Phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 27)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.6.3. Phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất và nâng cao thu nhập

Sản xuất phát triển, nhất là sản xuất hàng hoá là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của cộng đồng mỗi địa phương. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội được thực hiện. Sau khi đã có thu nhập bảo đảm cuộc sống, người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung.

Trong các nội dung xây dựng NTM thì nội dung phát triển sản xuất hàng hoá là quan trọng nhất. Tuy vậy không phải bất cứ địa phương nào cũng có điều kiện để sản xuất hàng hoá mà phải tạo ra hoặc lựa chọn những sản phẩm nhất định có thể sản xuất hàng hoá. Nói một cách cụ thể, những địa phương đã phát triển ngành nghề thì đẩy mạnh hơn nữa các ngành nghề là biện pháp để nâng cao sản xuất hàng hoá; địa phương nào có điều kiện phát triển trang trại là đã có điều kiện sản xuất nông sản hàng hoá và cần phải đẩy mạnh các hoạt động sản xuất hàng hoá quy mô trang trại để tạo cơ sở cho phát triển nông thôn và xây dựng NTM.

Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với năng suất và hiệu quả ngày càng cao, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn để từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến thương trong xây dựng NTM cần được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề. Trong những năm qua, công tác khuyến nông khuyến lâm, khuyến ngư đã được triển khai mạnh mẽ và thu được nhiều kết

quả, nhưng công tác khuyến công còn là những lĩnh vực tương đối mới mẻ, chưa được triển khai nhiều trên địa bàn nông thôn. Có điều này là do bản thân ngành nghề nông thôn, hoạt động kinh doanh trên địa bàn nông thôn nói chung còn rất hạn chế. Để có thể đẩy mạnh khuyến công thì các địa phương phải có ngành nghề và nhiều người hoạt động ngành nghề (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...). Thông qua hoạt động khuyến công, các xã xây dựng nông thôn mới có thể phát triển nguồn lực con người để từ đó không những nâng cao trình độ nhiều mặt nhất là phát triển các ngành nghề mới, khôi phục các ngành nghề truyền thống có sự kết hợp bổ xung các công nghệ mới phù hợp với tiến trình hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)