năm với các loại cây trồng chủ yếu là: Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang, Lạc, Mía, các loại cây họ Đậu và rau sạch. Sản lượng lương thực nhìn chung có tăng trong cơ cấu ngành, nhưng trong tổng thể lại giảm. Tổng sản lượng lương thực và bình quân đầu người giảm so với những năm trước là do diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm. Diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang diện tích các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển các công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật...
Bảng 3.2. Hiện trạng ngành trồng trọt huyện Tân Kỳ
TT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng SLLT có hạt Tấn 46803,4 59315,0 53141,6 59502,6 51117,3 Trong đó: Thóc tấn 29197,7 34099,7 30923,9 32688,8 27147,2 Ngô tấn 17605,7 25215,4 22217,7 26813,8 23970,2 1 Lúa cả năm - Diện tích ha 6806,0 6786,0 6789,0 6796,0 6703,0
TT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
- Sản lượng tấn 29197,7 34099,7 30923,9 32688,8 27147,2 2 Ngô cả năm
- Diện tích ha 7.186,0 6.852,0 5.639,0 7.001,0 6.162,0
- Năng suất Tấn/ha 2,45 3,68 3,94 3,83 3,89
- Sản lượng tấn 17.605,7 25.215,4 22.217,7 26.813,8 23.970,2 3 Sắn cả năm
- Diện tích ha 1.201,00 1.416,00 1.777,00 2.258,00 1.540,00 - Năng suất Tấn/ha 8,91 15,31 18,24 18,52 21,91 - Sản lượng tấn 10.700,9 21.679,0 32.412,5 41.818,2 33.741,4 4 Khoai lang
- Diện tích ha 532,00 471,00 426,00 373,00 323,00
- Năng suất Tấn/ha 4,82 5,19 5,30 6,07 6,17
- Sản lượng tấn 2.564,2 2.444,5 2.257,8 2.264,1 1.992,9 5 Đậu tơng
- Diện tích ha 64,00 20,00 24,6 48,0 60,0
- Năng suất Tấn/ha 0,53 0,40 0,57 0,88 0,73
- Sản lượng tấn 34,0 8,0 14,0 42,0 44,0
6 Lạc
- Diện tích ha 1804,00 950,00 1175,0 809,0 1272,0
- Năng suất Tấn/ha 0,47 1,58 1,51 1,78 1,90
- Sản lượng tấn 855,00 1498,00 1770,0 1440,0 2417,0 7 Vừng
- Diện tích ha 277,00 132,00 149,0 189,0 264,0
- Năng suất Tấn/ha 0,16 0,55 0,64 0,74 0,77
- Sản lượng tấn 44,00 72,00 96,0 139,0 204,0
8 Mía
- Diện tích ha 2978,00 3736,00 4573,0 4349,0 4052,0
- Năng suất Tấn/ha 4,30 5,47 5,54 6,13 6,81
- Sản lượng tấn 12805,4 20435,9 25334,4 26659,4 27594,1 9 Rau xanh
TT Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
- Năng suất Tấn/ha 5,14 5,56 5,54 5,85 6,98
- Sản lượng tấn 4672,3 4297,9 4099,6 4346,6 7077,7 10 Đậu các loại
- Diện tích ha 564,00 625,00 548,0 617,0 567,0
- Năng suất Tấn/ha 0,16 0,38 0,79 0,80 0,89
- Sản lượng tấn 90,2 237,5 432,9 493,6 504,6
11 Cây ăn quả
- Diện tích ha 1998,0 1951,0 1958,0 1226,0 1251,0
- Năng suất Tấn/ha 9,60 8,20 6,6 8,2 9,8
- Sản lượng tấn 19185,00 16007,00 12851,00 10096,00 12316,00 12 Cây lâu năm
- Cà phê Tấn 5,0 5,0 6,0 6,0 6,0
- Cao su Tấn 397,00 422,00 510,0 838,0 850,0
- Dừa Tấn 400,00 360,00 320,0 315,0 201,0
- Hồ tiêu Tấn 33,00 68,00 80,00 75,00 12316,00
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ2013) b. Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp được chú trọng, từng bước thay đổi tư duy trồng rừng từ vụ thu sang trồng rừng vụ xuân hè, xây dựng được các vườn ươm giống trên địa bàn huyện. Công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có được làm tốt, hạn chế tình trạng cháy rừng. Năm 2013, diện tích rừng toàn huyện Tân Kỳ là 37.163,34 ha. Trong đó rừng sản xuất có 28.948,36 ha, rừng phòng hộ có 8.214,98 ha. Trữ lượng gỗ đạt khoảng 675.160 m3; trữ lượng Tre Mét khoảng 18.495 ngàn cây. Trữ lượng gỗ khai thác đạt 8.500 m3. Tổng số củi khai thác đạt 170 ngàn ster. Tổng số Tre Mét khai thác đạt 300 ngàn cây. Thực hiện chủ trương của ngành về đóng cửa rừng tự nhiên, huyện không có chỉ tiêu khai thác rừng tự nhiên mà chỉ được khai thác đối với rừng trồng.
Trên địa bàn huyện hiện tại có 01 cơ sở chế biến lâm sản, chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng, hàng Mộc dân dụng. Khối lượng chế biến đạt khoảng 2.700 m3.
c. Chăn nuôi
-Chăn nuôi:Do huyện Tân Kỳ chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất và đàn gia súc nên trong năm 2013 không có dịch bệnh xảy ra. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo chiều sâu với việc hình thành được những mô hình chăn nuôi tập trung, các mô hình chăn nuôi thuỷ đặc sản có hiệu quả. Huyện đã hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp với các chương trình cải tạo chất lượng đàn Bò, đàn Lợn được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 2013, đàn Bò có 22.300 con, đàn Trâu có 31.077 con; đàn Lợn 51.850 con; đàn gia cầm có 591.904 con;… Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 37,99%, giảm 33,35% so với năm 2009.
Nuôi trồng thủy sản: Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.073 ha với sản lượng ước đạt1.276,9 tấn, tăng 252,9 tấn so với năm 2009. Các giống cá tiến bộ được đưa vào phát triển mạnh như: cá Chép lai, cá Rô phi đơn tính, cá Vược...
Bảng 3.3. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi huyện Tân Kỳ qua các năm
TT Loài ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Đàn trâu con 33059 31278 31286 31529 31077 2 Đàn bò con 22183 24276 23584 22728 22300 3 Đàn lợn con 50443 52938 51572 49676 51850 4 Đàn dê con 13688 16751 13414 8984 8679 5 Đàn chó con 8370 48832 50896 9975 50196 6 Gia cầm Nghìn con 590498 592154 687861 591831 591904 7 Thuỷ sản - Diện tích ha 1101 974 1052 967 1073
- Năng suất tạ/ha 9,30 10,3 10,3 10,9 11,9
- Sản lượng tấn 1.023,9 1.003,2 1.083,6 1.054,0 1.276,9
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ2013) * Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong những năm qua ngành công nghiệp, TTCN và xây dựng tiếp tục phát triển với các ngành như: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất và khai thác vật
liệu xây dựng… đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản ở địa phương và cung cấp cho thị trường trong tỉnh, bước đầu đã phát huy được lợi thế của huyện và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Hoạt động của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương cũng tiếp tục phát triển. Các ngành nghề truyền thống được duy trì và mở rộng thêm một số nghề mới như: Sản xuất đồ Mộc cao cấp, sữa chữa Cơ khí, Điện tử, Thêu ren, Mây tre đan xuất khẩu. Tiểu thủ công nghiệp bước đầu đã có những thành công đáng kể phục vụ các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và tiến tới xuất khẩu.
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năm 2013 ước tính đạt 410.751,00 tỷ đồng, tăng 0,66% so với năm 2009; chiếm 35,89% tổng giá trị kinh tế huyện.
* Khu vực kinh tế thương mại- dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng, nhưng nhìn chung thị trường vẫn ổn định. Mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tăng cao và được quản lý tốt. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế hợp tác xã tiếp tục được duy trì và phát triển, làm tốt chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình.
Năm 2013, Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 291.828 triệu đồng, chiếm 23,60% cơ cấu nền kinh tế huyện Tân Kỳ. Trong cơ cấu nội bộ ngành thì lĩnh vực thương mại, du lịch và vận tải, bưu điện có xu hướng tăng dần, lĩnh vực dịch vụ khác có xu hướng giảm dần. Tuy sự chuyển dịch diễn ra còn chậm nhưng đã phản ánh đúng hướng theo cơ chế thị trường, đó là cạnh tranh lành mạnh. Chất lượng hàng hóa đã được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân thì một số mặt hàng cao cấp cũng được tăng lên đáp ứng nhu cầu của bộ phận dân cư có thu nhập cao.
Hệ thống chợ được quan tâm đầu tư, phát triển, nhiều xã, thị trấn, cụm dân cư có chợ và các điểm bán hàng; hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác liên kết được tăng cường.