Vấn đề thiên tính nữ trong sáng tác văn học

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 55)

Hình tượng người phụ nữ với những vẻ đẹp tâm hồn và hình thể luôn là

nguồn cảm hứng vô tận đối với những người nghệ sĩ. Người phụ nữ xuất hiện

trong thế giới nghệ thuật bao giờ cũng mang vẻ đẹp thiên tính. Đó chính là

thứ vốn liếngmà thượng đế đã ban cho họ. Arthur Schopenhaure rất có lý khi

cho rằng người đàn bà có hơn người đàn ông một bản năng. Bản năng của

người phụ nữ cùng với vẻ đẹp thiên tính luôn là điểm đến, động lực và mục đích của mọi sáng tạo nghệ thuật.

Dưới ảnh hưởng của thời đại, hình tượng về người phụ nữ qua các giai đoạn văn học được biểu hiện khác nhau, có lúc họ phải chịu nhiều bi kịch đắng cay trước kiếp sống đày đọa về tâm hồn lẫn thể xác, nhưng bên trong họ luôn khát khao vươn tới nhằm tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Dù trải qua nhiều gian truân nhưng vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của họ luôn là điểm mạnh, là điểm tựa tinh thần cho nhân loại. Thiên tính nữ như một sự sắp đặt của tự nhiên, nó tạo sự cân bằng, hài hòa và xoa dịu nỗi đau cho con người trước cuộc sống vốn xô bồ phức tạp. Nó là thiên chức mà thượng đế ban cho người phụ nữ nhằm duy trì sự tồn tại của thế giới. Những giá trị về phẩm chất, phẩm hạnh cùng những đức tính đáng quý cũng như vẻ đẹp tâm hồn bên trong của người phụ nữ chính là biểu hiện của thiên tính nữ trong văn học.

Văn học Việt Nam sau 1975 đã có những bước biến chuyển mạnh mẽ, trước tình hình đó các nhà văn có những góc nhìn khác nhau, nhiều chiều về hình tượng người phụ nữ. Họ được đặt trong nhiều điều kiện và hoàn cảnh

khác nhau để tự điều chỉnh cũng như để tự bộc lộ những vẻ đẹp thiên tính của mình. Họ luôn nhạy cảm và tinh tế trước những biến chuyển của cuộc sống. Dù điều kiện có bất hạnh, đau đớn, khắc nghiệt hay hạnh phúc đến đâu thì họ vẫn là biểu tượng của cái đẹp và sự thiện tâm. Những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ… đều mang trong mình những cá tính riêng, mỗi người một vẻ, nổi bật nhất vẫn là vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế đầy nữ tính nhưng vẫn bộc lộ được trái tim đầy nhiệt huyết trên con đường đi tìm hạnh phúc. Ta bắt gặp số phận những người phụ nữ nhỏ bé trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, hay hình ảnh người phụ nữ trước bi kịch rạn nứt những giá trị của gia đình truyền thống trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Song dù trước những nghịch cảnh, những người phụ này vẫn luôn khát khao kiếm tìm hạnh phúc. Và nhân vật nữ luôn mang vẻ đẹp của ánh sáng nhân văn toát ra từ tâm hồn của chính nhà văn. Việc phân tích vẻ đẹp của thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cho ta cách nhìn hệ thống hơn về hình tượng người phụ nữ trong thế giới nghệ thuật của ông, từ đó ta có thể tiếp cận và tìm hiểu thêm vẻ đẹp nhân văn của nhà văn này.

Trong bài viết “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” khi bàn về

những nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến

cho rằng “trong các nhân vật nữ có những con người ưu tú, nhiều người đáng

gọi là liệt nữ. Nó là sự hiện thân của nguyên tắc tư tưởng tạo ra cảm hứng chủ đạo của tác giả, có thể gọi đó là nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ”

[34, tr.16] Hoàng Ngọc Hiến đã lần nữa khẳng định vai trò của hình tượng

người phụ nữ trong việc tạo nên cảm hứng tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 55)