Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 51)

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Đầu năm 2012, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm hãm lạm phát về mức độ an toàn và các chỉ đạo của NHNN, ngân hàng đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, hạn chế đầu tư vốn vào lĩnh vực phi sản xuất, phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng, giảm dư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trình tăng trưởng tín dụng. Theo những mục tiêu trên, Chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh với kết quả đạt được là dư nợ ngắn hạn tăng 13.3% so với năm 2011.

2.2.3 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với tín dụng ngắn hạn hạn

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của chi nhánh có một khoảng chênh lệch nhất định như không quá lớn, vẫn đảm bảo được nguồn thu và quay vòng vốn trong nền kinh tế

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 so với năm 2010 Năm 2012 Năm 2012 so với năm 2011 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Dư nợ ngắn hạn 2271 2842 571 25.14 3220 378 13.3 DS cho vay ngắn hạn 2576 3452 876 34 4765 1313 38 DS thu nợ ngắn hạn 2347 3010 663 28.25 3576 566 18.8

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012)

Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 3452 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2010 (876 tỷ đồng). Với đà tăng trưởng trên, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 là 4765 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước đó (1313 tỷ đồng). Trong khi đó, doanh số thu nợ của cả 3 năm đều thấp hơn so với doanh số cho vay, nhưng nhìn chung đều tăng so với cùng chỉ tiêu cuối năm trước đó. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy, trong năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn là 3576 tỷ đồng, giảm rõ rệt so với doanh số cho vay ngắn hạn 4765 đến 1189 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này chủ yếu là do cuối năm 2012, sự hoạt động thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp, gây nên việc làm ăn thua lỗ dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các công ty lớn nhỏ trong nước, cộng thêm việc quản lý thiếu hiệu quả của ngân hàng khi lơi là trong việc thẩm định dự án, mang yếu tố thân quen lâu năm nên cho vay với nguồn vốn lớn đại trà. Cộng thêm việc hoạt động không hợp lý, thiếu chính sách minh bạch, công khai của các Tập đoàn nhà nước, đã gây thấp thoát lớn nguồn vốn cho vay của Chi nhánh. Vốn không thu được, bị đưa vào nợ nhóm 4, 5 là nợ xấu là khoản vốn lớn có khả năng bị mất. Để giải quyết bài toán hóc búa này, giữa năm 2013, VAMC – Công ty Quản lý tài sản Việt Nam có khả năng ra đời, dù chưa được ký quyết định với thủ tục lằng nhằng và một số lý do chủ quan và khách quan khác, nhưng với nhiệm vụ chủ yếu của VAMC trong tình hình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 51)