Mô hình nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 43)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.2.3.Mô hình nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An

Theo http://sonnptnt.nghean.vn [26]. Nghệ An là tỉnh đất rộng, người đông, với xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới (theo kết quả điều tra hiện trạng năm 2010) là rất thấp, lại gặp nhiều khó khăn, thách thức do suy thoái kinh tế và thiên

tai, dịch bệnh..., nhưng được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ của các Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và quan trọng hơn cả là sự đồng thuận, nỗ lực, chung tay góp sức của hàng triệu người dân nông thôn.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả bước đầu quan trọng,tạo tiền đề để hoàn thành mục tiêu Xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (đến năm 2015 có 20% số xã (90 xã) đạt chuẩn NTM).

Một số kết quả thực hiện các nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2013

Đến năm 2013, số xã đạt các nội dung, tiêu chí về nông thôn mới đã tăng khá so với với năm 2010. Thời điểm đó, chỉ có 01 xã (Nghi Liên, thành phố Vinh) đạt 12 tiêu chí, đặc biệt có 50 xã không đạt tiêu chí nào, thì đến nay Nghệ An đã có01 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM (xã Sơn Thành,huyện Yên Thành); 01 xã đạt 17 tiêu chí (xã Nghĩa Đồng huyện Tân Kỳ); 09 xã đạt 16 tiêu chí; 16 xã đạt15tiêu chí; 153 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 193 xã đạt từ 5-9tiêu chí; 58 xã đạt từ 1- 4 tiêu chí.

- Về huy động nguồn lực: Tổng nguồn vốn huy động, lồng ghép thực hiện Chương trình trong 3 năm ước đạt 13.964,428 tỷđồng.

- Về xây dựng hạtầng kinh tế - xã hội nông thôn: Mặc dù trong điều kiện khó khăn, nhưng các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo được phong trào sâu rộng trong việc huy động, lồng ghép nguồn lực xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Đến 2013, bằng vốn dân góp và lồng ghép các Chương trình, dự án toàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 3.365 km đường giao thông nông thôn các loại, với tổng kinh phí 6.295,22 tỷ đồng. Xây dựng, nâng cấp được 818 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, với tổng kinh phí 1.668 tỷ đồng;397 nhà văn hóa đạt chuẩn (78 nhà văn hoá xã, 319 nhà văn hoá thôn), với tổng kinh phí là785,87 tỷ đồng; 370 chợ nông thôn, với tổng kinh phí là 129,690 tỷ đồng.

Trong 03 năm, toàn tỉnh đã xây dựng được 7.549 nhà ở dân cư đạt chuẩn, với tổng kinh phí là 873,802 tỷ đồng.

- Vềphát triển kinh tế và tổ chức sản xuất:Toàn tỉnh đã có 187/431 xã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa đạt 43,38%, đến nay bình quân 01 hộ chỉ còn 1,7 thửa. Năm2013, toàn tỉnh đã xây dựng được 16 mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa, ngô, lạc đạt năng suất, hiệu quả kinh tế, tăng giá trị ít nhất 10%-15% trở lên; triển khai 375mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả... góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Nhờ vậy, số hộ vươn lên thoát nghèo, có đời sống khá ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh ước đến cuối năm 2013 giảm chỉ còn 12,5% (năm 2011 là 18,79%).

- Về văn hóa, xã hội và môi trường: Đến 2013,Nghệ An có 818 trường đạt chuẩn Quốc gia; 431/431 xã có trạm y tế (đạt 100%), trong đó 239/431 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia;5.692/5.837 khu dân cư có quy ước, hương ước, đạt 97%; 2.961 làng văn hóa; 538.486/713.311 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; xã có thiết chế VHTT-TT đồng bộ đạt: 47,8%(theo tiêu chí mới là 17,9%). Thôn có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn: 55,4 %.

Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở khu vực nông thôn đã được quan tâm, cải thiện. Đến nay, đã có 216/431 xã thành lập tổ thu gom, xử lý rác thải đạt 50,1%; đã xây dựng mới được 3 khu xử lý rác thải; 17 nghĩa trang, với kinh phí là 60,720 tỷ đồng...; Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 91%,

- Về xây dựng hệthống chính trị, an ninh trật tựxã khu vực nông thôn: Đến năm 2013, Nghệ An đã có 336/431 xã đạt tiêu chí số 18 (hệ thống chính trị vững mạnh); 419/431 xã đạt tiêu chí số 19 (an ninh, trật tự xã hội), đạt 97,2%.

Đạt được những kết quả trên là do trong công tác chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình, Nghệ An đã có nhiều sáng tạo, chọn khâu đột phá, phát huy được sức mạnh của cộng đồng dân cư như:

- Nghệ An là tỉnh duy nhất trong cả nước hoàn thành công tác điều tra hiện trạng nông thôn mới theo các tiêu chí đến năm 2010. Đây là cơ sở quan trọng để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, bước đi phù hợp trong thực hiện Chương trình.

- Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, có chính sách khuyến khích hỗ trợ..., nhằm động viên, khơi dậy sức mạnh toàn dân, cộng đồng dân cư, nhất là khu vực nông thôn - người hưởng lợi trực tiếp của Chương trình. Ví dụ như: Từ chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, đã tạo được phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh, khơi dậy tiềm năng, sức đóng góp của người dân nông thôn: sẵn sàng hiến đất, phá dỡ tường rào, tự giải phóng mặt bằng, đóng góp công lao động, tiền, vật liệu, tự quản lý, giám sát nên kết quả rất tốt...

- Xác định mục tiêu cốt lõi của Chương trình là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Trong 19 tiêu chí NTM thì những tiêu chí khó nhất và không thể làm nhanh được là tiêu chí số 10 - Thu nhập và tiêu chí số 13 - Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Vì vậy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã có các Nghị quyết chuyên đề, ban hành các chủ trương, chính sách về đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa, phát triển ngành nghề nông thôn... chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện hoàn thành các nội dung, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

- Nghệ An đã chọn đúng điểm đột phá là làm đường giao thông nông thôn. Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần xi măng, người dân tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu làm đường giao thông nông thôn, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi trên toàn tỉnh. Có thể nói làm đường giao thông nông thôn là khâu đột phá mạnh nhất trong xây dựng NTM của tỉnh. Qua đây, người dân đã thấy được lợi ích thiết thực chương trình đem lại và bộ mặt nông thôn đã khang trang hẳn lên.

- Các tổ chức chính trị, đoàn thể đã phát động nhiều phong trào thi đua sâu rộng như: Phong trào “Dân vận khéo”;thực hiện cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM..., nhằm khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy các bản sắc văn hóa Xứ Nghệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 43)