• Căng thẳng vốn khả dụng và thanh khoản: Từ đầu năm, hoạt động của NHTM bắt đầu xuất hiện hiện tượng khan hiếm VNĐ khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tề và sự biến động lãi suất trong suốt cuối năm 2012 đối với tiền nội địa và USD. Đến cuối năm 2012, tình hình tài chính và kinh tế vĩ mô bắt đầu đi vào ổn định, một số ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh tín dụng ra nền kinh tế, tăng cường giải ngân cho những nhóm đối tượng nhất định, đặc biệt theo hướng khuyến khích các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông nghiệp và nông thôn.
• Rào cản lãi suất cao: Năm 2012, do tình trạng găm USD xảy ra trong dân cư và các tổ chức doanh nghiệp, gây nên sự biến động giữa tỷ giá USD/VND. Để ổn định kinh tế, NHNN hạ lãi suất tiền gửi bằng USD để tránh
tính trạng khan hiếm đồng USD trên thị trường. Bằng cách này, NHNN đã thực hiện được mục đích của mình khi tình trạng bán USD cho ngân hàng ồ ạt để đổi lấy đồng nội tệ. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi VNĐ dù biến động nhiều theo xu hường giảm dần nhưng so với mặt bằng lãi suất trong khu vực thì Việt Nam vẫn là nước có lãi suất tiền gửi cao nhất, dẫn đến việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để kinh doanh, sản xuất cũng gặp khó khăn trong tình hình kinh tế khó khăn gia tăng.
• Công tác maketing chưa được quan tâm đúng mức. ngân hàng mới chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như các tấm quảng cáo lớn đặt tại những vị trí đông dân cư, quảng cáo trên xe bus,…. Còn việc nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ còn chưa được đầu tư. Không thể phủ nhận là ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào uy tín của chính mình để thu hút khách hàng nhưng nếu không có biện pháp khuyếch trương hình ảnh thì khó có thể tăng được số khách hàng mới.
• Tình trạng thiếu thông tin: Trước những nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro tới mức thấp nhất. Ngân hàng Nhà nước đã thành lập trung tâm rủi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ với một tổ chức tín dụng nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung cấp hồ sơ của mình như báo cáo tài chình, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình vay nợ,…theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải cung cấp những thông tin cho trung tâm rủi ro tín dụng của NHNN. Khi NHTM có khách hàng mới thì thông tin qua trung tâm rủi ro tín dụng sẽ biết được khách hàng rõ hơn. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có tình hình tài chính tối tệ không tiếp tục ở ngân hàng đã sang ngân hàng khác thì qua trung tâm này ngân hàng sẽ có hồ sơ của họ, như vậy sẽ tránh được rủi ro cho ngân hàng mới. Đây là sự chuyển biến tích cực, phần nào đáp ứng nhu cầu hiện nay trong nền kinh tế thị trường, giúp cho việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Tuy vậy, những
thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét duyệt món vay. Thông tin mà trung tâm tín dụng đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, Chi nhánh Đống Đa lại chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu vấn đề này. Các cán bộ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến thu thập xử lý thông tin thì chưa được huấn luyện nghiệp vụ đó để có thể tra cứu từ các nguồn khác, mới chỉ thực hiện việc truyền nhận thông tin trong hệ thống theo chương trình đã cài sẵn, chưa đủ khả năng nắm bắt, khai thác, sử dụng các thông tin có ích trên thị trường. Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như: không biết rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn cho vay, hoặc vay để trả nợ ngân hàng theo hình thức đảo nợ. Và do thiếu thông tin thương mại về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trường nên không lường trước rủi ro. Như vậy trong điều kiện không nắm bắt được đầy đủ, chính xác thông tin về khách hàng cũng như không nắm bắt đẩy đủ thông tin có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều không tránh khỏi.
• Quy trính nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng: Thực tế hiện nay để thực hiên một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến Z. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm này khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án dự án vay vốn, cán bộ tín dụng lập trình tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người
cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát triển vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khuyết điểm. Bởi vì một dự án, một hợp đồng cho vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.
Kết luận chương II:
Dựa vào số liệu từ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đống Đa năm 2012, dễ dàng nhận thấy trong nền kinh tế khó khăn và nhiều,
nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn tăng, đạt được kết quả đề ra trong năm 2012 tuy không tránh khỏi những tồn tại chung của ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu gia tăng, vòng quay vốn kém linh động so với những năm trước, hiệu suất sử dụng vốn chưa cao,…
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG