Thái độ của người nghệ sĩ đối với con người và cuộc sống

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 35)

thân mình, quên mình ở một cái tôi khác, nhưng chính trong sự biến mất này và trong sự quên đi này, lần đầu tiên ta tìm được bản thân mình và làm chủ bản thân mình” (dẫn theo [33, tr.15]).

1.3.2. Thái độ của người nghệ sĩ đối với con người và cuộc sống hiện thực thực

Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, ở đó nhà văn khám phá và thẩm định

cuộc sống thông qua cái nhìn đầy tinh tế của mình. Những biến chuyển của

con người và hiện thực luôn nằm trong tầm ngắm của nhà văn. Từ những cảm

nhận sâu sắc và trải nghiệm của mình nhà văn thể hiện một cách đầy đủ nhất

những cung bậc cảm xúc. Bên cạnh việc thể hiện tình yêu thương của mình

đối với những số phận bất hạnh, nhà văn được xem như một chiến sĩ đấu

tranh cho quyền sống của con người. Bằng vũ khí sắc bén của mình, nhà văn

thể hiện thái độ phân đôi của mình đối với con người và cuộc sống hiện thực.

Người nghệ sỹ luôn trên mình sứ mệnh cao cả, đó là nhân rộng những yêu thương đối với con người. Viết về nỗi đau của con người là nhiệm vụ cao

cả nhất. Từ đó, nhà văn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nỗi đau mà con

đẩy con người vào con đường khốn cùng, chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc

và phẩm giá của con người. Các nhà nhân văn hiện thực phản ánh một cách

chân thật như nó vốn có, song lồng vào đó là thái độ phê phán những cái phi

nhân tính kìm hãm sự phát triển tự nhiên của con người, cùng với những lề

thói, tập tục, sự áp bức bóc lột đẩy con người vào quá trình tha hóa cả nhân

hình và nhân tính, gây nên tấn bi kịch đầy đau thương cho con người.

Bên cạnh đó, tư tưởng nhân văn hiện thực là tiếng nói cảm thông, chia sẻ

cho những số phận bất hạnh. Các nhà văn luôn đứng về phía những người

cùng khổ, bênh vực, che chở, bảo vệ và là chỗ dựa tinh thần cho họ. Bằng sức

mạnh nghệ thuật, bên cạnh việc lên án những bất công trong xã hội, tác phẩm

văn học được xem như một vũ khí để đấu tranh chống lại những bất công

trong xã hội. Nhà văn luôn lên tiếng đòi quyền đấu tranh, chỉ ra phương pháp

đấu tranh nhằm giải phóng con người thoát khỏi những thế lực kìm hãm sự

phát triển toàn diện của con người. Những cuộc đấu tranh ấy suy cho cùng là

đòi hỏi xã hội trả lại cho con người bản chất người vốn có. Con người phải có

quyền được sống, quyền được yêu thương, và mưu cầu hạnh phúc nhưng hơn

hết là quyền được làm người.

Người nghệ sỹ chân chính là người biết tự mình vượt lên trên bi kịch của chính mình. Không những không quay lưng lại với hiện thực nghiệt ngã của cuộc đời mà nhìn trực diện trong thế đối mặt với cuộc đời để phản ánh một cách chân thực bản chất của cuộc sống. Truyện Kiều của Nguyễn Du không đơn thuần là câu chuyện của một đời người, mà nó là câu chuyện của muôn đời, của tất cả nhân loại trong quá trình đấu tranh để khẳng định, tồn tại và phát triển.

Văn học không những chỉ ra những thói hư, tật xấu của người đời cũng như cảm thông trước những số phận bất hạnh. Văn học còn là lĩnh vực giúp con người tự khám phá những điều sâu kín trong mỗi con người. Phát hiện ra bản chất người của mình là khi con người chạm đến từng sợi liên kết bên

trong tâm hồn, có cả niềm vui, hạnh phúc, cũng có cả những bi kịch. Nhưng đau đớn nhất là khi con người là con người, nhưng lại bị cự tuyệt quyền thiêng liêng ấy. Nam Cao nhà nhân văn hiện thực lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại đã đi sâu tìm hiểu thế giới tinh thần bên trong đầy phức tạp và phong phú của con người. Điểm xuất phát của tư tưởng nhân văn hiện thực trong các sáng tác của Nam Cao là sự cảm thông vô hạn đối với những kiếp người không được sống vì mình, và khát khao lương thiện song bị vùi dập xuống tận đáy sâu của xã hội.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 35)