Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 69)

Một trong những nguyên nhân lớn nhất làm hạn chế chất lượng tín dụng cụ thể là tín dụng ngắn hạn, là chất lượng thẩm định. Thẩm định tín dụng là khâu kiểm tra, kiểm tra khách hàng và thẩm tra các dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới là cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho

vay, cho vay như thế nào. Do vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn đến chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nang cao chất lượng thẩm định:

• Nâng cao chất lượng thu thập thông tin: Thông tin là đầu vào của thẩm định. Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không đúng, Ngân hàng không thực sự hiểu biết khách hàng thì dẫn đến việc cho vay không hiệu quả. Để nâng cấp chất lượng thông tin, cần có nhiều giải pháp, có thể kể đến:

Thu thập thông tin từ bên doanh nghiệp: Thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu chặt chẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, quan hệ đối tác đều tiết lộ khả năng, triển vọng của doanh nghiệp. Một yêu cầu quan trọng khác trong việc thu nhập thông tin là phải phân biệt được các thông tin trọng yếu và không quan trọng, đánh giá được mức độ tin cậy của thông tin từ đó mới có hướng thu nhập những thông tin thực sự cần thiết.

Thu nhập thông tin từ bên ngoài qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin của các cơ quan chức năng như kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan, hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, công an, tòa án,… Nguồn thông tin cũng có thể là không chính thức đã có quan hệ tín dụng từ mối quan hệ khác, từ dư luận xã hội, phương tiện thông tin đại chúng.

Thu nhập thông tin của Ngân hàng còn phải hường tới xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các chỉ tiêu quan trọng trong từng và toàn ngành, trong nền kinh tế để làm căn cứ so sánh, đánh giá khi phân tích, chẩm điểm tín dụng.

Trong việc thu thập thông tin, phải tính đến không chỉ yếu tố chính xác tin cậy, mà còn phải tính đến chi phí để có các thông tin đó. Có như vậy, hoạt động tín dụng mới mang lại được thu nhập cho Ngân hàng.

• Nâng cao chất lượng xử lý thông tin: Từ những thông tin thu nhập được, cần xử lý theo nhiều cách thức đề đưa ra kết luận hợp lý, đúng đắn. Thông tin thu thập được có rất nhiều, song cần phải sàng lọc được những thông tin quan trọng và tin cậy.

Các thông tin thu thập được đều là các số liệu trong quá khứ và mang tính thời điểm. Nhưng ngân hàng không chỉ cần quan tâm đến kết quả hoạt động của khách hàng trong trạng thái động. Do đó, khi xử lý thông tin, không chỉ phân tích đơn thuần các chỉ tiêu thời điểm, còn cần phải phân tích tỷ lệ giữa các năm, giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, tìm hiểu được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, Ngân hàng cũng đánh giá được rủi ro của doanh nghiệp xem xét tính khả thi của dự án xin vay.

Khi thẩm định, ngân hàng tập trung vào phân tích tài chính khách hàng và tài chính dự án xin vay. Ngân hàng cần đưa ra hệ thống tiêu chuẩn thẩm định như tiêu chuẩn 5C hoặc 5P.

Việc chấm điểm tín dụng là một cách xử lý thông tin hiệu quả. Tuy nhiên, với các thang điểm rời rác như hiện nay, còn nhiều chỉ tiêu chung cho mọi doanh nghiệp thì việc phân tích định lượng chưa mang lại hiệu quả cao. Nếu chỉ lấy đó làm căn cứ chính để xem xét tín dụng thì rõ ràng, Ngân hàng chịu rủi ro rất lớn. Do vậy, khi phân tích tín dụng không nên phân tích mọi chỉ tiêu, vừa không cần thiết, vừa có thể không mang hiệu quả hay thậm chí, các con số tính toán được lại phản ánh sai lệch. Việc phân tích định tính là rất quan trọng

Cụ thể, đối với việc thẩm định dự án, cần liên quan đến các bên như sau:

• Thẩm định khách hàng vay vốn

Thẩm định năng lực tài chính: Ngân hàng cần phải xác minh tính trung thực của các số liệu do khách hàng cung cấp. Trong khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, ngân hàng nên kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề liên quan. Phải có báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong thẩm định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở để kiểm tra các khoản mục thực thu, thực chi tại thời điểm khách nhau giúp nhân hàng đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ, cũng như khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của DN, là cơ sở xác định tiến độ bỏ vốn cũng như thu hồi nợ hợp lý để đảm bảo dự án hoạt động liên tục và an toàn cho khoản tài trợ.

Ngoài ra, nên áp dụng những biện pháp, nghệ thuật thẩm định, nghĩa là tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, khách hàng của DN,… cán bộ thẩm định có thể thu thập được nhiều thông tin so với những gì thể hiện trên giấy, mà lại không gây khó dễ cho khách hàng.

• Thẩm định dự án đầu tư xin vay

Thẩm định kỹ thuật dự án: Với những dự án phức tạp vượt ra ngoài khả năng cảu cán bộ thẩm định thì ngân hàng nên thuê chuyên gia, tránh chấp nhận ngay những kết quả kỹ thuật doanh nghiệp đưa đến.

Thẩm định thị trường dự án: Cán bộ thẩm định nên thu thập các thông tin về doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trong cùng khu vực thị trường, cầu sản phẩm cung loại, mức cung thực tế của doanh nghiệp trên thị trường , giá cả,…

Thẩm định phương tiện tài chính dự án: Ngân hàng cần xây dựng, hoàn thiện một hệ thống chỉ tiêu tài chính. Việc vận dụng các chỉ tiêu cần đúng và đủ, song quan trọng hơn là cán bộ thẩm định phải đưa ra được những đánh giá, kết luận từ các chỉ tiêu đó và lựa chọn tiêu chuẩn chấp nhận dự án một cách chính xác phù hợp với từng nghành nghề, đôi khi có sự ưu tiên về một khía cạnh nào đó của dự án.

Việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng.

Việc bổ nhiệm cán bộ phải dựa vào năng lực của mỗi người, và phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng nhau hợp tác để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm của mỗi cán bộ trong công tác thẩm định.

Nên tách quy trình cho vay thành hai bộ phận riêng: Bộ phận quan hệ khách hàng chịu trác nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ nhưng không có trách nhiệm thẩm định. Bộ phận thẩm định: Thực hiện phân tích, đánh giá, đinh lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt khoản vay.

Hiện nay tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đống Đa, công tác thẩm định tổ chức theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Đối với các món vay lớn, kết quả thẩm định phải được hội đồng tín dụng thông qua. Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian và chi phí, dễ dàng quy trách nhiệm cho một người phụ trách cụ thể. Nhưng nó có nhược điểm là cán bộ thẩm định không chuyên sâu vào một ngành nghề nào, do đó dễ bị quá tải do kiêm quá nhiều công việc. Do vậy việc thành lập phòng thẩm định riêng là cần thiết. Phòng thẩm định sau khi tính toán, lập báo cáo trình lãnh đạo phê duyệt sẽ chuyển sang cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng chỉ chịu trách nhiệm về phần kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi nợ gốc và lãi. Việc phân định rõ phạm vị trách nhiệm của phòng thẩm định và cán bộ tín dụng sẽ tăng cường thẩm định và kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w