Trongviệc xác định các biến cho các nhân tố thì tác giả đã tiến hành tham khảo các lý thuyết cùng với các mô hình đã nêu ở trên, từ 8 nhân tố đƣợc xác định thì có đƣợc 45 biến. Sau khi có đƣợc bảng câu hỏi thì tác giả đã khảo sát 10 khách hàng nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, không có ý nghĩa cho nghiên cứu, trùng lập, các biến đƣợc hiểu đúng hay chỉnh sửa để tránh hiểu lầm, ... Và sau khảo sát các khách hàng đồng ý với 8 nhân tố sẽ có 45 biến.
Nhằm xem xét đánh giá thái độ của ngƣời trả lời, tác giả lựa chọn các câu hỏi thông qua thang đo Likert với 5 mức độ (hay còn đƣợc nói là 5 điểm. Thang đo Likert ( likert 1932) là loại thang đo trong đó có các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi nêu ra và ngƣời trả lời chỉ việc chọn một trong các câu trả lời đã có sẵn đó. Nghĩa là bảng câu hỏi sẽ đƣa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của ngƣời đƣợc phỏng vấn:
1 là hoàn toàn không đồng ý ; 2 là không đồng ý;
3 là trung lập; 4 là đồng ý;
5 là hoàn toàn đồng ý;
Vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên giúp ta có thể sử dụng số liệu thu thập đƣợc xử lý, phân tích định lƣợng để xác định các mối quan hệ tƣơng quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng nhƣ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng thang đo định danh, thang đo tỷ lệ, thang đo cấp bậc trong nghiên cứu khi thu thập dữ liệu đặc điểm cá nhân. Cụ thể, giới tính sử dụng thang đo định danh, độ tuổi và độ thân thiết của khách hàng sử dụng thang đo tỷ lệ và thang đo thứ bậc.
Thang đo định danh: là thang đo dùng để xếp loại, không có ý nghĩa về lƣợng. Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo định danh dạng câu hỏi một lựa chọn. Thang đo tỷ lệ: là thang đo số đo dùng để đo độ lớn và gốc 0 có ý nghĩa.
Thang đo thứ bậc: là thang đo danh nghĩa đƣợc sắp xếp theo một quy ƣớc nào đó về thứ tự hay sự hơn kém.
Các biến trên sẽ đƣợc mã hóa nhằm tạo điều kiện cho việc chạy phần mềm SPSS. Mã hóa về thông tin khách hàng tác già sử dụng số tự nhiên và mã hóa về bảng câu hỏi thì tác giả mã hóa bằng việc viết tắt lấy chữ cái theo từng nhân tố (phần phụ lục).
3.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lƣợng mô tả thống kê, đƣợc tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lƣợng các quan sát trong tập.
Số trung vị (median) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất. Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số số nằm trên hay dƣới con số đó là bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.
Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn, là một đại lƣợng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã đƣợc lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phƣơng sai. Nếu gọi X là giá trị của công cụ tài chính, m = E(X) là trung bình động của X, S là phƣơng sai, d là độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ đƣợc tính toán nhƣ sau: S = E[(X – m)2] d = Căn bậc hai của S
Tần suất và biểu đồ phân bổ tần suất, tần suất là số lần suất hiện của biến quan sát trong tổng thể, giá trị các biến quan sát có thể hội tụ, phân tán, hoặc phân bổ theo một mẫu hình nào đó, quy luật nào đó.
3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng (item-total correlation). Nó giúp đo lƣờng mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tƣơng quan với nhau.
Về giá trị của Cronbach alpha, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, Tập 2 tr24) cho rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng giá trị này từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm thang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”. Trong nghiên cứu này,
Nguyễn Thị Mai Trang (2002), do đó tác giả chỉ sử dụng những thang đo mà hệ số Cronbach alpha đạt giá trị từ 0,7 trở lên.
Với những thang đo có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,7 là thang đo không phù hợp và xem xét loại biến quan sát nào đó đi (trong kết quả kiểm định thang đo sẽ tự đề xuất việc loại bỏ biến này) để đạt đƣợc hệ số Cronbach Alpha tốt hơn. Chú ý rằng các biến quan sát cho kiểm định Cronbach Alpha phải đảm bảo từ 3 biến trở lên. Nếu nhỏ hơn việc thực hiện kiểm định thang đo là không phù hợp, khi đó phần mềm sẽ không đƣa ra kiến nghị gì về đánh giá thang đo.
Trong mỗi thang đo, hệ số tƣơng quan biến tổng thể hiện sự tƣơng quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan của biến với các biến khác càng cao. Các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0,3 đƣợc coi là phù hợp, với những biến quan sát có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 bị coi là biến rác và loại khỏi thang đo.
3.3.3. Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục đƣợc sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố giúp thu gọn các biến quan sát thành những nhóm biến, các biến trong nhóm có quan hệ mật thiết với nhau, mỗi nhóm đo lƣờng một yếu tố riêng; các biến quan sát có thể bị tách ra hay nhập vào thành những nhóm mới so với mô hình ban đầu.
Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp nhân tố EFA đƣợc sử dụng để xác định giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant); các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố gồm có:
Hệ số tải nhân tố - Factor loading: là hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các nhân tố.
Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố. Những chỉ số nhân tố có Eigenvalue > 1 mới đƣợc giữ lại trong mô hình phân tích, các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ bị loại khỏi mô hình. Kết quả đƣa ra có bao nhiêu chỉ số Eigenvalue >1 sẽ có bấy nhiêu nhân tố đƣợc hội tụ.
Component Analysis với phép quay Varimax with Kaiser Normalization.
Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO đủ lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
Sig của kiểm định Bartlett < 0,05 chứng tỏ các biến có tƣơng quan với nhau trong tổng thể - đây là điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tập 2, 31).
Phƣơng sai trích Variance explained criteria: tổng phƣơng sai trích phải lớn hơn 50%.
3.3.4. Phân tích tƣơng quan và hồi quy đa biến
Sau khi xây dựng các thang đo thích hợp, tiến hành phân tích ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả thực hiện phân tích tƣơng quan và chạy mô hình hồi quy đa biến.
Thông qua bảng ma trận tƣơng quan sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sơ bộ về mối quan hệ qua lại giữa biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Mô hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa có dạng nhƣ sau:
Y = β0+ β1*X1 + β2*X2 + β3*X3+ β4*X4+ β5*X5+ β6*X6+ β7*X7+ ut Trong đó:
Y: Hài lòng khách hàng ;
X1 – X7: Các yếu tố đánh giá chất lƣợng phục vụ, hỗ trợ NNT; β1 – β7: Hệ số góc của từng nhân tố ;
β0 : Hệ số chặn của mô hình hồi quy ; ut : phần dƣ
3.4. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI
tính, sử dụng kiến thức cùng tài liệu tham khảo và kỹ thuật thảo luận nhóm với 2 ngƣời để hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát nhằm xây dựng những tiêu chí đánh giá, chỉnh sửa, loại bỏ hay bổ sung câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lƣợng. Kết quả của bƣớc này là xây dựng đƣợc một bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu. Bảng câu hỏi chính thức (Phụ Lục 1) gồm hai phần chính
Phần 1: Thông tin khách hàng
Tóm tắt chƣơng 3
Chƣơng này trình bày cụ thể về quy trình tiến hành nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đã đƣợc hiệu chỉnh các chi tiết thang đo sau khi thực hiện nghiên cứu định tính.
Chƣơng 3 cũng trình bày về mẫu trong nghiên cứu này đƣợc lấy theo phƣơng pháp thuận tiện, phƣơng pháp xử lý số liệu từ các dữ liệu thị trƣờng thu thập đƣợc thông qua nghiên cứu định lƣợng là các phép kiểm định và hồi quy tuyến tính.
Sau khi có đƣợc bảng câu hỏi nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra bằng việc phát phiếu câu hỏi tới các đối tƣợng điều tra (đƣợc trình bày ở trên). Sau khi có kết quả điều tra tác giả tiến hành thống kê mô tả dữ liệu với các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất để nhìn tổng quan đánh giá về kết quả thu thập;
Bƣớc tiếp theo là tác giả đánh giá độ tin cậy thang đo nghiên cứu qua hệ số Cronbach Alpha (lớn hơn 0,7 là phù hợp) và hệ số tƣơng quan biến tổng (lớn hơn 0,3 là thỏa mãn);
Sau khi có đƣợc các biến quan sát phù hợp tiến hành phân tích khám phá nhân tố với các chỉ số KMO (lớn hơn 5 và nhỏ hơn 1) là phù hợp để phân tích nhân tố khám phá; Chỉ số Bartlet‟s <0,05 là thỏa mãn;
Có bao nhiêu chỉ số Eigenvalue >1 sẽ có bấy nhiêu nhân tố đƣợc hội tụ; Phƣơng sai trích lớn hơn 50% là phù hợp;
Chƣơng tiếp theo sẽ trình bày kết quả của việc thu thập dữ liệu từ mẫu, kiểm định thang đo và các kết quả nghiên cứu khác rút ra từ quá trình phân tích dữ liệu.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƢỢC XUÂN QUANG 4.1.1 Giới thiệu chung
Thuốc là nhu cầu thiết yếu trong việc điều trị các bệnh thƣờng gặp trong cuộc sống con ngƣời, nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng hay của ngƣời Việt nên nhà thuốc Xuân Quang đƣợc thành lập vào đầu năm 1980, và cùng với việc phát triển mở rộng quy mô đầu tƣ nên Công ty TNHH Đông Dƣợc Xuân Quang đƣợc thành lập vào ngày 04/04/2005 theo quyết định của Bộ Y Tế số: 1559/QĐ/BYT.
Tên : Công ty TNHH Đông Dƣợc XUÂN QUANG Tên giao dịch quốc tế: XUÂNQUANGPHARCO Tài khoản ngân hàng số: 004000319450001
Website: http:// www.xuanquangpharco.com.vn
Email: info@xuanquangpharco.com.vn
Trụ sở công ty
Đ/c: 53/2 Đông Thạnh_ Mỹ Thạnh _ Long Xuyên_ Tỉnh An Giang ĐT: (076)831544 – 832544
Fax: (076)831386
Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh
Đ/c: 291 Lê Đại Hành _ Phƣờng 13 _ Quận 11 _ TPHCM ĐT: (08) 38583999 – 39622116.
Trong những năm đầu thành lập công ty gặp không ít những khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là thủ công, tổng số lao động chỉ có 25 ngƣời, qui mô sản xuất nhỏ với tổng diện tích sản xuất chỉ vỏn vẹn có 400m2.
Đến năm 1989, nhà thuốc Xuân Quang đổi tên thành Cơ Sở Sản Xuất & Kinh Doanh thuốc YHCT Xuân Quang. Công ty đã mạnh dạng đầu tƣ nghiên cứu, tăng cƣờng đầu tƣ vốn để hiện đại hoá thiết bị sản xuất, mở rộng diện tích sản xuất lên 3000m2 nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.
Trong quá trình sản xuất, Cơ Sở đạt đƣợc một số thành công đáng kể nhƣ: danh hiệu hàng Việt Nam chất lƣợng cao, giấy chứng nhận của Sở Y Tế Tỉnh An Giang, bằng khen của Bộ Y Tế Việt Nam, đạt tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000: 2000, đƣợc trung tâm QUACERT thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất
lƣợng Việt Nam chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn từ ngày 02/06/ 2004.
Nhờ việc chấp hành tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc, trực tiếp là Bộ Y Tế trong lĩnh vực đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật, đến ngày 04/04/2005 Cơ Sở Sản Xuất & Kinh Doanh thuốc YHCT Xuân Quang đổi tên thành công ty TNHH Đông Dƣợc Xuân Quang do Bộ Y Tế cấp theo quyết định số: 1559/QĐ–BYT.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là tạo ra các sản phẩm thuốc dƣợc có chất lƣợng để đảm bảo nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Thực hiện đúng qui định của Bộ Y Tế.
Bảo đảm vệ sinh không gây ô nhiễm môi trƣờng.
Thực hiện tốt các chế độ báo cáo tài chính kế toán.
Nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm mới.
Qui mô hoạt động của công ty:
Yếu tố nguồn lực: Do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty lả sản xuất thuốc
đông dƣợc, nên đòi hỏi công ty phải có phân xƣởng sản xuất, có những trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất .
Hiện nay, công ty đang sở hữu phân xƣởng sản xuất với tổng diện tích 3000m2, các loại máy móc thiết bị dùng cho việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và các loại thiết bị ngoài sản xuất, các loại máy móc, thiết bị này đa số có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam.
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị: ông ty đã đầu tƣ khá lớn cho việc mua sắm tài sản cố định, tài sản cố định chiếm tới 8.710.000 VNĐ trên tổng số vốn, đạt tỷ lệ 74%, điều này chứng tỏ công ty đã dành phần lớn số vốn của mình để đầu tƣ cho việc tự động hóa qui trình sản xuất, qua đó nâng cao năng suất để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Các máy móc thiết bị của Công ty nhìn chung đã tƣơng đối cũ, tổng giá trị còn lại của tổng số máy móc thiết bị tính đến năm 2009 là: 1.874.950VNĐ đạt tỷ lệ 39,8% so với tổng nguyên giá ban đầu
Lao động: để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh, công ty đã chuẩn bị cho
môn tốt cộng với sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh thuốc đông dƣợc.
Tổng số lao động của công ty tính chính xác đến năm 2009 là: 115 ngƣời
Tình hình lao động đƣợc thể hiện chi tiết ở bảng sau:
Bảng 4.1: Tổng Hợp Tình Hình Lao Động ĐVT:Ngƣời
(Nguồn: Công ty Xuân Quang)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy:
Số lƣợng nam, nữ trong công ty tƣơng đối cân bằng nhau.
Số nhân viên trực tiếp sản xuất ra sản phẩm là 60 ngƣời chiếm tỷ lệ 52,2% tổng số lao động của công ty, hầu hết các nhân viên này đều có bằng CNKT.
Nhân viên gián tiếp sản xuất là 55 ngƣời chiếm tỷ lệ 47,8% tổng số lao động. Trong đó, các nhân viên có trình độ sau đại học , đại học và cao đẳng chiếm tới 40