TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên văn phòng khối doanh nghiệp cổ phần tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 66)

Nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ: “Ảnh hưởng của Văn hóa tổ chức đến nhân viên khối văn phòng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Lý thuyết nghiên cứu dựa trên lý thuyết Văn hóa tổ chứccủa Lau & Idris (2001) gồm có 04 thành phần: Sự trao đổi thông tin, Đào tạo và phát triển; Phần thưởng và công nhận; Làm việc nhóm.

Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Điều tra khảo sát theo phương pháp phi xác suất chọn mẫu thuận tiện, kích thước mẫu là 400. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và Phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua phương pháp phân tích tương quan và Hồi qui tuyến tính bội.

Sau khi thảo luận nhóm, thang đo được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế với đối tượng nghiêncứu: Thang đoVăn hóa tổ chức có 23 biến quan sát; Thang đo sự gắn kết của nhân viên có 3 biến quan sát.

Sau khi đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, thang đo Văn hóa tổ chức còn lại 21 biến quan sát phù hợp; và phân tích nhân tố khám phá EFA kết quả

cho thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên khối văn phòng làm

việc cho các Công ty Cổ phần trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cụ thể:Đào tạo và Phát triển; Sự trao đổi thông tin trong tổ chức; Làm việc nhóm và Cơ hội thăng tiến.

Qua Kiểmđịnh tương quan và Hồi qui mô hình nghiên cứu cho thấy, về mặt

thực tiễn kết quả nghiên cứu xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên khối văn phòng làm việc tại các công ty cổ phần

trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mức độ ảnh hưởng của các thành phần đến Sự

gắn kết nhân viên gồm: Đào tạo và phát triển (βRDTPTR =0,243). Sự trao đổi thông tin (βRTDTTR = 0,197); Phần thưởng và công nhận (βRPTCNR = 0,183); Làm việc nhóm (βRLVNR = 0,173); Cơ hội thăng tiến (βRCHTTR = 0,086).

56

Ngoài ra, phân tích sự khác biệt về sự gắn kết của nhân viên theo các đặc tính cá nhân bằng phương pháp Independent Sample T- test và ANOVA cho thấy: Giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong 400 mẫu quan sát. Đối với yếu tố Cấp bậc chức vụ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên văn phòng khối doanh nghiệp cổ phần tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 66)