Thiên tính nữ tinh thần của vị tha và lòng bao dung

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 61)

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện cái nhìn đầy thấu hiểu của nhà văn đối với bản chất của con người. Dù con người có thế nào thì Nguyễn Huy Thiệp vẫn không mất đi niềm tin vào họ. Nhà văn tập trung ngòi bút của mình

để khám phá những hạt ngọc ẩn sâu trong con người. Những hạt ngọc ấy

được thể hiện tập trung nhất ở người phụ nữ. Những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là hiện thân của những phẩm chất cao quý của người phụ nữ truyền thống. Nếu như ở người khác cần phải trau dồi, gắng sức mới có được những phẩm chất tuyệt vời ấy thì với người phụ nữ, tinh thần bao dung và lòng vị tha là thiên tính có sẵn từ khi họ được sinh ra.

Nguyễn Huy Thiệp đã có những cách tiếp cận riêng khi miêu tả hình

tượng người phụ nữ ở những chiều kích khá nhau. Ông thành công trong việc

khai thác vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong những hoàn cảnh bi kịch

nhất. Và rồi từ những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt giữa đời thường, người

phụ nữ hiện lên như biểu tượng của tình yêu, đạo đức và phẩm giá cao quý, là

biểu tượng của tâm hồn người phụ nữ Việt.

Người phụ nữ luôn được ví là phái yếu, mỏng manh và dễ vỡ, nhưng thật

sự sức mạnh tiềm tàng trong con người họ thật mãnh liệt. Sự mạnh mẽ vốn là

bản năng tiềm ẩn trong con người họ. Trước sự ganh ghét của dư luận, Bua

(nàng Bua) vẫn mạnh mẽ sống, sống trơ lì nhưng cũng đầy thanh thản. Nàng

tự cảm nhận hạnh phúc to lớn của mình bên những đứa con khác cha, đủ

mạnh mẽ và tự tin để bảo vệ chúng trước cơn bão của dư luận. Với nàng, đàn

ông không phải là chỗ dựa mà là gánh nặng. Họ đến với nàng chỉ để thỏa mãn

niềm đam mê bản năng, chưa một người đàn ông nào đến vì tình yêu, vì vẻ

đẹp trong tâm hồn của nàng. Vậy nhưng con người của tự nhiên núi rừng ấy

luôn “hào phóng và bao dung với tất cả mọi người” [16, tr.222]. Khi đã trở

nên giàu có nhờ sự phóng khoáng của đất trời “Bua gạt lớp đất ở miệng hủ

lánh” [16, tr.222] , nàng không vì vậy mà trở nên kiêu hãnh, ngược lại, nàng

bao dung và tha thứ cho tất thảy những lời nanh ác từ những bà vợ đáng

thương trong bản, bao dung cả với những người đàn ông hèn nhát và vô trách

nhiệm. Nàng tha thứ cho họ cũng là tự tha thứ cho mình. Người ta thi nhau

nhận con, “họ đến và ai cũng được một món quà tặng làm vui lòng các bà vợ

nền nếp của mình” [16, tr.222].

Trong cuộc sống, con người vẫn luôn bộc lộ những nét chưa hoàn thiện của mình, cũng sẽ mắc những sai lầm, và điều cần nhất là có những tấm lòng tha thứ và bao dung cho lỗi lầm của họ. Điều này xuất phát từ tấm lòng vị tha và tình yêu thương con người, thiên tính ấy như giọt nước mát lành làm dịu đi

cuộc sống vốn rất đỗi ngột ngạt. Chị Thắm (Chảy đi sông ơi) vốn là người

phụ nữ hồn hậu như thế. Người đọc rất khó hình dung về hình dáng cũng như khuôn mặt của chị bởi bao giờ chị cũng trùm một chiếc khăn kín. Nhưng vẻ đẹp trong tâm hồn của chị hiện lên qua đôi mắt to đen và cái nhìn đầy nhân hậu đối với con người. Người phụ nữ nghèo ấy vẫn hàng ngày miệt mài bên bến đò ngang ven sông, đưa rước biết bao lượt khách, tiếp xúc với nhiều loại người cũng như hiểu rõ bản chất của con người. Khi nghe cậu bé làng chài

trách “bọn đánh cá đêm ác lắm chị ạ. – Tôi buồn rầu lắm. – Họ nghe thấy em

kêu cứu mà cứ lờ đi…” [16, tr.13]. Bằng tấm lòng bao dung của mình, chị tha thứ cho những người đánh cá đêm, tha thứ cho sự dửng dưng vô cảm của họ.

Chị lý giải nguồn gốc của thái độ ấy “đừng trách họ thế…có ai yêu thương họ

đâu…Họ đói mà ngu muội lắm” [16, tr.13]. Chị hiểu rõ, con người vốn bản chất không hề tàn ác và cay độc, chính cuộc sống đã đẩy con người vào con đường phải làm ngơ trước sự sống còn của đồng loại mình. Cuộc sống tranh

giành miếng ăn khốc liệt nơi bến Cốc khiến tình cảm trong họ cạn kiệt và khô

cằn. Họ đơn giản chỉ nghĩ đến miếng ăn, lợi lộc cho gia đình vốn khốn khó của họ. Con người dường như không còn cảm xúc, không còn thời gian để nghĩ đến tình yêu thương. Sự ngu muội về tri thức, sự biến mất của tình yêu

khiến họ như vô cảm trước sự cầu cứu của một đứa trẻ. Con người sống với nhau bằng sự cục cằn, tàn ác trong cư xử, hành động vậy nhưng chẳng có ai đủ lòng bao dung để dang rộng vòng tay để tha thứ cho những lỗi lầm của họ và kể cho họ nghe những câu chuyện về tình yêu. Chị Thắm không những yêu thương và cảm thông cho họ, mà chị còn hàng ngày bằng hành động quả cảm của mình, gieo từng giọt nước tinh khiết của lòng thiện tâm để gột rửa những tâm hồn vốn đã vấy bẩn ấy. Chị đã mở ra một thế giới mới trong tâm hồn của cậu bé, giúp cậu có cái nhìn lạc quan hơn, giải tỏa được sự nghi ngờ trong cậu về lòng tốt của con người. Bằng tấm lòng của một người phụ nữ vị tha độ lượng, chị đứng cao hơn cuộc đời đầy giả dối và đen bạc ấy. Chị không chỉ

cứu vớt cuộc sống của con người mà còn gieo vào tâm hồn con người mầm

mống hướng thiện và niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Sống trong gia đình Lão Kiền, Sinh cảm nhận được, đằng sau sự tha hóa về nhân cách của mỗi thành viên vẫn còn sót lại ánh sáng của sự lương thiện. Tình thương của chị dành cho họ như tình thương của một người mẹ dành cho

những đứa trẻ to xác, là sự cảm thông và tha thứ cho tất thảy lỗi lầm của con

người. Trong giây phút hạnh phúc hiếm hoi của gia đình, chị tâm sự “Khổ

chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm”[16, tr.64] .

Tất cả những nỗi khổ đau sẽ qua đi, điều cuối cùng còn lại chính là tình thương. Và khi con người biết cuộc sống nhục, đau đớn và chua xót là lúc họ biết cách để giải quyết tình trạng ấy. Và chỉ có tình thương mới làm được những điều phi thường đó.

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiên phong trong phong trào đổi mới văn học sau 1975. Cảm hứng nhân văn trong truyện ngắn của ông gắn liền với hình tượng những người phụ nữ mang đậm chất truyền thống với niềm ám ảnh khôn nguôi. Những người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mỗi người một cá tính khác nhau nhưng nổi bật nhất vẫn là tình yêu thương và khát vọng được che chở cho những người thân của họ. Người đàn

bà làng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) là một người phụ nữ “cam chịu đầy nhẫn nhục”khi bị người chồng đánh đập chị “không hề một tiếng kêu, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn” [23, tr.499]. Nhưng đằng sau vẻ cam chịu ấy là người phụ nữ thấu hiểu mọi lẽ đời, và giàu lòng bao dung. Chị tha thứ cho người chồng của mình bởi chị hiểu rõ nguồn cơn những cơn giận của chồng. Chính cuộc sống mưu sinh đầy vất vả đã đẩy anh vào con đường tha hóa bởi trước đây anh vốn là người đàn ông hiền lành. Sự bao dung của

chị để giữ cho mái ấm của mình được yên ổn “phải sống cho con chứ không

phải sống cho mình” [23, tr.552] và dù đau khổ thế nào chị vẫn luôn tin vào

sự thay đổi của cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn “trên chiếc thuyền

cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống trong hòa thuận vui vẻ”

[23, tr.560].

Như vậy thiên tính nữ với tinh thần của lòng bao dung và sự vị tha trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mang đến niềm tin mới đối với con người. Rằng con người có thể cải tạo được chỉ cần con người sẵn sàng mở

lòng ra để tha thứ và hiểu rõ nhau hơn thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)