Khát vọng sống trở về hòa hợp với tự nhiên, trở về với bản

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 68)

Khi được hỏi về triết lý bao trùm trong sáng tác và cuộc sống của ông là

gì, Nguyễn Huy Thiệp cho rằng “Tôi không có triết lý nào cả. Tôi chỉ hướng

tới thiên nhiên. Thiên nhiên là điều tuyệt vời nhất. Hãy tôn trọng tự nhiên, môi trường sống của mình. Ta không muốn thì ngoài kia hoa vẫn nở, chim vẫn hót liên miên… Thiên nhiên bao gồm cả con người và cuộc sống. Mọi cái đẹp và sáng tạo thực ra đều ẩn giấu trong tự nhiên, nhà văn chỉ được tìm và thấy chúng” [52]. Vì vậy, khi tiếp xúc với truyện ngắn của Nguyễn Huy

Thiệp bên cạnh hiện thực xù xì gân guốc, người đọc còn bắt gặp những khúc

trữ tình tuyệt vời về thiên nhiên “Cây cối đều như lộc non. Rừng xanh ngắt và

ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm” [16, tr.65] (Muối của

rừng). Người đọc như được dạo chơi trong một khu rừng, hoàn toàn trút bỏ

hết tất cả những đau khổ bụi bặm của cuộc đời, được tắm trong một không khí

mát lành dìu dịu của sương đêm còn xót lại “Dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở

không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú” [16, tr.65]. Cũng chính dịp đó ông

Diểu đi săn. Cuộc đi săn của ông Diểu là hành trình tìm về với bản thiện vốn

đã bị những hẹp hòi đê tiện của cuộc đời cướp mất. Sự tận tụy, hi sinh đến

quên mình của loài khỉ khiến ông không khỏi xót xa. Để rồi trong cuộc chiến

ấy, ông là kẻ thất bại khi bị tước hết vũ khí và những trang bị của xã hội.

Cũng là lúc ông nhận ra rằng “trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật

nặng nề” [16, tr.73]. Ông phóng sinh trả tự do cho con khỉ đực cũng là thời điểm ông tự trả tự do cho mình, tự mình thoát khỏi những ràng buộc của một con người. Khi trở về với thiên nhiên, cái thiện trong chiều sâu nhân bản sẽ

biểu tượng của hạnh phúc đó là điềm báo của đất nước thanh bình, của mùa màng sung túc. Như vậy, thiên nhiên có khả năng thanh lọc tâm hồn và đã dạy

cho ta những bài học nhân văn sâu sắc, đó là tình yêu, sự hi sinh và lòng vị

tha. Thiên nhiên tươi đẹp còn gắn bó với cuộc sống con người “đoạn sông

chảy qua bến Cốc, lia một vòng cung đẩy những doi cát bên bồi về mãi phía

Tây. Bến đò ở ngay gốc gạo đơn độc đầu xóm. Con sông bến nước mơ màng

và buồn cô liêu, nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo xao xuyến lạ lùng” (Chảy đi sông ơi) [16, tr.7]. Vùng quê yên bình vào

một buổi chiều chập choạng với “không gian tràn ngập một chứt tình cảm dịu

dàng mà bí ẩn. Cây lòa xòa bên đường” (Những bài học nông thôn) [16,

tr.137]. Cũng có khi không gian là “một khoảng không hư ảo lắm, lẫn lộn

những bụi hơi nước của tiết trời thu” (Nguyễn Thị Lộ) [16, tr.329]. Hay hình ảnh của thiên nhiên gần gũi, khiến con người như rũ bỏ hết mọi đau đớn,

phiền muộn trong cuộc đời này, tiếp xúc với thiên nhiên là đưa tâm hồn mình

trở lại với an nhiên, tĩnh tại “cành cây xòa trước mặt, tiếng chim hót, những

giọt nước mưa đọng lại trên cây, mùi lá mục ẩm ướt, những con chim xanh, con chim đỏ, con chim vàng, những cánh mối ướt rụi, những con bọ nhảy, tiếng vượn kêu não nùng, bông hoa bé xíu… Tất cả hương vị, màu sắc của thiên nhiên đều chân thực, thanh khiết, đều khiến ta cảm động đến tận đáy sâu tâm hồn” [16, tr.203] (Mưa Nhã Nam). Hay hình ảnh những bạt ngàn

hoa ban trắng bên đường nơi vùng rừng thiêng nước độc. Người đọc còn bắt

gặp hình ảnh thiên nhiên êm đềm nơi bản nhỏ “Bản Hua Tát ở trong thung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lung có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vằng đến nhức mắt” [16, tr.213] (Những ngọn gió Hua Tát).

Trước vẻ đẹp diệu kỳ, hoang sơ nhưng bao la hùng vĩ của thiên nhiên, con người trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn. Khi đặt những nhân vật của mình trong

kiếp người, sống một cách tử tế và lương thiện hơn, nhằm gìn giữ sự hồn

nhiên, chất phát trước cơn bão táp của những thói xấu của đời. Trở về sống

hài hòa bên thiên nhiên là con đường để con người tìm về bản chất lương

thiện của mình.

Khi hướng ngòi bút về cuộc sống nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp không chủ trương khai thác những mâu thuẫn, xung đột, nghịch lý và sự tha hóa như ở đề tài viết về thành thị. Bởi Nguyễn Huy Thiệp nhận ra rằng phần đông

những con người tha hóa về nhân cách là những người sống ở thành thị, xa rời

với thiên nhiên, hay những người luôn tìm cách hủy hoại thiên nhiên. Tìm về

với nông thôn là tìm về với sự bình an trong tâm hồn, đó là cội nguồn cũng là

nơi nuôi dưỡng những tâm thiện của con người. Đó là chị Thắm hàng ngày

vẫn cứu người nơi bến Cốc. Chị Thục hồn hậu ở vùng rừng núi luôn chăm sóc

giúp đở toán người thợ xẻ. Bà Lâm, mẹ Lâm và chị Hiên sống cuộc sống đầm

ấm nơi làng quê yên ả. Nơi đó con người sẽ tìm thấy sự “bình ổn để sống tự

nhiên hài hòa” (Những bài học nông thôn). Bên cạnh tự nhiên của không

gian, Nguyễn Huy Thiệp còn đi sâu khám phá bản chất tự nhiên trong mỗi

con người. Đó là bản chất lương thiện mà con người luôn đấu tranh để giữ gìn nó như một vật báu của nhân phẩm. Con người tự nhiên ấy là con người sống “vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” [16, tr.131] (Những người thợ xẻ). Đến với nông thôn

Nguyễn Huy Thiệp đi sâu khai thác thế giới nội tâm của con người cũng như

khát vọng của họ trong cuộc sống. Những con người ở nông thôn trong truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp bao giờ cũng là những con người sống đôn hậu hiền

hòa và có tâm hồn trong sáng thanh cao, bởi họ sống gần gũi và giao hòa với

thiên nhiên đó là điều kiện để họ vẫn giữ được “bản tính tự nhiên và bản chất

tạo hóa của mình” [16, tr.462]. Một thiên nhiên hài hòa rộng lớn và bao dung

cho tất cả lỗi lầm của con người. Thiên nhiên dành tặng cho họ những món

thượng. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “con người sống hòa hợp với tạo hóa, với thiên nhiên, giữ được bản chất tạo hóa, bản chất thiên nhiên của mình, là những người tốt đẹp, thiện căn chắc chắn, nhân tính bền vững và có thể thoát khỏi tình trạng tha hóa” [34, tr.461].

Thiên nhiên bao giờ cũng là nơi trở về và nuôi dưỡng bản chất thiện của

con người. Thiên nhiên như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau. Đọc

truyện ngắn của Hồ Anh Thái, ta bắt gặp cảnh thiên nhiên hài hòa, nhưng rất

tuyệt đẹp, Thiên nhiên ấy là nơi chốn hẹn hò của đôi trai gái yêu nhau trong

truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước. Tình yêu trong sáng và thánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiện của Nilam và Ravi sống đậy trong không gian tuyệt mỹ “Những chùm

hoa kim tước rũ xuống như những chùm nho vàng tươi trong suốt, cả một rừng kim tước bừng sáng xõa ra như mái tóc vàng của người đẹp ngủ trong rừng” [87]. Hay hình ảnh của “từng cây kim tước cao lớn rũ hết lá xanh chỉ còn giữ lạ vòm hoa vàng buông xõa thước tha như mái tóc vàng của đám con gái 17 tuổi” [87].

Chỉ khi nào gần gũi với thiên nhiên thì tâm còn con người sẽ được thanh

lọc và dễ dàng tiến gần hơn với cái thiện để tìm lại bản ngã và lương tri của

mình.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 68)