Xây dựng nhân vật thông qua miêu tả hành động

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 79)

Hành động là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tính cách và

phẩm chất của nhân vật. Nhân vật hành động để thể hiện sự tồn tại của mình

trong mối quan hệ với các nhân vật, ở những tình huống khác nhau. Ngay từ

đầu, tính cách của nhân vật không được mô tả một cách rõ ràng, mà người đọc cần phải nhìn nhận thông qua hành động của nhân vật đó. Ngoài ra, hành động nhân vật tham gia vào việc đẩy tình huống lên cao trào, thúc đẩy sự phát

triển của cốt truyện, Hà Minh Đức cho rằng, hành động là “những việc làm cụ

thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác, và những tình huống khác nhau trong cuộc sống… việc miêu tả hành động của nhân vật có thể được thực hiện thông qua người kể chuyện hoặc qua ngôn ngữ của nhân vật khác” [11, tr.134]. Để nhân vật hành động một cách tự nhiên và chân thật, nhà văn phải hóa thân và sống cùng cuộc sống của nhân vật.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, thế giới nhân vật rất phong phú

và đa dạng, chính vì vậy hành động của nhân vật cũng rất phong phú. Hành động được đặt trong những tình huống khác nhau, trong những mối quan hệ ứng xử khác nhau giữa người và người. Dễ dàng nhận thấy, đa số những nhân

vật trong hầu hết các truyện ngắn đều là nhân vật hành động, tác giả không để

cho nhân vật tự bộc lộ tư tưởng tình cảm của mình, mà thông qua hành động

người đọc có thể thâu tóm được tư tưởng, tính cách của từng nhân vật.

Hành động của nhân vật được miêu tả thông qua ngôn ngữ của người kể

chuyện, thậm chí là thông qua sự nhìn nhận, đánh giá, nhận xét của các nhân

vật chứng kiến hành động ấy. Để cuối cùng, người kể chuyện dẫn dắt người

đọc lý giải nguyên nhân của hành động đó. Có thể là do sự bộc phát trong vô

thức mang tính bản năng, hành động xuất phát từ những ham muốn thấp hèn

của nhân vật, cũng có thể xuất phát từ những tình cảm cao thượng, tình yêu

động, tự do bộc lộ đến cùng cá tính của mình, tác giả không hề tham gia vào

bình luận hay đánh giá nhân vật.

Đọc truyện ngắn Tội ác và trừng phạt, người đọc như rùng rợn trước

hành động dã man của cô gái 16 tuổi thông qua lời kể của người kể chuyện

“Ban đầu cháu định bổ vào mặt ông ta, nhưng cháu sợ lưỡi rìu trượt theo

sống mũi, không chết được… cháu nhằm vào giữa trán… cháu biết chỗ ấy có xương rất cứng, nên cháu lấy sức để bổ thật mạnh. Óc bắn lên tung tóe như bã đậu…” [16, tr.379] . Hành động của cô trước hết là hành động không có tính người. Cô đã dùng rìu giết người bố, đốt nhà và thiêu sống ba đứa em. Nhưng người đọc như thông cảm cho hành động mang tính chất bộc phát của cô. Đó là sự trả thù, sự uất nghẹn, nhục nhã của cô gái khi bị chính bố đẻ hiếp

dâm. Tuy nhiên, khởi nguồn khiến cô có những hành động ấy chính là việc

làm đầy thú tính của người cha. Trong phút giây ông đã để những ham muốn

bản năng giết chết mình và gia đình nhỏ. Hay hành động của một gã con trai ở

Thanh Hóa “gã con trai dùng cuốc bổ vào gáy bố đẻ ra hắn. Hắn đã róc thịt

ông cụ ra để nấu cám lợn, còn xương thì vứt xuống sông” [16, tr.381]. Để lý

giải những hành động tội ác, Nguyễn Huy Thiệp đi tìm nguyên căn từ chính

đời sống vật chất và tinh thần của người dân miền núi “Đời sống tinh thần

tăm tối cùng hoàn cảnh quẫn bách vật chất tạo ra tội ác…và tội ác sẽ trở nên hết sức man rợ bởi sự mông muội tinh thần đó” [16, tr.382]. Tuy nhiên, tội ác

không chỉ có ở những người thiếu văn hóa ở miền núi mà còn ngay cả những

người thành thị. Thậm chí là ở những tri thức Tây học, cũng dễ dàng bán rẻ

danh dự và phẩm giá chỉ vì sự “buông thả trong bản tính và sự lơi lỏng ý thức

hướng thiện” [16, tr.383]. Như vậy, những hành động mang tính tội ác của

những con người trên không thuộc về bản chất, không hẳn là sự tha hóa về

nhân tính mà hơn hết họ chịu ảnh hưởng của môi trường sống. Đối với họ, chỉ cần “cải tạo đời sống mông muội về vật chất và tinh thần, luôn đề cao ý thức hướng thiện, đấy chính là con đường, là Đạo” [16, tr.384]. Bằng sự cảm

thông và khả năng phân tích hiện thực cuộc sống một cách sắc sảo, tác giả đã

khiến những người đọc cần phải có lương tâm, trách nhiệm và quan tâm hơn

đến đời sống của cộng đồng mình, từ đó khai mở và dẫn dắt con người đi dưới ánh sáng cái thiện.

Đọc truyện ngắn này khiến ta liên tưởng đến hành động của Lão Tê (Những kẻ chờ sung – Lê Minh Khuê) với người anh em mình, rất ghê rợn

“Lão cắt đầu và hai cái chân lão Tái bằng cái dao đi rừng mà lão Tái đem theo về thành phố, cho vào bao tải giấu trong góc nhà, chỗ vẫn để bàn học của cái Thải. Còn thân trên, lão gói vào cái chăn dạ. Biết rằng phải nửa đêm mụ Tái mới về, lão hì hục móc gạch lên và đào hai cái hốc dưới nền nhà. Một hốc lão bỏ cái gói chăn dạ, hốc kia bỏ bao tải. Lão lấp đất, lát gạch lên rồi cẩn thận chùi hết máu me trên giường, dưới nền nhà” [25, tr.154]. Đây không

hẳn là trạng thái mông muội về tinh thần, mà nó xuất phát từ sự ganh ghét,

tham lam, ích kỷ và tàn nhẫn. Vì tiền, con người có thể đoạt mạng sống của

người thân trong gia đình. Hành động này như một lời cảnh báo, nhắc nhở với

mọi người, sống nhân đạo hơn, sống thiện hơn để bảo vệ nhân tính của mình.

Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp đi vào khám phá tính cách của nhân vật

thông qua hành động tiêu cực, thể hiện được bản chất của con người, sự tha

hóa của con người trước sức mạnh của đồng tiền và lối sống thực dụng.

Người đọc ghê tởm trước hành động bẩn thỉu của người thanh niên trong

truyện ngắn Huyền thoại phố phường. Để gây ấn tượng với gia đình quyền

quý, Hạnh sẵn sàng “xắn tay áo rồi đưa tay mò dọc theo cái rảnh đầy bùn,

lõng bỏng nước bẩn, thậm chí còn có cả cục phân người” [16, tr.258] để tìm

nhẫn cho cô Thoa. Còn đê tiện hơn, hắn còn lên kế hoạch để chiếm bằng được

tấm vé số được sự bảo trợ của thần linh, bằng cách trở thành tình nhân của bà

Thiều bằng mọi giá. Đầu tiên hắn ve vãn tán tỉnh bà bằng những lời đường

đương thì” và cuối cùng hắn “chồm hẳn dậy và xô người đàn bà ngã xuống đi-văng” [16, tr.261].

Sự tha hóa về mặt nhân cách dẫn đến sự xuống cấp của các giá trị đạo

đức, con người đã để cho phần bản năng lấn át lý trí và nhân phẩm. Lão Kiền

trong truyện ngắn Không có vua có hành động nhìn trộm con dâu tắm “Lão

Kiền loay hoay dưới bếp, nghe tiếng dội nước ở trong buồng tắm, thở dài, bỏ lên nhà. Đi vài bước, lão Kiền quay lại, vào trong bếp, bắc chiếc ghế đẩu, trèo lên nín thở ngó sang buồng tắm” [16, tr.55]. Hay hành động của Đoài tán

tỉnh chị dâu “Đoài đi theo, lấy cơm vào cạp lồng. Đoài đưa tay chạm vào

lưng Sinh” [16, tr.50]. Ngoài ra, hành động lén lút của Khảm cũng nói lên

được bản chất của anh ta “Khảm dắt xe ra cửa, nghĩ thế nào lại dựng xe ôm

cặp vào nhà. Khảm mở cửa buồng, trông trước trông sau không thấy ai, mở thùng gạo xúc ba bò rưỡi gạo cho vào cặp rồi lẻn đi ra” [16, tr.50].

Không những vậy, Nguyễn Huy Thiệp còn miêu tả nhân vật với những

hành động cao thượng, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ cho sự

tồn tại của đồng loại. Bé Thu trong truyện ngắn Tâm hồn mẹ đã hi sinh mình

để bảo vệ cho người bạn. Đó là hành động xuất phát từ trái tim của một đứa

trẻ giàu tình cảm, trong sáng, không hề tính toán, nghĩ suy, Khi thấy Đăng

đang chấp chới trước tàu điện đang lướt qua, Thu đã “đẩy Đăng ra rồi ngã

vật xuống. Nó ngất đi” [16, tr.250]. Hay hành động của chị Thắm trong Chảy đi sông ơi, giữa đêm khuya lạnh lẽo, chị bỏ ngoài tai những lời tàn ác của dân

làng chài, lao mình xuống dòng sông cứu cậu bé và cứu biết bao kẻ bất hạnh

trên bến sông ấy. Chàng Khó trong Trái tim hổ đã quên thân mình, khao khát

lấy được trái tim hổ về chữa bệnh cho người chàng yêu. Bất chấp tính mạng,

bất chấp sự thua thiệt về ngoại hình và sức khỏe, chàng vẫn hăng hái lên rừng

đi tìm hổ. Và cuối cùng đã hạ gục được nó “Con hổ bị bắn toát đầu. Viên đạn

bắn gần xé rách trán hổ xuyên vào tận óc” [16, tr.217], đồng thời cũng là lúc

con hổ đã chết. Cả hai lăn xuống vực sâu dưới suối. Khó bị gãy lưng, mặt chàng đầy vết cào cấu của hổ” [16, tr.217]. Nhân vật Lù trong Nạn dịch đã quên thân mình để cứu sống người vợ gắn bó với ông bấy lâu. Trong những

giờ phút cuối, ông ân hận và nhận ra cuộc sống của ông không thể thiếu người

vợ cao thượng như thế. Vậy nên khi nghe tiếng rên của Hếch vọng lên từ ba

thước đất, chàng đã nhanh chóng “gạt sang một bên những nỗi kinh hoàng.

Lù cuống cuồng vội vã bới đất… Càng đào sâu, tiếng rên càng rõ. Lù điên cuồng vui sướng. Tay ông tóe máu mà không cảm thấy đau… Lôi vợ ra khỏi quan tài, Lù vội vã đặt lên yên ngựa, ôm túi bạc phóng sang bản Chi để tìm thầy thuốc” [16, tr.240 -241] . Chàng không hề biết chính hành động của

mình đã vô tình khiến căn bệnh lây lan sang chàng “Cả hai người chết ngay

đêm hôm ấy” [16, tr.241]. Câu chuyện kết thúc là hình ảnh của đám ma, huyệt

và những nấm mộ, nhưng gieo vào lòng người niềm tin về sự chân thành, hy

sinh cao thượng và lòng chung thủy sắc son. Dẫu cuộc sống có chứa đầy

những bạc ác, xấu xa và đau khổ, nhưng “chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà

trong ta nảy nở ra sự sáng suốt, đạo đức, lòng cao thượng và tính người” [16,

tr.214].

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)