Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 91)

Đối với mỗi nhà văn, ngôn ngữ là chất liệu quan trọng để nhà văn xây

dựng nên hình tượng văn học và thể hiện giao tiếp nghệ thuật, qua đó chuyển

tải tư tưởng của nhà văn. Văn học lấy ngôn ngữ làm phương tiện biểu đạt nên

nó trở thành yếu tố rất quan trọng trong việc thể hiện tâm lý, tính cách của

nhân vật. Từ điển Thuật ngữ văn học cho rằng “Ngôn ngữ văn học là một

trong các phương tiện quan trọng đuợc nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [15, tr.185]. Nhân vật trong văn học cũng như con người ngoài đời, cũng biết hành động, suy nghĩ, nói năng… Nhưng mỗi nhân

vật mang một đặc điểm ngôn ngữ riêng, thể hiện rõ tính cách cũng như thái độ

của mình trong quá trình giao tiếp.

Một trong những điểm gây ấn tượng mạnh khi tiếp xúc với truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp chính là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Lời thoại

thường ngắn, đơn sơ, sắc bén, hàm súc, có khi thô lỗ tuy nhiên cũng có những

lời thoại thể hiện sự thân mật, ngập tràn tình yêu thương giữa người với

người.

Trong truyện ngắn Không có vua, có đoạn đối thoại của Khảm và Đoài

xung quanh vụ mối lái:

Khảm bảo: “Hai anh em mình mang tiếng có học mà Tết nhất đến bộ

quần áo hẳn hoi không có”. Đoài bảo: “Chỉ có con đường lấy vợ giàu thôi.

Tối nay mày đưa tao đến con ông Ánh sáng ban ngày đấy nhé”. Khảm bảo:

“Được thôi. Nếu anh tán được thưởng em cái gì?”. Đoài bảo: “Thưởng cái đồng hồ”. Khảm bảo: “Được rồi. Anh ghi cho em mấy chữ làm bằng”. Đoài hỏi: “Không tin tao à?”. Khảm bảo: “Không”. Đoài ghi vào giấy: “Ngủ được với Mỹ Trinh, thưởng một đồng hồ trị giá ba nghìn đồng. Lấy Mỹ Trinh,

thưởng 5% của hồi môn. Ngày... tháng... năm... Nguyễn Sĩ Đoài”. Khảm cười cất mảnh giấy vào túi rồi nói: “Cám ơn” [16, tr.58].

Đoạn đối thoại thể hiện rất rõ bản chất vụ lợi của một kẻ làm trong

ngành giáo dục và một sinh viên đại học. Tình yêu, hôn nhân xem như một vụ

mua bán, tình cảm anh em trong gia đình biến mất chỉ còn là mối quan hệ của

con buôn.

Truyện ngắn Tướng về hưu dường như nằm mức mô tả sự vật, sự kiện.

Đối thoại giữa các nhân vật như là sự tồn tại của người này bên cạnh người

khác. Truyện chỉ là những lời tuyên bố đơn độc, những âm thanh lạc loài chứ

không còn là đối thoại nữa, ngôn ngữ không còn chức năng làm cầu nối giữa người với người. Các nhân vật tham gia đối thoại hoàn toàn tách biệt lẫn nhau, không hướng vào nhau, đôi khi người hỏi không hề quan tâm đến câu

trả lời mà theo đuổi những suy nghĩ riêng. Trong truyện có đoạn:

Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký”. Cha tôi bảo: Không!. Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem. Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt”. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo:”Đấy là lẽ sống”. Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười ồ [16, tr.20].

Hay đoạn “Ông Bổng sang thăm. Ông nói: Bà ấy cứ xoay ngang, xoay

dọc trên giường như thế này là gay go lắm đấy! Lại hỏi: Chị ơi, chị có nhận ra em không?. Mẹ tôi bảo: “Có”. Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: “Là người”. Ông Bổng khóc òa lên: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người” [16, tr.25]. Các cuộc đối thoại chỉ xoay

quanh các từ: Tôi bảo, cha tôi bảo, mẹ tôi bảo, nó bảo, ông Bổng bảo, cái Mi

mạch hỏi và trả lời nhanh, dứt khoát, không sử dụng các liên từ, hư từ mà đa

phần là câu chỉ đầy đủ hai thành phần chủ ngữ, vị ngữ, hay sử dụng câu đặc

biệt. Lối viết này dường như triệt tiêu khả năng giao tiếp của nhân vật. Trong

đối thoại, các nhân vật không hề có sự tương tác với nhau về mặt tình cảm, đối thoại không phải để hiểu nhau, giải bày, thông cảm và chia sẽ cho nhau,

mà chỉ đơn thuần là truyền thông tin chính xác đến người nhận. Với kiểu đối

thoại này, Nguyễn Huy Thiệp đã diễn tả được sự thật về cuộc sống tinh thần

của con người hôm nay, thiếu tình yêu, thiếu sự tôn trọng, thiếu sự gắn kết và

thiếu cả văn hóa ứng xử thông thường trong mối quan hệ gia đình và xã hội.

Ngoài ra, nó giúp nhà văn diễn tả hết những sự chân thật lạnh buốt trong cuộc

sống hiện tại. Đó cũng là nguyên nhân đẩy con người ra xa nhau và tiến gần

đến sự tha hóa về mặt nhân tính. Nhận diện sự tha hóa bản chất con người

trong xã hội mới là cách Nguyễn Huy Thiệp cảnh tỉnh để con người biết nhìn

thấu suốt vào cái ác của chính mình.

Vậy nhưng khi xây dựng nhân vật với tâm hồn cao thượng, tác giả chú

trọng đến ngôn ngữ nhẹ nhàng, thân mật nhằm khẳng định vẻ đẹp thầm kín

của họ trong mối quan hệ ứng xử với thế giới xung quanh. Trong truyện ngắn

Chảy đi sông ơicó đoạn đối thoại giữa cậu bé và chị Thắm: -Chị cứu em à? – Tôi hỏi.

-Ừ…Chị nghe thấy em kêu cứu.

-Bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ. – Tôi buồn rầu nói. – Họ nghe thấy em kêu cứu mà cứ lờ đi…

-Đừng trách họ thế. – Người phụ nữ an ủi tôi, giọng nói ngân nga như hát.

-Có ai yêu thương họ đâu…Họ đói mà ngu muội lắm [16, tr.13].

Hay đoạn hội thoại của bà Hân và Nhi trong “Cánh buồm nâu thủa ấy”:

Bà Hân cởi chiếc áo bông trần đang mặc trên người giúi vào tay Nhi: - Mang cả đi! Ở nhà u sắm cái khác! Trên ấy rét lắm con ơi...

Nhi lắc đầu, ôm cái tay nải vào lòng: - Không! Con có rồi. U cứ để nhà mà mặc! Bà Hân mếu máo:

- Phải! Cha bố cô! Cô chê chứ gì! Có chồng, chồng lo cho hết... thiết gì đến u...

Nhi nức nở, sà vào lòng mẹ:

- U ơi! Con đi rồi, chỉ còn thầy u ở lại... con biết lấy gì báo đáp thầy u?

[16, tr.568].

Tình cảm trong phút chia ly được giấu sâu vào từng câu nói, tiếng tức

tưởi trong lòng không hề hé lộ, nhưng người đọc vẫn cảm nhận đằng sau nó là

sự xót xa, đau đớn của người mẹ khi gả con gái xa.

Như vậy nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn

Huy Thiêp thông qua miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lý và ngôn ngữ đã

góp phần đắc lực để biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong tác phẩm.

3.2. Giọng điệu nghệ thuật biểu hiện tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Giọng điệu trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật, là phương diện

cơ bản cấu thành nên hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn trăn trở để tìm ra giọng điệu cho mình, bởi nó mang tính cá nhân cao độ, có vai trò rất lớn trọng việc tạo nên phong cách nghệ thuật. Mỗi nhà văn tài năng bao giờ cũng tự tìm ra và khẳng định mình bằng giọng điệu

độc đáo. M.B. Khravchenko cho rằng “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được

thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” (dẫn theo [9, tr.17]). Khi nhắc đến phong cách của tác giả nghĩa là chúng ta thừa nhận mỗi tác giả có giọng điệu riêng biệt không hề

nhầm lẫn trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình. Mỗi tác phẩm bên cạnh

giọng điệu chung chủ đạo có thể tồn tại cùng lúc nhiều giọng điệu khác nhau,

có nhiệm vụ đắc lực trong việc chuyển tải mọi mặt của bức tranh của đời sống

vào tác phẩm cũng như biểu thị thái độ của tác giả đối với cuộc đời. Tuy

nhiên việc nhận ra giọng điệu của tác phẩm không phải là điều đơn giản, nó

đòi hỏi chúng ta phải có sự phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau .

Giọng điệu nghệ thuật chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, từ cách khám

phá và tiếp cận các hiện tượng đời sống đến cảm hứng, tư tưởng, tình cảm của

nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng

“giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật” [9, tr. 18]. Như vậy giọng điệu gắn liền với các hiện tượng

ngôn ngữ và được biểu hiện qua lời văn nghệ thuật, ngữ điệu và thông qua các

thủ pháp nghệ thuật. Giọng điệu không tồn tại một cách riêng lẻ mà nó “toát

ra từ bản thân tác phẩm và mang nội hàm tư tưởng thẩm mỹ” [9, tr.23]. Nếu người nghệ sỹ không có những rung cảm đặc biệt trước những cảnh ngộ éo le,

nỗi bất hạnh của những thân phận người, thông cảm và sẻ chia niềm vui, nỗi

buồn với họ thì tác phẩm sẽ khó có được giọng điệu độc đáo. Giọng điệu

không chỉ góp phần vào việc tạo nên phong cách của nhà văn, mà thông qua

việc nắm bắt giọng điệu người đọc sẽ tìm thấy tư tưởng mà nhà văn giấu kín

trong nó. Vậy điểm nổi bật của giọng điệu là qua nó chúng ta có thể hiểu

được thái độ, tư tưởng, tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

Giọng điệu làm nên linh hồn của tác phẩm, đều này phụ thuộc rất nhiều

vào khả năng sử dụng ngôn từ của nhà văn. Ta có thể tìm thấy rất nhiều giọng

điệu khác nhau trong tác phẩm của Nam Cao với giọng trữ tình tha thiết,

giọng tự sự lạnh lùng, giọng khái quát triết lý, giọng ngậm ngùi, giọng sám

hối… Ngay trong một tác phẩm, có thể đan xen rất nhiều giọng khác nhau.

Đời thừa là tác phẩm đan xen rất nhiều giọng thể hiện được những sự thay

đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy… cũng đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết

ngồi ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm

thêm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ cái thằng này thôi!” [4, tr.65]. Giọng điệu

của nhà văn thay đổi để phù hợp với sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật. Từ

giọng chì chiết gắt gỏng đã chuyển sang giọng sám hối “Hắn dịu dàng nắm

lấy tay sã xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những xương!... một kẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi… Thế mà hắn đã làm gì cho đời Từ khỏi khổ! Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc… Ôi chao! Hắn khóc” [4, tr.68].

Nguyễn Huy Thiệp là người biết sử dụng tối đa khả năng ngôn ngữ để

biểu đạt tư tưởng của mình. Bên cạnh đó, yếu tố giọng điệu cũng được nhà

văn khai thác triệt để. Sự đa giọng điệu trong văn chương thể hiện khả năng

của tác giả trong việc thâm nhập vào tận sâu tâm lý của nhân vật, nắm bắt

từng giọng điệu riêng nhằm thể hiện những điều sâu kín ẩn dấu trong tâm hồn

con người. Đọc Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thường bắt gặp giọng điệu lạnh lùng, gai góc, đầy mỉa mai và châm biếm những thói xấu của đời. Ngoài ra chúng ta cũng bắt gặp giọng điệu đầy cảm thông, yêu thương trước những số

phận bất hạnh, giọng điệu đầy trăn trở, day dứt, xót xa phải làm sao để đưa

con người trở về đúng bản ngã của mình, hay giọng trữ tình thiết tha đưa con người hướng đến sự bình an trong tâm hồn mình. Với những giọng điệu này đã tạo nên một phong cách Nguyễn Huy Thiệp, rất riêng và độc đáo.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)