Chương trình thí điểm xây dựng NTM cấp thôn, bản giai đoạn 2007 2009:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 38)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.2.1.Chương trình thí điểm xây dựng NTM cấp thôn, bản giai đoạn 2007 2009:

Đánh giá những vấn đề còn tồn tại và hạn chế từ chương trình phát triển nông thôn cấp xã cũng như một số chương trình phát triển nông thôn khác, đồng thời rút kinh nghiệm từ những bài học phát triển nông thôn của một số nước trên thế giới, từ năm 2007, Bộ NN&PTNT triển khai chương trình thí điểm xây dựng mô hình NTM cấp thôn, bản (theo Quyết định số 2614/QĐ/BNN-HTX ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT). Chương trình được triển khai tại 10 thôn, bản từ năm 2007; tăng lên thành 15 thôn, bản từ năm 2008; bổ sung thêm 2 thôn, bản vào năm 2009 [3]

Chương trình thí điểm xây dựng NTM cấp thôn, bản của Bộ NN&PTNT xác định rõ các tồn tại chính trong phát triển nông thôn tại thời điểm triển khai, gồm:

- Phát triển tự phát dẫn đến phá vỡ cảnh quan và mất cân bằng sinh thái dẫn đến cản trở sự phát triển bền vững của nông thôn.

- Vai trò chủ đạo của người dân và cộng đồng trong phát triển nông thôn chưa được phát huy đúng mức.

- Thu nhập thấp, thiếu việc làm, sản xuất kém đa dạng dẫn đến người dân nông thôn dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế xã hội.

Trước những thực trạng kể trên, chương trình được thực hiện theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do địa phương làm chủ để tổng kết làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM. Mục tiêu của chương trình là:

- Thí điểm xây dựng các mô hình NTM ở cấp thôn, bản đại diện cho 8 vùng sinh thái trên cả nước.

- Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nguyên tắc thực hiện mô hình là: các hoạt động cụ thể ở từng mô hình thí điểm do chính người dân của thôn, bản tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng.

Đề án thí điểm NTM cấp thôn, bản được thực hiện theo phương pháp tiếp cận mới là “dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ”. Qua 2 năm thực hiện, Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được 6 nội dung:

- Đã hình thành được 15 mô hình thực tiễn về xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới từ cộng đồng và do cộng đồng làm chủ.

- Bước đầu thay đổi được nhận thức của cán bộ cơ sở và người dân trong việc xác định nội dung xây dựng NTM, các bước công việc phải làm và trình tự tiến hành, cách thức huy động nội lực tại chỗ cho xây dựng NTM.

- Đã hình thành được tổ chức của người dân (Ban phát triển thôn bản), là đại diện của cộng đồng dân cư thôn, bản để tự chủ trong việc bàn bạc, lựa chọn, quyết định các nội dung xây dựng NTM và cuộc sống trên địa bàn của họ.

- Đã khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo của người dân trong phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới, không ỷ lại vào trợ giúp bên ngoài.

- Đã xác định rõ hơn nội dung, phương pháp, cách làm, mối quan hệ phối hợp giữa các cấp trong xây dựng mô hình NTM theo phương pháp tiếp cận từ cộng đồng thôn, bản.

- Tuy mô hình chưa hoàn thiện, nhưng đã thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương tổ chức xây dựng thêm mô hình NTM ở địa phương (ngoài 15 mô hình thí điểm của bộ).

Tuy vậy, còn một số tồn tại:

- Nhận thức của các ngành, các cấp ở một số địa phương về xây dựng NTM còn chưa đầy đủ, chưa đúng với chủ trương của đề án.

- Do chưa có tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM nên việc xác định mục tiêu nhằm xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khái niệm, nội hàm NTM còn hiểu theo nhiều cách khác nhau không chỉ với cán bộ các cấp và người dân ở các điểm mà còn cả trong các đơn vị triển khai.

- Thiếu lực lượng cán bộ xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới nên khi thực hiện hầu hết các cán bộ và người dân đều rất lúng túng ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng.

- Do chưa có cơ chế đặc thù, do vậy việc triển khai xây dựng mô hình NTM rất lúng túng nhất là cơ chế quản lý đầu tư, tài chính.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 38)