Thiên tính nữ tinh thần của cái đẹp

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 56)

Nhắc đến người phụ nữ, chính là nhắc đến vẻ đẹp về hình thể và tinh thần của họ. Và mỗi người phụ nữ đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Nó

trở thành một “phẩm giá tinh thần cao quý của người phụ nữ” [34, tr.16]. Những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải là những người người phụ nữ có vẻ đẹp sắc nước hương trời mà là vẻ đẹp của sự dịu dàng đằm thắm thoát ra từ ngôn ngữ, cử chỉ, hành động cũng như thái độ của họ trước mọi sự trong đời sống hiện thực. Văn học không tìm thấy cái đẹp ở đâu xa xôi, văn học tìm thấy vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ ngay chính trong cuộc sống thường ngày của họ. Mỗi người một vẻ đẹp riêng một dấu ấn riêng nhưng tựu chung lại đều thể hiện được tinh thần của cái đẹp.

Chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát xuất hiện rất nhiều hình

tượng nhân vật nữ, tuy họ không giữ vai trò là nhân vật chính nhưng chính họ lại giữ vai trò tạo nên những vẻ đẹp nhân văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Xuyên suốt tập truyện là những bài học nhân văn về cuộc sống, về sự ứng xử của con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc về số phận, lối sống của con người vùng cao. Những người phụ nữ trong chùm truyện ngắn hiện lên như những nàng tiên giữa hoang sơ rừng núi. Vẻ đẹp tự nhiên của các cô gái có thể khiến cho trái tim của những chàng trai dám hi sinh tính mạng của mình mong mang lại

hạnh phúc cho cô gái ấy. Nổi bật lên là vẻ đẹp rất trong sáng của Pùa (Trái

tim hổ),vẻ đẹp của sự trong sáng thơ ngây của cô gái đang bước vào tuổi của

tình yêu, tuổi của mùa xuân đầy mơ mộng “sắc đẹp của nàng khắp các

mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc, tóc mượt và dài, môi như son đỏ” [16, tr.215]. Với vẻ đẹp mà nước trời ban cho ấy, Pùa xứng đáng được hưởng hạnh phúc bên những người thương yêu, nhưng đáng thương

thay “chỉ khổ một nỗi là Pùa bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một

chỗ” [16, tr.215]. Pùa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính của cô sơn nữ với những đường nét rõ rệt trên khuôn mặt, chỉ tiếc đôi chân ấy không thể đi khắp bản làng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.

Trái với vẻ đẹp dịu dàng của Pùa là vẻ đẹp phồn thực của người thiếu

phụ duyên dáng trong truyện ngắn Nàng Bua. Bua mang trong mình vẻ đẹp

của sự khỏe khoắn tràn trề sức sống của một thiếu phụ đương xuân nồng nàn

với tất cả mọi người “người nàng cao lớn, đôi hông to khỏe, thân hình lẳn

chắc, bộ ngực nở nang mềm mại” [16, tr.220]. Người thiếu phụ tươi tắn ấy luôn sống theo bản năng và biết tận dụng đường nét hình thể của mình để làm hài lòng những người đàn ông vây quanh nàng. Vẻ đẹp của nàng khiến đàn bà

ganh ghét “quỷ dữ đấy! đừng đến gần nó”, còn đàn ông “họ ngồi cạnh nhau

quanh các bếp lửa, nước dãi nhỏ ra bên khóe mép, đôi mắt long lanh trơn tuột” [16, tr.221]. Vậy nhưng nàng vẫn sống trơ lì nhưng đầy mạnh mẽ trước dư luận ồn ào bởi nàng có cách nhìn, thái độ riêng đối với hạnh phúc và bàng quan trong các mối quan hệ, bởi nàng đã quá hiểu bản chất tâm tính của từng kiểu người xung quanh nàng. Không hẳn là xấu xa, nhưng cái nhìn và đánh giá của dư luận số đông dành cho nàng là cái nhìn của sự ghen tị với hạnh phúc khác người mà nàng đang có.

Mỗi người một vẻ, nếu như vẻ đẹp của Pùa vẫn còn khiếm khuyết ở đôi

bàn chân tật nguyền, thì vẻ đẹp của Hà Thị E (Tiệc xòe vui nhất)lại là vẻ đẹp

vẹn toàn từ hình thể đến tâm hồn. E chính là niềm tự hào của người Hua Tát

“lưng như lưng kiến vàng, mắt long lanh như sao Khun Lú – Nàng Ủa, tiếng nói của nàng dịu dàng. Khi nàng cười, tiếng cười trong vắt và vô tư lự” [16,

tr.223]. Một người phụ nữ đẹp không chỉ là vẻ bề ngoài mà chính đức hạnh và

phẩm giá của họ mới tạo nên giá trị. Vốn là người phụ nữ thông minh, E biết trân trọng phẩm chất đáng quý của con người, và nhận ra rằng, ở đời này bên cạnh đức tính dũng cảm, khôn ngoan thì trung thực mới chính là đức tính đáng quý nhất, cần có nhất đối với con người.

Cái đẹp không phải bao giờ cũng gắn liền với sự xa hoa mà nó gắn liền với cuộc sống hiện thực nhưng rất bình dị. Đến với truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ta bắt gặp hình ảnh gần gũi dung dị nhưng vẫn tràn đầy sức hút

của người phụ nữ. Cuộc sống của những người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp phần đông gắn liền với cuộc sống ở nông thôn, vùng rừng núi bên cạnh thiên nhiên. Chính vì vậy vẻ đẹp của họ cũng mang vẻ đẹp đầy

đặn và tươi mát của đất trời. Cô giáo Thục (Những người thợ xẻ) bề ngoài

trông “thon thả, trắng trẻo, trông rất dể mến” [16, tr.110] nhưng cũng là

người phụ nữ cá tính và mạnh mẽ. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ chân thật của đời thường. Trong người phụ nữ này, là sự tổng hòa của rất nhiều nét tính

cách, có thể vừa dịu dàng, đôn hậu nhưng ngay đấy lại sẵn sàng đáo để bộc lộ

cá tính của mình. Chị yêu ghét rõ ràng và luôn đứng về lẽ phải, chung sức bảo vệ những người hèn yếu hơn.

Nguyễn Huy Thiệp đã rất khéo léo khi miêu tả nét đẹp về ngoại hình của

người thiếu phụ tên Hương ở bến Tầm Xuân (Chút thoáng Xuân Hương).

Nét đẹp của chị khiến Chiêu Hổ “sững sờ vì vẻ đẹp lôi cuốn của chị. Vẻ đẹp

tự nhiên, không ra ngây thơ, không ra từng trải” [16, tr.309] với “đôi mắt thật đẹp, đôi môi thật đẹp, cái cổ cũng đẹp” [16, tr.310]. Vẻ đẹp với sự dịu dàng nữ tính của chị qua hành động, cử chỉ đã khiến cho người đàn ông ấy không thể cầm lòng. Và chỉ trong một lần gặp gỡ ngắn ngủi người phụ nữ ấy đã làm thay đổi rất nhanh quyết định mà bao nhiêu năm tháng anh phải trăn trở.

Cùng với việc miêu tả vẻ đẹp về hình thể của người phụ nữ trong đời thực, Nguyễn Huy Thiệp cũng rất thành công khi miêu tả hình ảnh huyền

thoại của mẹ Cả qua lời kể của Chương (Con gái thủy thần). Không phải là

vẻ đẹp dịu dàng mà là vẻ đẹp diệu kỳ, thanh thoát cõi tục huyền “tôi thoáng

thấy tấm lưng trần dẻo dai loáng nước quẩy ở trước mặt, loang loáng dưới trăng, thật kinh dị nhưng đẹp lắm” [16, tr.79]. Cái đẹp lúc ẩn lúc hiện của Mẹ Cả là vẻ đẹp mang tính chất huyền bí, không có thực trong cuộc đời, nhưng những ấn tượng đọng luôn day dứt trong tâm trí của Chương, con người luôn sống trong những khát khao kiếm tìm đi cái đẹp phía bên kia bờ ảo vọng.

Khác với những người phụ nữ đẹp về hình dáng trong truyện ngắn của

Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo xây dựng nên nhân vật nữ có ngoại hình xấu

xí nhưng đằng sau đó là tâm hồn bao dung, đầy tình yêu thương với người

cùng cảnh ngộ. Bà Diễm trong truyện ngắn “Người gánh nước thuê”

người có dáng hình “Dáng người bà Diễm bé loắt choắt, bộ mặt nhăn nheo,

gầy sạm chỉ còn hai con mắt. Bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng. Chiếc đòn gánh không bao giờ rời khỏi đôi vai còm cõi của bà” [70]. Công việc hàng

ngày của bà là gánh nước thuê cho những người giàu có, họ sợ phải giao tiếp

với bà vì sợ mất thể diện khi ai đó thấy họ giao tiếp với bà. Bà bị tách ra khỏi

cộng đồng, cô đơn trong thế giới còm cõi của mình. Nhưng trái tim ấy chưa

bao giờ chết, bà tìm thấy tình yêu thương và sự đồng cảm với người cùng

cảnh ngộ với mình. Khi biết được hoàn cảnh của ông Tiếu “bà Diễm khóc

ròng: “Thôi, ông về đây mà ở cùng tôi. Tôi và ông cũng sắp xuống lỗ rồi, chắc chẳng ai dị nghị gì đâu. Ông ơi, hai cái cây đã bị đánh bật hết rễ, biết tựa vào nhau để đỡ đần thì sẽ lâu đổ hơn” [70]. Sự chia sẻ, yêu thương, đồng

cảm đầy nhân hậu của bà dành cho ông Tiếu là biểu hiện của tinh thần nhân

văn trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Vậy nhưng con người dường như bằng

mọi cách để tuyệt đường sống của hai con người dưới đáy cần nương tựa vào

nhau. Họ trêu đùa, cười cợt, và coi thường tình cảm ấy. Đến đây Võ Thị Hảo

đã đặt ra vấn đề của hiện thực, mong muốn cảnh tỉnh con người, cần phải giữ được lương tâm tốt đẹp đối với đồng loại. Truyện ngắn gieo vào lòng người

những tình cảm sâu sắc, trăn trở về thân phận người, đồng thời cũng không

tuyệt vọng vào con người, dù cuộc sống có xấu xa đến đâu, thì vẫn còn đâu đó

những con người giàu lòng nhân ái và yêu thương với đồng loại.

Giá trị của một con người không đơn thuần là vẻ đẹp bên ngoài, nhưng với cái nhìn đầy tinh tế đối với những người phụ nữ, Nguyễn Huy Thiệp đã phát hiện ra những nét đẹp vốn dĩ thuộc về tự nhiên của con người. Đẹp về hình thức và cả tâm hồn.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)