Phát triển những năng lực bản chất của con người

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 38)

Biểu hiện của tư tưởng nhân văn hiện thực trong văn học rất phong phú và đa dạng. Ở mỗi tác phẩm, biểu hiện của chúng khác nhau nhưng bao giờ cũng cùng chung mục đích là hướng con người vươn tới sự thật, loại trừ điều

ác tôn vinh cái thiện và cái đẹp. Phùng Quý Nhâm cho rằng “Mục đích của chủ nghĩa nhân văn hiện thực không phải là hướng tới năng lực phản kháng của con người mà quan trọng là hướng tới phát triển những năng lực bản chất của con người” [33, tr.16]. Như vậy, điều mà tư tưởng nhân văn hiện thực quan tâm là làm sao, bằng sức mạnh nghệ thuật của mình có thể khơi dậy và phát triển những năng lực vốn có trong mỗi bản thân con người. Mỗi người khi sinh ra và lớn lên luôn mang những năng lực khác nhau, có thể là năng lực bẩm sinh cũng có thể là năng lực do con người, xã hội bồi dưỡng mà hình thành. Và mục đích của tư tưởng nhân văn hiện thực là tạo điều kiện giúp con người phát huy những nguồn năng lực ấy. Thế giới xung quanh luôn chứa một lượng kiến thức vô cùng và con người cần phải trau dồi kiến thức và sự hiểu biết của mình. Đó là thứ năng lực mang bản chất người. Con người là động lực và nguồn gốc của sự phát triển, để có thể tự phát triển một cách bền vững yêu cầu họ phải luôn khám phá thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, để xã hội không ngừng phát triển, con người phải luôn thay đổi để hòa nhập với thời đại, con người phải không ngừng sáng tạo ra những cái mới để thay thế những cái cũ, lạc hậu. Động lực cơ bản của tiến bộ và phát triển của xã hội là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Những năng lực bản chất ấy chỉ có ở con người và nó không ngừng được thể hiện và phát triển qua mỗi thời đại.

Con người chỉ có thể khám phá, sáng tạo ra mình và bản chất mình khi

họ tự do dấn thân vào hoàn cảnh sống. Sự phát triển tự do của mỗi cá nhân được xem là bản chất của tư tưởng nhân văn hiện thực. Trước hết, nó tạo điều kiện cho mỗi người được phát triển tự do cá tính và nhân cách của mình. Con người chỉ có thể tồn tại và phát huy hết năng lực của mình khi được tự do thể hiện cá tính riêng. Cũng như họ được quyền chọn lựa cho mình nhân cách phù hợp. Mỗi người sinh ra bao giờ cũng muốn chọn và làm những điều tốt đẹp

cho mình và cho xã hội, song nếu sống trong thế giới kìm hãm sự tự do để phát triển thì con người dể dẫn đến sự tha hóa nhân cách. Con người luôn trăn trở và tìm ra cách để trở về với nhân cách bản chất của mình kể cả việc phải trả giá bằng cái chết. Sự đấu tranh không khoan nhượng giữa nhân cách cao đẹp với nhân cách thấp hèn.

C.Mác và Ph. Ăngghen quan niệm thực chất của tự do là tự do phát triển

toàn diện những khả năng của con người. Chủ nghĩa cộng sản sẽ giải thoát

con người khỏi sự tha hoá ấy để trả nó về trạng thái tự do.Tự do không phải là một thuật ngữ xa lạ, ngược lại nó gắn bó với con người từ khi sinh ra như cách để con người sống, tồn tại và hoàn thiện mình. Và tự do không có nghĩa là con người tự làm những điều mà bản thân mình muốn một cách bản năng. Theo quan điểm của chủ nghĩa macxít, tự do không bao giờ nằm ngoài sự phát triển của quy luật, mà sự tự do cá nhân phải gắn với những quy luật tất yếu của cuộc sống. Tự do chính là quá trình hành động và nhận thức theo những quy luật tất yếu. Chỉ khi nào con người hành động tuân theo những quy luật của tự nhiên và xã hội thì lúc đó con người mới thật sự làm chủ mình và làm chủ giới tự nhiên. Như vậy, ban đầu tự do có thể là một mong muốn mang tính bản năng nhưng nó vẫn phát triển trong mối quan hệ với cái tất yếu. Khi con người nhận thức về những quy luật của cuộc sống một cách toàn diện và chính xác bao nhiêu thì con người càng có khả năng vươn tới tự do bấy nhiêu. Trước hết con người cần có tự do trong nhận thức, nghĩa là sự tự do trong tinh thần. Bởi con người không thể tự do thể hiện cá tính và nhân cách của mình nếu vấp phải những rào cản, những định kiến kìm hãm sự phát triển của tự do.

Trong bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” (năm 1848) C.Mác và Ph.

Ăngghen cho rằng “Sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự

đặt ra, trước hết mỗi cá nhân, bằng nội lực của mình phải tìm ra cách để tự

giải phóng cho mình, tạo tiền đề để giải phóng xã hội.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 38)