Vận động nhân dân hiến đất để xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 115)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2.5.Vận động nhân dân hiến đất để xây dựng nông thôn mới

Để có được sự tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới của người dân, cấp uỷ và chính quyền phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó một trong những yếu tố không thể thiếu là thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở gắn với xây dựng mô hình dân vận khéo. Đối với việc vận động nhân dân hiến đất, cần thực hiện dân chủ rộng rãi theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.” Đồng thời, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển giao thông đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nhân dân. Để có đủ diện tích đất để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng thì hoặc là đền bù, hoặc là vận động nhân dân tự nguyện hiến đất. Trong bối cảnh nguồn lực của địa phương có hạn thì hiến đất là một giải pháp quan trọng để xây dựng nông thôn mới.

Đối với các hộ không đồng ý hiến đất có thể áp dụng một số giải pháp sau: - Các tổ chức đoàn thể thôn, xã nên vào tận các hộ gia đình để vận động họ hiến đất.

- Vận động dân tự nguyện hiến đất, biểu dương những hộ tích cực hiến đất trong các cuộc họp thôn, họp xã và qua đài phát thanh.

- Thông qua các đoàn thể và các cuộc họp thôn, thực hiện tuyên truyền, vận động, giải thích cho những hộ phải hiến đất hiểu được những lợi ích chung và riêng của hộ khi hiến đất cho các công trình công cộng.

- Với những trường hợp không đồng ý hiến đất, có thể nhờ người nhà, họ hàng, hàng xóm của họ vận động giúp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 115)