Tình hình huy động vốn ngắn hạn tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 48)

Huy động vốn ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng huy động của nhiều ngân hàng thương mại, trong đó Chi nhánh Đống Đa cũng phải là ngoại lệ. Vậy nên với kinh nghiệm và sự linh hoạt trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, chi nhánh đã từng bước cải thiện các nghiệp vụ và chính sách để đem lại nguồn vốn ngày càng lớn nhằm gia tăng khả năng đầu tư, đem lại lợi nhuận cao cho toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Bảng 4: Huy động vốn ngắn hạn qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn 3878 4658 6012 Tổng nguồn vốn huy động trung hạn 3025 3684 3954 Tổng nguồn vốn huy động dài hạn 1890 1800 2274

(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012)

Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà Chi nhánh Đống Đa phải vượt qua. Bằng nhiều biện pháp mạnh mẽ theo khuynh hướng tích cực, Chi nhánh đã thu được thành quả với sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 3: Tỷ trọng huy động vốn qua các năm 2010 – 2012

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy vốn ngắn hạn luôn chiếm ưu thế với năm 2012 tăng 29.07%, theo sau là nguồn vốn huy động trung hạn tăng 7.3% so với năm 2011. Vốn dài hạn với nhiều rủi ro đối với người gửi và Ngân hàng thường phải chiết khấu với lãi suất cao hơn nên lượng vốn có phần thấp hơn hẳn so với 2 chỉ tiêu trên. Đáng chú ý, năm 2011, vốn dài hạn huy động được có phần giảm so với năm 2010, tuy nhiên không đáng kể, chỉ với 90 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w