Phong trào Làng mới của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 31)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1.1.Phong trào Làng mới của Hàn Quốc

Theowww.Agroviet.gov.vn[22]: Vào những năm 1960, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Trong cả nước có 34% dân số thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ có 20% dân số có thể tiếp cận với điện. Dù đã đình chiến những hai miền Nam - Bắc vẫn đang còn căng thẳng, không có đủ kinh phí để đầu tư phát triển nông thôn. Trước hoàn cảnh đó, bước vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp - nông thôn.

-Vực dậy nông thôn bắt đầu bằng việc cải thiện dân sinh

Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới” (Saemaul Undong SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn. Mô hình này thực hiện 16 dự án với mục tiêu là cải thiện môi trường sống cho người dân ở nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiên hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt công cộng và trồng thêm nhiều cây xanh, xây dựng sân chơi cho trẻ em…Cải thiện môi trường sống cho nông thôn được coi là nền tảng cho quá trình phát triển nông thôn (Theowww.Agroviet.gov.vn) [22].

Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm 1971 các dự án thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do chính dân trong làng đó đã bỏ ra. Nhưng năm 1972, chiến lược đầu tư đã được điều chỉnh, chỉ con một nửa trong số 33 nghìn làng được hỗ trợ. Nhưng nhà nước đã hỗ trợ thêm 1 tấn thép và tăng lên 500 bao xi măng.

Để đánh giá những kết quả này, dự án đã xếp loại các làng này thành 3 nhóm: Nhóm làng tích cực nhất, nhóm trung bình và nhóm cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng 2000 USD nếu được thăng nhóm xếp hạng, chương trình đã tạo sự chuyển biến tích cực của việc phân loại các nhóm trong các làng trong vòng 3 năm sau đó.

-Con người là nhân tố quyết định

Để thực hiện có hiệu quả quá trình hỗ trợ cho các làng, dự án Nông thôn mới chú trọng đến nhân tố con người. Trình độ văn hóa của người dân nông thôn rất thấp cho nên việc phổ biến gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục hạn chế này, dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương.

Trước khi tiến hành hỗ trợ cho các làng, cán bộ dự án tiến hành các điều tra xã hội học đối với ba nhóm đối tượng là : Cán bộ địa phương, cán bộ làng và người dân. Các điều tra này cho biết được đích xác nhu cầu hiện tại của người dân trong các làng, suy nghĩ và trình độ nhận thức của lãnh đạo làng.

Dự án tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ cấp làng và chính quyền cấp địa phương. Tại các lớp tập huấn, sẽ có các buổi thảo luận nhóm về vấn đề: “Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước?”. Với chủ đề

này, lãnh đạo làng và các chính quyền địa phương đã đưa ra những ý kiến, giải pháp cho hoàn cảnh cụ thể ở làng mình.

Để sự tham gia của người dân chủ động và hiệu quả, các cán bộ làng sẽ thực hiện quá trình trao đổi ý kiến với dân làng, tiếp thu ý kiên của nhân dân để điều chỉnh và phát triển dự án.

Dự án Nông thôn mới trả lương cho cán bộ làng thay cho nhân dân như trước đây, cho nên đã khuyến khích cả cán bộ làng và nhân dân cùng tham gia.

Nâng cao chất lượng cán bộ, lãnh đạo và tiếp thu ý kiến từ trong nhân dân là hai biện pháp mang lại hiệu quả cao cho các dự án hỗ trợ trong mô hình“Nông thôn

mới”

Quyền làm chủ của cộng đồng dân cư được phát huy đến mức tối đa, phù hợp với khả năng tổ chức và thực hiện của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của họ, nhấn mạnh đến khai sáng tinh thần cộng đồng và làm việc chăm chỉ do vậy có khả năng nhân rộng trên khắp cả nước (theo Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp – Bộ NN & PTNT (2009)[20]

- Bài học kinh nghiệm từ phong trào “làng mới”

Theo http://www.tapchicongsan.org.vn [23], Ngài Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc “Nhà nước bỏ ra 1 vật

tư, nhân dân bỏra 5 –10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.

Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây

dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977 thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào“làng mới”là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.

Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của Chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.

Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào “làng mới” là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác. Trong vòng 10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won.

Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng. Nếu năm 1970 phá rừng còn là quốc nạn thì 20 năm sau rừng xanh đã che phủ khắp nước và đây được coi là một kỳ tích của phong trào“làng mới”.

Phong trào “Làng mới” của Hàn Quốc là một trong các phong trào điển hình thực hiện phát triển nông thôn cấp cơ sở. Nguyên tắc thực hiện của phong trào về thực chất là phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng. Việc thực hiện phong trào

được đánh giá là rất thành công khi có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trong những năm 1960 trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào những năm 1990 trở lại đây. Các kinh nghiệm và bài học từ chương trình làng mới có thể đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của Việt Nam để thực hiện thành công quá trình công nghệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn (http://www.tapchicongsan.org.vn) [23].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 31)