thống Ngân hàng nói riêng, cứu bất động sản là phụ, cứu nền kinh tế là “chính”. Như vậy, với những sai lầm của Tập đoàn nhà nước và công tác quản lý kém, gây nên biến động thị trường thì nay, Nhà nước cũng tự giải quyết với tiền từ dân.
2.2.4. Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh chi nhánh
Nợ quá hạn thể hiện các khoản nợ xấu trong ngân hàng, nợ quá hạn càng lớn thì ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn vì vốn cho vay không thu được từ phía khách hàng. Nợ quá hạn được đánh giá qua 5 nhóm nợ.
Bảng 7: Phân loại nợ ngắn hạn tại Chi nhánh Đống Đa Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tỷ đồng Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 2271 100 2842 100 3220 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 2189 96.39 2756 96.97 3070 95.3 Nợ cần chú ý 24 1.06 26 0.9 6 0.2
Nợ dưới tiêu chuẩn 27 1.19 24 0.84 22 0.68
Nợ nghi ngờ 21 0.9 24 0.84 95 2.95
Nợ có khả năng mất vốn 10 0.46 12 0.45 27 0.87 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012)
Với quyết tâm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng tín dụng, ngân hàng đã chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiên quyết giảm nợ nhóm 2 và thu hồi nợ. Ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, phân tích nợ theo định lượng và định tính, tiến dần đến việc phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế. Với việc đầu tư không hiệu quả, tỷ lệ nợ nghi ngờ và nợ xấu có xu hướng tăng, tuy nhiên tỷ lệ nợ nhóm 1 tăng dần cho thấy tín dụng của các ngân hàng vẫn trong biên độ an toàn.
Dựa vào bảng trên, có thể thấy nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm số lượng lớn trong dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh. Cùng với sự tăng lên của dư nợ ngắn hạn, nợ đủ tiêu chuẩn tăng 11.39% ( 314 tỷ đồng) so với năm 2011, trong khi đó, nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn giảm xuống với tỉ lệ lần lượt là 76.9% và 8.3% so với cuối năm trước đó. Cuối năm 2012, Nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn tăng cao đột biến, với nợ nghi ngờ tăng 71 tỷ đồng (295.8%) và nợ có khả năng mất vốn tăng 15 tỷ đồng (125%) so với năm 2011. Nguyên nhân này là do doanh số thu nợ giảm xuống kèm theo tình hình biến động của kinh tế đã được đề cập ở trên.
Biểu đồ 4: Nợ nhóm 1 qua các năm
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Nhìn biểu đồ trên, nợ nhóm 1 tăng dần dần trong năm 2010 – 2012, cho thấy Chi nhánh đang ngày càng hoàn thiện các công cụ và thúc đẩy hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn hạn để thu vốn và lợi nhuận nhanh chóng, linh động trong việc đầu tư trong tương lai và giảm thiểu rủi ro phát sinh.
Biểu đồ 5: Nợ nhóm 2, 3, 4, 5 qua các năm
Nhìn vào biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy nợ nhóm 1 đến nhóm 5 trong năm 2011 so với năm 2010 nhưng đến năm 2012, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5 bất ngờ tăng cao đột biến, đặc biệt là nhóm 4 do khả năng thu hồi nợ trở nên khó hơn khi nền kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp “mọc” lan tràn mấy năm trước nhưng thiếu khả năng quản lý nên không thể đứng vững trong thời buổi kinh tế biến động trong năm 2012, xảy ra tình trạng phá sản, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng, gián tiếp khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Với tình hình này, Chi nhánh rơi vào hoàn cảnh chung của nền kinh tế và bộ phận các ngân hàng khi không thể lường trước tình hình của sự biến động này, gây nên một mức thất thoát nhất định trong ngân hàng.
• Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho ta biết trong một đồng vốn huy động được thì bao nhiêu đồng được sử dụng để cho vay. Đây là chỉ tiếu để phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các NHTM. Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả và ngược lại.
Bảng 8: Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Đống Đa năm 2010 - 2012 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ ngắn hạn 2271 2842 3220 Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn 3878 4658 6012 Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn 0.59 0.61 0.54
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012)
Mức tổng dư nợ ngắn hạn và nguồn vốn huy động ngắn hạn đều tăng qua các năm kéo theo sự tăng lên của hiệu quả sự dụng vốn ngắn hạn.Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 25.14% và tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 20.11% so với năm 2010, đồng thời hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn năm 2011 tăng 0.02 so với năm 2010, đạt mức 0.61. Tuy nhiên, điều ngược lại
được thấy trong năm 2012 với dư nợ ngắn hạn tăng 13.3% và nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng 29.1% so với năm trước đó nhưng hiệu quả sự dụng vốn lại giảm đi khá nhiều 0.07, chỉ còn 0.54, như vậy, dù cả dư nợ ngắn hạn và huy động vốn đều tăng nhưng chênh lệch lại lớn hơn so với năm 2011 và năm 2010 nên xét về hiệu suất thì lại giảm đi khá nhiều cho thấy khả năng sự dụng vốn ngắn hạn của Chi nhánh đang gặp vấn đề. Nguyên nhân do công tác quản lý và thẩm định tín dụng chưa được cải thiện, để lộ nhiều sơ hở trong việc thẩm định dự án mà không phát hiện ra, cứ vậy giải ngân dẫn đến hiệu suất giảm mạnh.
• Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hệ số này phản ánh vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bảng 9: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn qua các năm của Chi nhánh Đống Đa (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số thu nợ 2347 3010 3576 Dư nợ bình quân 854 1017 1325 Vòng quay vốn tín dụng 2.75 2.96 2.7
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012)
Doanh số thu nợ và dư nợ bình quân qua các năm đều tăng. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng năm 2012 lại giảm so với 2 năm còn lại. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2011 tăng 28.25% và dư nợ bình quân tăng 19.1% so với năm trước đó, đồng thời vòng quay vốn tín dụng tăng 0.21, đạt 2.96. Trong năm 2012, doanh số thu nợ tăng 18.8% và dư nợ bình quân tăng 35.2% so với năm 2011, tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng lại giảm 0.26, chỉ còn 2.7, như vậy vòng quay vốn tín dụng không được linh hoạt như trong năm 2011.
Nguyên nhân là do việc thu hồi nợ bị trì trệ nên dẫn đến ngân hàng khó có nguồn vốn ngay lập tức để đầu tư vào hoạt động khác.