4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.3.1. Giao thông
* Giao thông đường bộ
Hệ thống đường giao thông huyện Tân Kỳ phân bổ tương đối hợp lý, đường Huyện lộ nối với đường Quốc lộ, Tỉnh lộ tạo thành các trục từ Bắc xuống Nam và
các trục ngang từ Đông sang Tây thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận. Hiện trạng một số tuyến đường như sau:
- Đường Hồ Chí Minh: chạy qua huyện có chiều dài 38,5 km, điểm đầu xã Nghĩa Bình, điểm cuối xã Nghĩa Hành.
- Đường tỉnh lộ 545: có chiều dài 26 km điểm đầu tại thị trấn Tân Kỳ, điểm cuối tại xã Nghĩa Đồng.
- Hệ thống đường huyện: Tân Kỳ có 14 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 350,5 km.
- Hệ thống đường liên xã: Toàn huyện có trên 700 km đường liên xã Tuy nhiên hệ thống giao thông còn tồn tại:
+ Về chất lượng các tuyến đường: Nhiều đoạn tuyến chất lượng còn thấp. + Về cấp đường: Cấp đường và công trình cầu, cống trên tuyến không đồng bộ, đường còn chật hẹp, hành lang an toàn giao thông chưa đảm bảo theo quy định; các tuyến đường thôn, xã hầu hết chưa vào cấp.
+ Hệ thống các công trình trên tuyến như cầu cống còn cũ, trọng tải thấp. Hệ thống giao thông cần phải đầu tư, nâng cấp để tăng khả năng lưu thông cho các phương tiện (đặc biệt là các phương tiện vận tải lớn) phục vụ cho các Cụm công nghiệp, hàng nông sản lưu thông thuận tiện.
* Giao thông đường thuỷ
Huyện Tân Kỳ có tuyến đường thuỷ Sông Con chảy qua địa bàn 16 xã với chiều dài khoảng 65 km, dọc tuyến còn có 03 bến đò chở khách ngang sông, gồm bến đò Bãi Đá, bến đò Hương Sơn và bến đò Phú Sơn… Ngoài ra còn có trên 25 bến đò khai thác Cát sỏi.