khách hàng để đầu tư, phải kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay, giám định chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, có vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng.
1.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tín dụng là kênh dẫn vốn chủ yếu để thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội. Với việc đòi hỏi nền kinh tế xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng luôn và sẽ dành được sự quan tâm lớn.
• Đối với nền kinh tế xã hội:
Tín dụng ngắn hạn và nền kinh tế xã hội có mối quạn hệ mật thiết hai chiều. Tín dụng ngắn hạn góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế xã hội, tạo
điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển, ngược lại, để hoạt động tín dụng ngắn hạn có chất lượng thì đòi hỏi nền kinh tế xã hội phải ổn định, phải có cơ chế phù hợp, có sự chi phối nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp các ngành.
Chất lượng tín dụng ngắn hạn được bảo đảm và nâng cao là điều kiện cho Ngân hàng làm tốt vai trò trung gian tài chính – cầu nói giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế, từ đó điều hòa nguồn vốn cho đầu tư ngắn hạn hợp lý, làm xã hội bợt được lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm được khó khăn cho những nơi thiếu vốn.
Chất lượng tín dụng ngắn hạn được nâng cao cũng sẽ tạo điều kiện để NHTM làm tốt vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế thị trường. Vì khi chất lượng tăng lên nghĩa là các khoản tín dụng được thực hiện đúng theo thời hạn, do đó số vòng quay của vốn tín dụng tăng lên với một lượng tiền trong lưu thông là không đổi. Góp phần mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó tiết kiệm chi phí phát hành tiền.
Tín dụng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội theo ngành nghề, lĩnh vực. Nhờ chất lượng tín dụng nâng cao nghĩa là sự phân tích, đánh giá khả năng phát triển của đối tượng để ra các quyết định đầu tư đúng đán để khai thác khả năng tiềm tang của tài nguyên, lao động, đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực trong cả nước.
Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như ta đã biết về khả năng tạo tiền tệ của hệ thống NHTM. Đó là thông qua việc cho vay chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng số tiền ghi sổ lên rất nhiều lần so với số tiền thực tế mà Nhà nước bỏ vào lưu thông. Như vậy khi chất lượng tín dụng được nâng lên tạo khả năng giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
Cuối cùng, chất lượng tín dụng ngắn hạn nâng cao góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng. Giảm thiểu rồi đi đến xỏa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang rất phổ biến hiện nay. Mà gắn liền với tình trạng tín dụng không lành mạnh này là những vấn đề xã hội phức tạp.
• Đối với khách hàng:
Cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng: Chất lượng tín dụng ngắn hạn nâng cao sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng thị trường, cung cấp tín dụng kịp thời, đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng: Để đảm bảo chất lượng tín dụng thì Ngân hàng tiền hành việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn tín dụng của khách hàng, qua đó cùng với khách hàng uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động tài chính và kinh doanh của họ. Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển chất lượng sản xuất kinh doanh cũng như làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng.
• Đối với Ngân hàng thương mại:
Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của hệ thống NHTM.
Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tức tăng khả năng quay vòng vốn tín dụng, qua đó mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như mở rộng quy mô tín dụng cho một khách hàng. Như vậy, không những duy trì được mối quan hệ với những khách hàng truyền thống mà còn mở rộng, thu hút thêm những khách hàng mới. Đó cũng là cách để các Ngân hàng thương mại mở rộng thị trường, nâng cao được lợi nhuận.
Chất lượng tín dụng ngắn hạn nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại rất lớn do không thu hồi được khoản tín dụng. Như vậy, sẽ gia tăng khả năng sinh lời
của các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Tăng được lợi nhuận cho hệ thống NHTM.
Quan những phân tích trên, ta thấy nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn có ý nghĩa vô cùng to lớn. đối với Ngân hàng thì đó vì sự tồn tại, phát triển. Với khách hàng thì đó là khả năng mở rộng sản xuất. Xét trên tầm vĩ mô thì nâng cao chất lượng tín dụng là để đảm bảo cho nền kinh tế xã hội luôn phát triển ổn định. Với sự phát triển và sản xuất lưu thông hàng hóa ngày càng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển tới mức độ nào đó sao cho phù hợp, nhằm đáp ứng được những nhu cầu giao dịch cũng ngày càng tăng trong xã hội. Vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng không những luôn được coi là chiến lược hàng đầu của các NHTM mà còn của các nhà chức trách về kinh tế xã hội.
Kết luận chương I:
Tín dụng ngắn hạn là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường của nhiều ngân hàng nói chung, và đối với Chi nhánh Đống Đa nói riêng. Việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với chi nhánh là vô cùng quan trọng để xác định mục tiêu phát triển và hướng đến trong tương lai. Qua những định nghĩa và làm rõ chất lượng tín dụng ở trên, có thể nhận thấy tầm ảnh hưởng lớn của tín dụng ngắn hạn đến nền kinh tế như thế nào. Từ đó, giúp Chi nhánh tập trung nguồn vốn huy động để phân bổ hợp lý cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG