Giọng điệu trăn trở, xót xa

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 96)

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn miệt mài đi tìm và lắp ghép những hạt

thiện bé tí rải rác trong tâm hồn mỗi người. Chính thái độ trân trọng và yêu quý con người đã giúp nhà văn đủ dũng cảm để mổ xẻ những vấn đề nóng

bỏng của cuộc sống trước cơn bão táp của nền kinh tế thị trường đang ồ ạt

hóa trong nhân cách của con người, ta thấy giọng điệu nổi bật lên là giọng kể

lạnh lùng, khách quan, đầy tàn nhẫn. Nhưng đằng sau giọng lạnh lùng ấy là

một lòng nhân ái sâu xa với con người. Cuộc sống hiện tại với những bất ổn

khiến nhà văn không khỏi trăn trở, xót xa, khi mà niềm tin của con người vào

nhau đang dần trở nên cạn kiệt. Truyện ngắn Tướng về hưu bên cạnh giọng

điệu đầy tỉnh táo và lạnh lùng, cũng có lúc giọng văn chùng xuống chứa đầy

những suy tư và không khỏi xót xa: “Cha tôi lại gọi cô Lài đến bảo: "Cháu

lấy chồng đi". Cô Lài òa khóc: "Cháu xấu xí lắm, chẳng ai lấy. Lại cả tin nữa". Cha tôi nghẹn ngào: Con ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?” [16, tr.31]. Trong truyện ngắn, giọng điệu trăn trở được trao cho nhân vật Tướng Thuấn qua lời kể của nhân vật Tôi. Vốn xuât

thân từ môi trường quân đội, nên khi đối mặt với cuộc sống hiện thực, ông

không tránh khỏi những ngỡ ngàng trước sự thay đổi của con người. Ông luôn

trăn trở và suy nghĩ về cuộc sống về mối quan hệ giữa con người với nhau. Nhà văn không trực tiếp đi sâu phân tích trạng thái tâm lý của nhân vật, nhưng ta vẫn cảm nhận được đằng sau tâm hồn ấy là nỗi đau của con người cô đơn không thể hòa nhập được với thực tại, kể cả với gia đình mình thông qua

giọng điệu đầy day dứt “Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang

giống như mẹ tôi. Vợ tôi không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi bảo: Tại mẹ lẫn". Cha tôi đăm chiêu” [16, tr.20].

Truyện ngắn Những bài học ở nông thôn đan xen rất nhiều giọng điệu,

giọng điệu ấy gắn liền với những phát ngôn của nhân vật, thông qua các cuộc

đối thoại. Đó là giọng hồn nhiên, trong sáng của chị Hiên khi kể về lần đầu ra

thành phố “Tôi không biết thế nào, nhưng người thành phố ai nói cũng hay,

hơi tí là xin lỗi”, hay giọng đầy sự từng trải của bà Lâm “Ăn đi con ạ. Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên

[16, tr.135]. Giọng đầy triết lý của thầy giáo Triệu “Thời loạn dứt khoát phải có một nền thống trị bá đạo. Còn thời bình, đường lối thống trị bá đạo sẽ đưa dân tộc đến thảm họa. Chỉ có một nền chính trị vương đạo, dân chủ, tín nghĩa và văn hóa đạo đức cao mới làm cho đất nước phồn vinh” [16, tr.148].

Nhưng giọng điệu bao trùm toàn bộ tác phẩm này chính là giọng trăn trở xót

xa của một cậu bé 17 tuổi. Hiếu là người thành phố, chịu lối sống và giáo dục

khắc nghiệt của người cha làm nghề dạy học vậy nhưng những tư tưởng của

cậu thật lớn lao. Hiếu suy nghĩ về đời sống, trăn trở trước sự tha hóa của con

người thị thành “Chị Hiên cười. Lòng tôi tê tái cảm giác đau xót. Tôi nhớ đến

bố tôi, bố tôi để râu con kiến, cũng hay đeo kính. Còn mẹ tôi, nếu mẹ tôi nằm ở tổ kiến thì nhất định chết, mẹ tôi là chúa hay cựa quậy” [16, tr.138].

nhận ra cuộc sống xung quanh mình đầy những bất lực và nặng nề, những

thành kiến cũng như sự khác biệt khác xa giữa cuộc sống ở nông thôn và

thành thị. Nỗi đau không thể định hình, không thể gọi thành tên nhưng găm

sâu vào trái tim ấy nỗi khắc khoải vừa day dứt lại vừa xót xa “Tôi thót tim lại

vì sợ hãi. Một thế giới khác, cụ thể khủng khiếp, chi tiết đến kinh dị hiện ra trước mắt tôi…Tôi rùng mình, đau đớn, nhận ra thế giới xung quanh tôi nhợt nhạt, tội nghiệp quá. Tôi phải đứng im một lúc rất lâu mới định thần được”

[16, tr.146].

Thầy giáo Triệu là người ưa triết lý về mối quan hệ giữa con người với

nhau, đặc biệt là mối quan hệ giữa người nông thôn và thành thị. Chỉ ra những

mặt tốt đẹp và thói xấu của người nông dân. Khi nằm nghe anh giảng giải về

đạo đức, chính trị về cuộc sống, Hiếu cảm nhận được nỗi cô đơn trong tâm

hồn anh, một người thầy giáo có tâm, có niềm đam mê với những con người

chất phát, hiền lành ở nông thôn, mong muốn mang đến cho họ chút anh sáng

của tri thức và mở đường cho những tư tưởng còn tối tăm. Trong lòng Hiếu

trào dâng những cảm xúc khó tả, đau đớn, chua xót đến tận cùng “Tôi nhìn

anh khỏi thấy rằng tôi đang khóc” [16, tr.148]. Giọng điệu xót xa của nhân

vật Tôi – một đứa trẻ mới lớn nhưng đã có những suy nghĩ sâu sắc về cuộc

sống, cảm nhận được sự lấn chiếm của danh lợi và tiền bạc khi con người

trưởng thành. Đồng thời giọng điệu nàys thể hiện tình cảm của nhân vật với

nông thôn, và chỉ về với nông thôn thì con người mới thoát khỏi “những thứ

gió quẩn khốn nạn, nguy hiểm và đầy bất trắc” để đến với “thứ gió khác tử tế, cao thượng, độ lượng, bao dung mà bình ổn” [16, tr.136].

Giọng điệu xót xa, trăn trở trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

thường là giọng điệu của những nhân vật đối diện với nỗi cô đơn của chính

mình. Sống giữa bao người nhưng nhân vật của ông vẫn rất cô đơn, đó là sự

cô đơn trong chính tâm hồn, sự hoài nghi, mặc cảm về thân phận mình trước

những chân giá trị. Bao trùm lên truyện ngắn Trương Chi là một nỗi cô đơn

như thế, chính vì vậy giọng điệu của người kể chuyện là giọng điệu xót xa,

day dứt khi đi vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật trong truyện cổ tích

nhưng mang tâm thức và nỗi ám ảnh của thời đại. Con người trong truyện cổ

tích biến mất, mà thay vào đó là con người thân phận, tự ý thức về thân phận

của mình, nỗi cô đơn cũng như sự xót xa trước sự thay đổi trong tư tưởng con

người. Nỗi cô đơn ám ảnh chàng mọi lúc mọi nơi, khi một mình giữa dòng

sông mênh mông “Đêm xuống, bóng tối mù mịt. Trương Chi rùng mình về sự

vắng lặng xung quanh. Không ai đáp lại chàng. Sự vắng lặng kinh hoàng…Trương Chi úp mặt vào hai lòng bàn tay chai sạn. Chàng khóc. Không có nước mắt. Chàng cắn vào một đốt ngón tay. Một đốt ngón tay đứt trong miệng chàng” [16, tr.338]. Hay giữa cộng đồng người “Trương Chi luống cuống. Chàng thấy khổ quá. Giữa sông nước có ai chỉ bảo chàng đâu? Sự nhẫn nhục, thói hãnh tiến, lòng tham, tính thiện…Tất cả như nhau hết, vụn vặt và vô nghĩa lý. Chàng chỉ có một mình” [16, tr.342] . Với giọng điệu xót xa, chàng đã cất lên tiếng nói đầy trăn trở trong cuộc sống hôm nay, khi tình

tiếng, lòng tham, hư danh và tiền bạc. Dẫu vậy, điều đó không xót xa bằng

việc tự đánh mất bản thân mình, đó là gốc, là động lực để con người giữ mình

trong hành trình chinh phục cái đẹp. Như vậy, với giọng điệu chua xót, nhà

văn đã để cho Trương Chi tự tra vấn mình, tự bộc lộ bản chất của mình trước

cuộc đời bạc ác.

Truyện ngắn Mưa Nhã Nam xen kẽ giữa hai giọng, một giọng của

người kể chuyện và giọng của nhân vật. Nguyễn Huy Thiệp tự để cho nhân

vật của mình giải quyết vấn đề của họ mà không hề can thiệp. Và đây là giọng

của Đề Thám khi ông cảm nhận nỗi cô đơn tột cùng của kiếp người khi xuyên

qua lối tắt đi về Nhã Nam “Con người tự co lại như con sâu, cái kiến, thúc

thủ trong phần sinh linh vừa bé mọn, vừa cô đơn, vừa bất lực; nó chớp đôi mắt phấp phỏng lo âu trong tâm hồn nó và tự hỏi mình: là ai? Đi đâu? Thế nào? Làm gì? Tiến đến đâu? Bao giờ thành tựu? Bao giờ kết thúc?” [16,

tr.209]. Con người bỗng nhiên nhỏ bé giữa thiên nhiên lạnh lùng và tàn nhẫn,

lúc đó con người tự đặt cho mình những câu hỏi, phải làm gì để thoát khỏi nỗi cô đơn trong lòng mình? Làm sao để hòa nhập con người lại với nhau? Làm sao để ban phát tình yêu thương cho hết thảy mọi người? Giọng điệu của nhân

vật chứa đầy sự trăn trở, day dứt, luôn suy nghĩ, và nhận ra, chỉ có một con

đường duy nhất là “Sẽ phải khởi nghĩa thôi, đấu tranh cùng số phận”.

Hay giọng xót xa của nhân vật Tôi trong Chảy đi sông ơi khi nhận ra

huyền thoại về con trâu đen mãi mãi chỉ tồn tại trong huyền thoại. Cuộc sống

là hiện thực, hiện thực đến nghiệt ngã “Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng

thấy cuộc sống hiện giờ của tôi trở nên vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay đâu rồi” [16, tr.16].

Võ Thị Hảo là một trong số những nhà văn nữ có cái nhìn đầy nhân ái đối với số phận của con người. Bằng tình yêu thương và cảm thông vô hạn, chị đã dùng ngòi bút của mình đi sâu vào phân cõi cô đơn sâu thẳm trong mỗi tâm hồn. Chị nhìn thấy nỗi đau, sự khắc khoải của từng con người. Người lính

trong truyện ngắn “Biển cứu rỗi” trở về từ cuộc chiến tranh khốc liệt với

niềm phấn khởi được đoàn tụ với gia đình, anh mường tượng ra “thấy hai mẹ

con một thấp một cao như nàng Tô Thị sẽ giang tay ra: “mình đấy ư?” [49;

tr.178] và có thể vợ anh sẽ rơi nước mắt vì sung sướng”, nhưng sự thật khiến

anh hụt hẫng, tuyệt vọng. Anh ghê tởm đàn bà, ghê tởm thực tại và đau xót cho chính mình. Anh chạy trốn khỏi đồng loại, giam cuộc sống của mình vào công việc làm chân gác đèn trên biển. Bao năm tháng anh tự hủy hoại tâm hồn và thể xác mình với tâm trạng rất tuyệt vọng và mất niềm tin hoàn toàn vào con người. Giọng điệu trở nên xót xa hơn bao giờ hết khi Võ Thị Hảo

miêu tả đến tận cùng của nỗi cô đơn “Lâu ngày, những trò quái gở qua đi.

Anh lầm lì trở về trạng thái vô hồn, hai tay buông xuôi. Để dỗ dành anh, thỉnh thoảng người ta gửi cho anh những chai bia màu xanh. Anh ngửa cổ dốc hết cả chai vào bụng, rồi vứt tọt ra ngoài xa. Những chai bia chưa chìm ngay, nhún nhẩy bập bềnh chốc lát, nhoai ra biển. Điều đó chợt đánh thức vài trang sách anh đọc từ thời còn nhỏ: những thuỷ thủ bị đắm tàu, bị số phận bỏ rơi đã tìm đến sự cứu giúp qua những chiếc chai” [49, tr.182]. Cuộc đời bất công hơn khi mang đến cho anh một người phụ nữ những tưởng sẽ làm bầu bạn trong những tháng ngày dai dẳng. Cô gái điếm đến với anh chỉ càng khiến anh thêm ghê sợ con người. Võ Thị Hảo đã rất thành công khi miêu tả tâm trạng đầy tuyệt vọng của người lính, đã đi sâu miêu tả những dằn vặt, khắc khoải, nghĩ suy trong nhân vật. Một con người phức tạp với khát khao được giao tiếp với cuộc sống đối lập với mảng hiện thực mà anh chứng kiến, sự ghê tởm những người phụ nữ.

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn luôn trăn trở về số phận con người, phải

làm sao cho con người sống tốt hơn và giữ được bản chất thiện. Với giọng điệu này, Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện thái độ, tư tưởng của mình đối với con người và cuộc sống thực tại. Con người cần biết bao tình yêu, sự cảm

hạnh phúc. Và khi chúng ta phát hiện ra những bất hạnh, nỗi đau của con người chính là lúc ta tự ý thức về mình và lối sống của mình trong mối quan

hệ với thế giới khách quan.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)