Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 80)

• NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

• Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập: Hiện nay ở Việt Nam đã có Trung tâm tín dụng CIC của NHNN và một số đơn vị khác như các Công ty chứng khoán đã làm công tác để xếp loại khách hàng. Tuy nhiên độ tin cậy của các thông tin là chưa cao, số liệu chưa mang tính cập nhật khiến NHTM và các tổ chức tín dụng ít sử dụng thông tin do CIC cung cấp. Do đó, NHNN cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của CIC bằng cách:

Phương pháp đánh giá tín dụng cần phải chặt chẽ, có tính hệ thống và phải căn cứ vào các số liệu quá khứ theo một phương pháp đánh giá nào đó. Ngoài ra, các kết quả đánh giá phải liên tục được ra soát và điều chỉnh kịp thời theo những thay đổi về tình hình tài chính.

 Phương pháp luận chung để đánh giá tín dụng cần phải được công khai, hầu hết các dự án cho vay vốn từ World Bank và ADB đều công khai trên website, rõ ràng phương pháp luận cụ thể để đánh giá một dự án, điều này sẽ tránh được những che đậy thông tin từ phía khách hàng đặt mục tiêu có nguồn tín dụng bằng mọi giá.

 Trung tâm cần cung cấp thông tin về phương pháp đánh giá, bao gồm các khái niệm về khả năng không được trả nợ, khoảng thời gian đánh giá, ý nghĩa của mỗi bậc xếp hạng, tỷ lệ không trả được nợ trong thực tế ứng với mỗi nhóm xếp hạng và xu hướng thay đổi các kết quả đánh giá.

 Có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đánh giá với chất lượng cao. Các nguồn lực này cho phép CIC tiếp xúc thường xuyên với cán bộ quản lý và nghiệp vụ tại các tổ chức đang được đánh giá tín dụng để bổ sung các thông tin quan trọng cho việc đánh giá tín dụng. Các kết quả đánh giá phải dựa trên sự kết hợp các phương pháp định tính và định lượng.

 NHNN cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát đối với các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các sai phạm, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Kết luận chương III:

Với những định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tăng trưởng lợi nhuận và dư nợ tín dụng, giảm thiểu rủi ro đối với các khoản cho vay, giải quyết vấn đề nợ xấu tối đa,….Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cùng những kiến nghị giúp chi nhánh dễ dàng hơn trong việc đạt đến những mục tiêu trên và hướng đến phát triển ngân hàng lớn mạnh, chủ lực và cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.

KẾT LUẬN CHUNG

Từ khi ra đời, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng cũng như hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, với hoạt động tín dụng của mình đã góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách tích cực. Nó không những cung ứng vốn cho các doanh nghiệp tăng cường mỏ rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án, chương trình xây dựng cơ bản, tang cường cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước. Tín dụng ngân hàng đã đạt được một số thành tựu nhất định, chứng tỏ rõ nó là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống tín dụng ở nước ta, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất kinh doanh phát triển góp phần vào quá trình xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngắn hạn trong các NHTM vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải. Đặc biệt đối với những NHTM nhà nước, không những có chức năng, vai trò như những NHTM khác mà còn có nhiệm vụ làm đầu tàu cho cả hệ thống NHTM thì vấn đề chất lượng tín dụng càng phải được nghiên cứu kĩ để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng. Có như vậy, hoạt động kinh doanh của hệ thông NHTM nhà nước mới ngày càng phát triển, mới thực sự trở thành những đầu tàu cho hệ thống NHTM và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Trong khuôn khổ hạn hẹp cảu đề tài em đã trình bày một số lý do cơ bản về tín dụng ngắn hạn Ngân hàng thương mại cùng với một số vấn đề nổi cộm trong thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa và cũng có đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm khắc phục hạn chế vầ nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, với trình độ và thời gian hạn hẹp thì em không thể tránh khỏi sai sót nên rất mong nhận được sự góp ý của cô để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng (2005), Nxb Thống kê

2. Giáo trình NHTM, PGS. TS. Phan Thu Hà, Khoa Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc Dân (2007), Nxb ĐH Kinh tế Quốc Dân 3. Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa 4. Thông tư 02/2013/TT-NHNN

5. Tạp chí tài chính Ngân hàng các số tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2012 6. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, khoa Ngân hàng – Tài chính, Đại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w