Trước cuộc sống vốn đầy rẫy những bất an và những điều phi nhân tính. Nguyễn Huy Thiệp ý thức được rằng, chính tình yêu thương giữa người với người, sự cảm thông, che chở, bao dung, vị tha và hy sinh chính là liều thuốc chữa lành mọi nỗi đau, nâng đỡ con người vượt qua những điều bạc ác. Bản năng yêu thương, hi sinh của người phụ nữ chính là tinh thần, vẻ đẹp của thiên nữ tính. Nó trở thành chuẩn mực và giá trị đạo đức. Đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn những con người dám hi sinh cả bản thân mình vì sự tồn tại và an vui của người khác.
Khi bàn về thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng
Ngọc Hiến cho rằng “ở nhân vật chị Sinh, thiên tính nữ còn là hiện thân của
đại đã bị sức sống này đánh bạt” [34, tr.17]. Ở nhân vật Sinh (Không có
vua) hội đủ những phẩm chất của người phụ nữ truyền thống. Những năm
tháng về làm dâu nhà lão Kiền, công việc quanh quẩn của chị chỉ là cơm nước để phục vụ cho gia đình sáu người đàn ông. Xuất thân từ gia đình trí thức bình dân nên trong cuộc sống hàng ngày chị khá thoải mái và phóng túng, nhưng vẫn là một người phụ nữ biết lễ nghĩa, luôn giữ đúng chuẫn mực phận làm
dâu. Sự xuất hiện của Sinh trong ngôi nhà vốn náo loạn ấy như “cơn mưa rơi
xuống đất nẻ. Không khí dịu lại. Lão Kiền không gây sự gì với con cái” [16, tr.48]. Bằng đôi bàn tay khéo léo, chị vun vén cho đại gia đình lâu nay vốn thiếu sự chăm sóc của người phụ nữ. Sống giữa gia đình với những con người tật nguyền về tinh thần lẫn thể xác, bố chồng nhìn trộn con dâu tắm, em chồng tán tỉnh một cách thô bỉ. Vậy nhưng chị vẫn không ruồng bỏ họ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn, chị vẫn ở bên cạnh họ, vẫn chịu đựng cuộc sống ấy với mong muốn giữ cho gia đình ấy được êm ấm. Sinh như dòng nước mát làm dịu không khí cộc cằn đầy rạn nứt trong gia đình. Vậy nhưng cũng có lúc người phụ nữ ấy cảm thấy bức lực trước sự tính toán của em chồng và sự
nhục mạ hèn nhát của chồng. Chị khóc nức nở “Trời ơi…Sao cái thân tôi
nhục nhã thế này?” [16, tr.56]. Biết vậy, nhưng bằng sự hi sinh tận tụy, một lòng vì gia đình nhà chồng, đã giúp chị đứng vững và giữ mình trong sạch trước sự cám dỗ của cậu em chồng đốn mạt. Người phụ nữ vốn dịu dàng đằm thắm ấy cũng có lúc trở nên mạnh mẽ và luôn sẵn sàng trong cuộc chiến bảo
vệ nhân phẩm. Khi nghe Đoài bảo “Tối nay tôi vào buồng Sinh nhé”, chị đã
không ngừng ngại bộc lộ sự thái độ của mình “Sinh vớ lấy con dao, nói khẽ.
“Cút đi. Anh đến gần đây là tôi giết đấy!” [16, tr.58].
Như vậy sự chịu đựng nhiều khi đến nhẫn nhục, với những nét tính cách phi thường của các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xét đến cùng là do trái tim vốn rộng lớn, họ muốn yêu thương tất cả, bao dung tất cả và hi sinh quên mình để chỉ mang lại sự yên ấm cho cuộc sống. Vẻ đẹp
tinh thần của họ vốn dĩ là sự hòa hợp giữa tình yêu mang tính chất bản năng thiên tính trong mỗi người phụ nữ với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt.
Con người vốn sống trong xã hội mà ở đó tình yêu và sự hi sinh ngày càng ít đi, nhưng không có nghĩa là mất đi hoàn toàn. Ở đâu đó, con người vẫn còn sống vì con người. Không giản đơn là hi sinh bản thân để cứu sống đồng loại mà hàng ngày vẫn miệt mài gieo vào tâm hồn con người niềm tin
vào cuộc sống. Chị Thắm trong Chảy đi sông ơi là điển hình của tấm gương
quên mình vì người khác. Bao năm sống trên bến Cốc chị đã cứu biết bao con người trên khúc sông ấy, yêu thương và che chở cho họ. Người phụ nữ ấy như một vị cứu tinh với nhưng người không may mắn. Tiếng kêu thất thanh của chị trong đêm giành giật với hà bá cậu bé bị những người đánh cá đêm bỏ rơi vừa thể hiện sự lo lắng và thương cảm của chị. Vậy nhưng cuối cùng, cái thiện và cái đẹp không cứu được chị khỏi số phận nghiệt ngã. Lời của bà lão ở
cuối truyện như một lời kết án sự dững dung bạc bẽo của người đời “Khốn
nạn! nhà Thắm cứu được không biết bao nhiêu người ở khúc sông này … Thế mà cuối cùng nó lại chết đuối mà không ai cứu…” [16, tr.15]. Giọng kể
nghẹn ngào cũng với tiếng khóc nức nở của nhân vật Tôi sau bao năm xa quê
là sự xót xa đau đớn trước niềm tin bị đỗ vỡ. Chị Thắm đã rơi vào vực thẳm
của sự lãng quên “bao nhiêu năm nay chẳng hề có ai hỏi thăm nhà Thắm”
[16, tr.15]. Cái đẹp đã rơi vào sự lãng quên.
Thiên tính nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn biểu hiện ở
thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Bé Thu (Tâm hồn mẹ) từ nhỏ đã có
những tình cảm rất hồn nhiên, luôn muốn vỗ về, bao bọc cho người bạn vắng
mẹ của mình. Bởi “mỗi người đàn bà đều có thiên tính người mẹ” [16,
tr.248]. Cậu bé Đăng dường như đã tin vào người mẹ bé nhỏ của mình, bởi
cậu phát hiện ra trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, người mẹ bao giờ cũng
tìm ra được những lối thoát cho những đứa con mình “mẹ bao giờ cũng tìm ra
cũng sẵn sàng hi sinh để cứu người bạn mình, hành động của bé khi đẩy Đăng
ra rồi ngã vật xuống là hành động rất dũng cảm, một hành động bản năng mà
không hề có sự tính toán trong đó.