Đánh giá chung về sự tham gia của người dân về chương trình xây dựng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 92)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.2.4.4.Đánh giá chung về sự tham gia của người dân về chương trình xây dựng

nông thôn mớitại 3 xãđiểm

Qua kết quả khảo sát tại 3 xã điểm, có thể thấy rằng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở huyện Tân Kỳ là rất tích cực. Số liệu thống kê phản ánh rõ kết quả đóng góp của cộng đồng, về mặt giá trị, cho xây dựng NTM. Những đóng góp này bao gồm tiền mặt, đất đai, nguyên vật liệu, công lao động… Kết quả này chưa tính đến vai trò tham gia của cộng đồng về mặt đóng góp ý kiến cho đề án, quy hoạch, lựa chọn ưu tiên, và tham gia giám sát các dự án đầu tư tại địa phương.

Bảng 3.20. Tổng hợp giá trị đóng góp của người dân cho xây dựng NTM ở 3 xã điểm (tính đến hết tháng 8/2014) STT Xã thí điểm Tổng vốn xây dựng NTM (triệu đồng) Giá trị đóng góp của dân (triệu đồng) Tỷ lệ đóng góp của nhân dân

1 Xã Phú Sơn 11.740 1.176 10,02%

2 Xã Nghĩa Thái 20.800 4.653 22,37%

3 Xã Nghĩa Đồng 37.980 10.200 26,86%

Bảng trên cho thấy: trong 3 xã, xã Nghĩa Đồng nhân dân đóng góp nhiều nhất (26,86%), sau đến xã Nghĩa Thái (22,37%), cuối cùng là xã Phú Sơn (10,02%).

Biểu đồ 3.3 cho ta thấy rõ đóng góp của nhân dân 3 xã trong xây dựng NTM:

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 Xã Phú Sơn Nghĩa Thái Nghĩa Đồng Tổng vốn xây dựng NTM(triệu đồng) Giá trị đóng góp của dân( triệu đồng)

Biểu đồ3.3. Đóng góp của nhân dân trong xây dựng NTM ở 3 xãđiểm

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong 3 năm qua Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân . Được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh, huyện, các xã trên đã huy động được một tổng mức vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, các thiết chế văn hóa, chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư phát triển sản xuất phục vụ cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, với sự hộ trợ của Nhà nước, nội lực của nhân dân đến nay bộ mặt nông thôn các xã khởi sắc, đời sống ấm no, văn minh khang trang sạch đẹp.

Bảng 3.21. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM TT Nội dung phỏng vấn Số ý kiến (n = 90) Tỷ lệ (%) 1 Tham gia họp về chương trình xây dựng NTM

A Có 90 100

B Không

2 Tham gia đóng góp về chương trình xây dựng NTM

A Góp tiền 87 96,67

B Góp công lao động 90 100

C Hiến đất 30 33,33

D Chưa tham gia đóng góp( Tiền) 3 3,33

3 Lý do chưa tham gia đóng góp

A Do nghèo 2 66,67

B Do không tin tưởng vào công cuộc xây dựng NTM

C Do sợ tham nhũng 1 33,33

(Nguồn: Kết quảphỏng vấn các hộtại 3 xãđiểm, năm 2014)

Qua số liệu điều tra cũng cho thấy các hộ dân 3 xã điểm rất ủng hộ các khoản đóng góp: góp tiền( chiếm 96,67%), góp công lao động (chiếm tỷ lệ 100%), hiến đất chiếm 33,33%.

Bên cạnh đó còn có 3 trường hợp không tham gia đóng góp tiền với lý do nghèo và sợ tham nhũng; 100% các hộ điều tra đều tham gia họp, đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của thôn, xã mình bằng các hình thức khác nhau: tiền, ngày công lao động, tài sản (đất đai, cây cối,...) và đóng góp ý kiến vào chương trình xây dựng NTM.

Cụ thể các hình thức đóng góp như sau:

Đóng góp ý kiến

Về việc đóng góp ý kiến cho bản quy hoạch và đề án xây dựng NTM, thực tế kết quả điều tra cho thấy, sự tham gia ý kiến của cộng đồng trong công tác quy hoạch và xây dựng đề án còn hạn chế. Đề án NTM của ban bí thư quy định các nội dung này phải được thông qua cộng đồng, nhân dân. Nhưng có nhiều ý kiến của cán bộ địa phương cấp xã, thôn ở địa bàn nghiên cứu cho rằng việc này chưa được quy định rõ ràng, mức độ, trình tự lấy ý kiến của dân như thế nào cũng chưa được chỉ rõ. Đề án và quy hoạch chủ yếu do đơn vị tư vấn và Ban quản lý xã xây dựng, sau đó

phải thông qua ý kiến cấp trên, rồi lại đưa xuống lấy ý kiến của dân…Chính vì vậy, ý kiến của dân chỉ mang tính chất biểu quyết thông qua. Ngoài ra, theo một số cán bộ thôn thì lý do mà nhiều người dân không tham gia ý kiến vào đề án và quy hoạch do cách lấy ý kiến của dân chưa phù hợp: bản đề án và quy hoạch NTM của mỗi xã thì gồm tổng thể những nội dung lớn chính vì vậy khi mang ra đọc thì người dân không quan tâm nên họ không đóng góp ý kiến cho bản đề án và quy hoạch. Có thể thấy rằng vì không hiểu rõ được mục tiêu cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM nên người dân tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM hiện nay mới chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa phải là vì lợi ích của bản thân họ.

Đóng góp bằng tiền mặt, tài sản, ngày công lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình điều tra cũng cho thấy; người dân tại 3 xã nghiên cứu đều có đóng góp tiền của, tài sản và công lao động vào các công trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, thì số tiền và giá trị tài sản, công lao động huy động được ở mỗi xã là khác nhau.

Đóng góp bằng tiền mặt:

Việc huy động người dân đóng góp bằng tiền mặt cho xây dựng NTM nhìn chung vẫn còn hạn chế. Trong 3 xã nghiên cứu thì xã Nghĩa Đồng nhờ có dân số đông nên số tiền huy động được lớn hơn rất nhiều so với 2 xã còn lại (số tiền xã huy động được là hơn 10 tỷ), tiếp đến là xã Nghĩa Thái (huy động được hơn 4 tỷ), còn lại xã Phú Sơn thì việc huy động tiền mặt của người dân cho xây dựng NTM rất ít do đây là xã trong chương trình 135 tỷ lệ hộ khó khăn trong xã còn rất cao.

Đây là các khoản đóng góp tự nguyện, đã được thông qua cộng đồng, hầu hết các khoản đóng góp bằng tiền chiếm tỷ lệ nhỏ, do những hộ có điều kiện hoặc cá nhân hỗ trợ (không hạch toán), còn phần lớn quy ra từ công lao động.

Theo ý kiến của cán bộ xã, thôn về những khó khăn trong huy động nguồn lực bằng tiền từ người dân, 100% ý kiến đều cho rằng điều kiện kinh tế của hộ còn khó khăn và nhận thức của gia đình còn hạn chế nên chưa tích cực đóng góp cho xây dựng NTM

Trong chương trình NTM việc huy động người dân đóng góp bằng tiền mặt để thực hiện các công trình như: đường nội thôn, làm nhà văn hóa, kiên cố kênh

mương nội đồng được dễ dàng hơn vì đây là những công trình nhỏ, gắn trực tiếp với lợi ích của cộng đồng.

Các hình thức huy động đóng góp bằng tiền mặt cũng rất đa dạng và thường do cộng đồng tự quyết định, bao gồm:

 Đóng góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc nộp bằng thóc (quy đổi theo giá thị trường)

 Đóng góp theo hộ hoặc theo khẩu, theo lao động hoặc theo diện tích lúa

 Đóng góp như nhau đối với tất cả đối tượng hưởng lợi hoặc miễn/giảm cho một số đối tượng như: hộ nghèo, hộ ĐBKK, hộ không có lao động.

 Có thể đóng góp 1 đợt hoặc chia thành nhiều đợt (thường là sau vụ thu hoạch).

 Kêu gọi ủng hộ, quyên góp: một số nơi, để xây dựng nhà văn hóa rộng rãi, khang trang, thôn thành lập Ban quyên góp để kêu gọi sự ủng hộ của những người dân trong thôn đi làm ăn xa, hộ khá giả, hộ cán bộ, Đảng viên; doanh nghiệp;...

Đóng góp công lao động:

Nhìn chung đóng góp của cộng đồng cho xây dựng NTM chủ yếu bằng ngày công lao động. Lao động được huy động đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Đóng góp lao động trực tiếp thông qua việc cộng đồng tự tổ chức thực hiện việc xây dựng các công trình, không thông qua nhà thầu khác. Đóng góp lao động gián tiếp áp dụng khi cộng đồng quyết định thuê, khoán các doanh nghiệp hay nhóm thợ xây dựng đứng ra nhận làm công trình, và sau đó các doanh nghiệp hay nhóm thợ chủ trì đứng ra thuê lại lao động của cộng đồng. Ngoài ra, lao động còn được huy động tham gia khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng có sẵn tại địa phương.

Việc huy động lao động tham gia chủ yếu thực hiện các công việc đơn giản liên quan đến đào, đắp đất có trong tất cả các loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó bao gồm dọn dẹp mặt bằng, san gạt và bồi đắp đất chuẩn bị nền đường và đổ bê tông mặt đường trong làm đường bê tông; san gạt và bồi đắp đất tạo mặt bằng khu vui chơi thể thao; và đào đất làm móng nhà trong xây dựng nhà văn hóa. Trong

một số trường hợp, cộng đồng có thể huy động lao động thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như làm kênh mương bằng bê tông.

Cách thức huy động người dân đóng góp ngày công lao động cũng rất đa dạng, và thường do cộng đồng tự tổ chức thực hiện, bao gồm:

 Đóng góp công lao động bình quân theo hộ, hoặc theo khẩu, theo lao động  Tham gia ngày công lao động hoặc có thể quy đổi thành tiền

 Thường huy động người dân tham gia vào những thời điểm nông nhàn.

Đóng góp bằng tài sản:

Ngoài đóng góp bằng tiền mặt và ngày công lao động, các xã điểm còn huy động người dân đóng góp bằng tài sản để phục vụ xây dựng các công trình công cộng như: hiến đất và hoa lợi trên đất; khai thác NVL tại chỗ (cát, sỏi, đá) để đóng góp, và các tài sản khác mà người dân tự có: tre, luồng, cây gỗ,....

Trong chương trình NTM xã đã vận động nhân dân hiến đất (không đền bù) phục vụ cho việc GPMB. Tuy nhiên, việc huy động người dân hiến đất (không bền bù) chỉ thuận lợi đối với những công trình quy mô nhỏ trên phạm vi xã, thôn và quỹ đất của hộ dành cho việc tạo mặt bằng không nhiều như đường giao thông, kênh mương,... Ngược lại, những công trình quy mô lớn như xây dựng trường lớp học, đường trục xã, liên xã thì rất khó có thể huy động được người dân hiến đất (nhất là những hộ bị mất nhiều diện tích).

Thi công thực hiện

Trong chương trình xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, do yêu cầu cao về kỹ thuật, người dân cùng nhau thống nhất lựa chọn tổ thi công để xây dựng, thường là tổ thợ xây và tổ thợ mộc trong thôn. Các công việc còn lại, thôn tự tổ chức, phân công các hộ gia đình đóng góp bằng ngày công lao động trực tiếp để xây dựng nhà văn hóa.

Các công trình hạ tầng quy mô nhỏ như kênh mương nội đồng, đường nội thôn, nhà văn hóa thôn... do người dân trực tiếp làm. Đây là những công trình được các dự án hỗ trợ trực tiếp bằng vật tư (xi măng) và cơ chế thanh quyết toán cũng đơn giản (cộng đồng không phải lo thủ tục thanh quyết toán). Mức hỗ trợ của dự án được công khai ngay từ đầu trong các cuộc họp dân cùng với yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Giám sát thực hiện và nghiệm thu công trình

Giám sát cộng đồng được thực hiện theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 về cơ chế giám sát đầu tư cộng đồng, tạo cơ sở pháp lý cho người dân tham gia họat động giám sát. Tuy vậy hình thức giám sát nhìn chung còn đơn điệu (kiểm tra chất lượng và số lượng các vật liệu như đá, sỏi, cát, xi măng, độ sâu, nông, v.v.). Một số xã đã thành lập tiểu ban giám sát ở thôn để giám sát các công trình thi công trên địa bàn thôn và cách làm này đem lại hiệu quả rất tốt tuy nhiên chưa có quy định cụ thể .

Quản lí và bảo dưỡng công trình

Hàng năm huyện, xã có kế hoạch giao cho thôn quản lý và bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi trong phạm vi của thôn. Việc này huy động được cộng đồng tham gia tích cực. Các công việc chủ yếu như: dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, phát quang hai bên đường, nạo vét kênh mương, sửa chữa các tuyến mương bai phục vụ cho sản xuất... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 92)