kết của Nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần TP.HCM” của tác giả Trần Thu Hiền (2013)
Tác giả dùng mô hình văn hóa tổ chức gồm 4 thành phần của Lau and Idris
(2001) và mô hình Mowday et al (1979) để đo lường sự gắn kết của nhân viên, được thể hiện qua mô hình nghiên cứu sau:
Hình 2.1. Mô hình mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và sự gắn kết của nhân viên theo
Trần Thu Hiền (2013)
Nguồn: Trần Thu Hiền (2013)
Làm việc nhóm Đào tạo và phát triển Sự trao đổi thông tin Phần thưởng – sự công nhận
17
Tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo đưa vào khảo sát như sau: Thang đo văn hóa tổ chức từ 16 biến điều chỉnh thành 20 biến; thang đo sự gắn kết tổ chức từ 05 biến thành 4 biến. Tác giả đã sử dụng kiểm định sơ bộ thang đo
bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá để kiểm định sự
khác biệt thang đo, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua phân tích tương quan và phân tích hồi qui bội.
Mặc dù kết quả phân tích và kiểm định của mô hình cho kết quả Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức, tuy nhiên Văn hóa tổ chức ở đây chỉ mới thể hiện ở 4 khía cạnh: Làm việc nhóm, Đào tạo và phát triển, Sự trao đổi thông tin, Phần thưởng – sự công nhận mà chưa đề cập đến các khía cạnh khác của Văn hóa tổ chức. Do đó kết quả nghiên cứu có thể chưa phù hợp cho tất cả các ngân hàng có ở các khu vực khác nhau, loại hình khác nhau.