Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 39)

thương – Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2010 – 2012

• Tình hình chung về kinh tế xã hội : Năm 2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mô đến khó khăn của DN và các hộ gia đình.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp

Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP.

 Tổng cầu và lạm phát tăng thấp

Năm 2012 tổng cầu tiêu dùng tuy có cải thiện hơn so với năm 2011 nhưng vẫn tăng thấp hơn so với những năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với năm 2011 (loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%) chỉ bằng một nửa so với giai đoạn 2007-2010. Hệ quả là mặc dù sản xuất công nghiệp chững lại với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,9%, song do sức mua tăng chậm với chỉ số tiêu thụ hàng công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng khoảng 3,6% nên chỉ số hàng tồn kho của nhóm hàng này tăng tới hơn 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, mặc dù tổng kim ngạch

XK năm 2012 tăng khoảng 18,3% đạt 114,6 tỷ USD, song lại chủ yếu do thành tích XK của khu vực có vốn FDI nên phần lớn DN Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ suốt cả năm 2012. Do những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đi đôi với chi phí đầu vào cao nên năm 2012 đã có thêm khoảng 4 vạn DN giải thể, ngừng hoạt động, đưa tổng số DN giải thể ngừng hoạt động trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến 10 vạn - chiếm một nửa số DN loại này trong suốt 2 thập kỷ qua. Đến lượt mình, DN gặp khó khăn lại hạn chế tạo công ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của người lao động, tạo ra vòng xoáy cắt giảm tiêu dùng.

Chịu sự chi phối của tổng cầu tăng thấp, cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng bên cạnh niềm tin kinh doanh và niềm tin tiêu dùng không cao nên diễn biến lạm phát năm 2012 ổn định vượt ngoài sự mong đợi với CPI cả năm khoảng 9,21%. Ngoại trừ 2 tháng đầu năm tăng trên 1% và tháng 9 tăng tới 2,2% do điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế, suốt từ tháng 3 đến cuối năm CPI đều tăng dưới 1% mỗi tháng bất chấp giá điện tăng bình quân 5% và giá xăng dầu tăng trên 10%. Nếu loại trừ yếu tố chủ động tăng giá dịch vụ y tế, giá điện và giá xăng dầu thì lạm phát năm 2012 chỉ khoảng 5-6%, đã góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ năm 2012 mà cả năm 2013 tới đây.

Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn

Bên cạnh việc kiềm chế lạm phát, đưa CPI từ gần 20% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 như nêu trên thì hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2012 ổn định theo hướng tích cực hơn hẳn so với mấy năm trước.

Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ hạn chế, song một mặt Việt Nam vẫn nỗ lực thu NSNN đạt dự toán, đặc biệt khoản thu NSNN từ dầu thô vượt xa so với dự toán đã hỗ trợ kịp thời cho nguồn thu từ nội địa và từ hoạt động XNK, mặt khác, tiết kiệm chi NSNN, cả chi đầu tư và chi thường xuyên để đảm bảo mức thâm hụt NSNN không quá 4,8% GDP - góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, cần bổ sung vào chương trình cơ cấu lại nền kinh tế vấn đề cơ cấu lại NSNN, từ cơ

cấu thu, chi đến cơ cấu bù đắp thâm hụt NSNN và cơ cấu nợ công để đảm bảo tính đồng bộ và khả thi.

• Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Đống Đa:

Trong năm 2012, kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn ảm đạm trong bối cảnh châu Âu vẫn lún sâu vào cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc tăng trưởng rất thấp. Đây cũng là năm đầy thách thức đối với kinh tế Việt Nam: đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm, bất động sản đóng băng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 dừng ở mức 5,03% (mức tăng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây). Hoạt động của ngành ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại và bất ổn khi áp lực cạnh tranh và tình trạng nợ xấu gia tăng. Trong bối cảnh khó khăn đó, Hội đồng quản trị VietinBank đã vừa bám sát định hướng điều hành Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, vừa quyết liệt và sát sao chỉ đạo toàn hệ thống VietinBank tăng cường quản trị hệ thống hướng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế, chủ động, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường trong các mặt hoạt động kinh doanh.

Năm 2012, Chi nhánh Đống Đa đã vượt qua khó khăn với những kết quả đáng ghi nhận: Nguồn vốn huy động tăng trưởng 20.69%, dư nợ cho vay tăng 13.6%. VietinBank là NHTM đi đầu trong việc đẩy mạnh cho vay khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ với lãi suất hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Chất lượng tài sản được giữ ổn định, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,46%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn ngành. Lợi nhuận trước thuế đạt 1168 tỷ đồng. Đạt được kết quả nổi bật nói trên là nhờ sự thống nhất, quyết tâm và nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng trong đó vai trò lãnh đạo toàn diện của Hội đồng quản trị trong mọi mặt hoạt động kinh doanh giữ vị trí quan trọng.

Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng vì khi ngân hàng càng dễ dàng huy động được nhiều vốn nhưng với chi phí thấp thì điều đó cho thấy ngân hàng đó là một ngân hàng có uy tín và có độ rủi ro thấp. Bất kỳ một ngân hàng nào khi bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên cũng là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng và sau đó thì mở rộng các dịch vụ khác ra, bằng cách đó ngân hàng huy động được tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức dân cư.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, trong năm 2011, NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạ lãi suất và ổn định kinh tế vĩ mô như: Thông tư số 14/2011/TT-NHNN khống chế trần lãi suất huy động USD, Thông tư số 13/2011/TT-NHNN yêu cầu kết hối nguồn tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn/tổng công ty Nhà nước và Quyết định số 1209/QĐ-NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Các quy định trên cùng với khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và thế giới đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại.

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa luôn tăng trưởng qua các năm. Là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời có nhiều uy tín, chi nhánh NH TMCP Công thương – Chi nhánh Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này thể hiện ở sự gia tăng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn từ các nguồn huy động (2010 – 2012)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Năm 2011 so với năm 2010 Năm 2012 Năm 2012 so với năm 2011 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Số tuyệt đối Số tương Tỷ đồng % Số tuyệt đối Số tương

đối đối Tổng nguồn

vốn huy động 8793 100 10142 100 1349 15.34 12240 100 2098 20.69 Tiền gửi tiết

kiệm 2412 27.43 3014 29.72 602 25 4568

37.3

2 1554 51.56 Tiền gửi của

các tổ chức

kinh tế 6094 69.3 6831

67.3

5 737 12 7330 59.9 499 7.3 Giấy tờ có giá 287 3.27 297 2.93 10 3.5 342 2.79 45 15.15

(Nguồn: Bảng kết quả kinh doanh năm 2012)

Tổng vốn huy động năm 2012 đạt 12240 tỷ đồng, tăng 2098 tỷ đồng so với năm ngoái ( 20.69%), trong khi tổng vốn huy động năm 2011 là 10142 tỷ đồng, tăng 15.34% so với năm 2010. Như vậy, suốt năm 2010 đến năm 2012, lượng vốn huy động của Chi nhánh luôn tăng ổn định. Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy nguồn vốn huy động chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế luôn đạt mức cao, riêng trong năm 2012, lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt hơn một nửa, chiếm 59,9% so với tổng nguồn vốn huy động được. Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư là lượng vốn ổn định và ít có biến động nhất chiếm 37.32% trong tổng vốn huy đọng. Dù nền kinh tế có nhiều biến động trong năm 2012, tỉ lệ lạm phát gia tăng, NHNN đưa ra nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, gây ra nhiều khó khăn cho các tổ chức khi liên tục phải thay đổi chính sách, cơ cấu để theo xu hướng chung của xã hội. Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, tăng trưởng nguồn vốn thông qua các kênh huy động, đối tượng khách hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của NHNN, Chi nhánh Đống Đa đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khen ngợi.

Biểu đồ 1: Tỷ trọng huy động vốn của Chi nhánh

Qua biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy số vốn huy động từ các nguồn đều tăng trong suốt năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể, năm 2012 tăng 20.69% so với năm trước đó, năm 2011 tăng 15.34% so với năm 2011.

• Hoạt động đầu tư vốn tín dụng

Tín dụng là hoạt động rất quan trọng trong mỗi ngân hàng do nó vừa chiếm tỉ trọng lớn cũng như đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, bên cạnh đó thì rủi ro đối với hoạt động này cũng không nhỏ.

Trong tín dụng thì hoạt động cho vay được các ngân hàng chú trọng do phần lớn các NHTM có được lợi nhuận từ hoạt động này. Chính vì vậy, công tác tín dụng luôn được chi nhánh coi trọng là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm qua, chi nhánh đã luôn đề ra mục tiêu cho công tác đầu tư và cho vay với mục tiêu tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng.

Bảng 2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay theo kỳ hạn của chi nhánh (2010 - 2012)

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nợ ngắn hạn 2271 64.24 2842 64.15 3220 64

Nợ trung hạn 370 10.47 409 9.23 456 9

Nợ dài hạn 894 25.29 1179 26.62 1355 27 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012)

Nhìn chung, các khoản tín dụng của NHCT Chi nhánh Đống Đa tăng qua 3 năm thống kê và các khoản cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế vượt trội so với 2 khoản cho vay trung hạn và dài hạn. Điều này là dễ hiểu vì những khoản cho vay ngắn hạn với thời gian ngắn và ít độ rủi ro, khả năng thu hồi vốn lớn tạo vòng quay vốn linh động hơn. Cụ thể: Nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 lần lượt là 64%, 9% và 27%

Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Dựa vào biểu đồ, ta thấy các khoản cho vay khách hàng theo thời gian đều tăng dần trong 3 năm nghiên cứu. Điều này cho thấy việc chi nhánh đang

đẩy mạnh hoạt động cho vay nhưng vẫn giữ việc đầu tư nguồn vốn ở mức độ an toàn, ít rủi ro khi tín dụng được chú trọng nhất vẫn tập trung phần lớn vào cho vay ngắn hạn.

• Hoạt động dịch vụ

 Phát hàng thẻ ATM: Doanh số phát hành thẻ của ngân hàng tiếp tục tăng mạnh với hàng chục thương hiệu thẻ khác nhau. Chi nhánh đã phải giao chỉ tiêu phát hành thẻ tới các phòng, các cán bộ để triển khai thực hiện thật tốt các chương trình khuyến mãi của thẻ. Hoạt động phát hành thẻ có nhiều đổi mới, sáng tạo như làm việc với Ban chấp hành đoàn các trường thông qua Hội sinh viên quảng cáo các lớp, đề xuất tặng quà nhân ngày khai trường, trao học bổng cho sinh viên xuất sắc để tạo mối quan hệ lâu dài,…Nhờ có sự tích cực, chủ động, sáng tạo mà chi nhánh đã được trung tâm thẻ đánh giá thi đua nằm trong top 5 trong số 151 chi nhánh của toàn hệ thống.

 Phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Trong năm chi nhánh cũng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra. Các phòng ban đã tích cực tiếp thị, tư vấn phát hành cho các lãnh đạo của các đơn vị do đó thẻ phát hành có tần suất sử dụng cao, rủi ro thấp.

• Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Bảng 3: Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng

Thanh toán quốc tế

Thanh toán L/C nhập khẩu 67.9 76.7 65.6 Thanh toán L/C xuất khẩu 2.15 2.59 3.42

Kinh doanh ngoại tệ

Doanh số mua 53.8 55.2 57.3

Doanh số bán 56.3 53.4 51.7

Chi trả kiều hối 2.43 2.87 3.05

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất nên thường phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Do đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế chi nhánh phần lớn là phục vụ và mở thanh toán L/C nhập khẩu, thánh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Năm 2012 thanh toán L/C nhập khẩu giảm 11.1 tỷ đồng còn L/C xuất khẩu tăng 0.83 tỷ đồng so với năm trước đó.

 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Năm 2012, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp khi Nhà nước luôn phải nhiều lần thay đổi chính sách lãi suất, điểu chỉnh tỷ giá để ổn định kinh tế thị trường. Do đó, chi nhánh rất khó khăn trong việc mua ngoại tệ của khách hàng. Việc mua ngoại tệ được lưu thông khi NHNN yêu cầu giảm lãi suất gửi đồng USD để tránh tính trạng găm đồng ngoại tệ nhằm thu được lãi suất cao. Do vậy, cuối năm 2012, hiện tượng người dân và tổ chức đi bán USD để đổi sang gửi tiết kiệm đồng nội tệ, điều này khiến cho doanh số mua vào tăng 2.1 tỷ đồng ( 3.8%), trong khi đó đó doanh số bán ra lại giảm so với năm 2011 là 1.7 tỷ đồng.

• Hoạt động bảo lãnh

Nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ vẫn còn chưa gây nhiều khó khăn với bản thân Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và với Chi nhánh Đống Đa nói riêng. Chính vì vậy cho nên doanh số hoạt động bảo lãnh vẫn còn ở mức khá khiêm tốn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã thực hiện hầu hết các nghiệp vụ bảo lãnh, như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mở L/C. Hình thức bảo lãnh cũng khá đa dạng, bao gồm bảo lãnh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 39)