Cơ sở hình thành tư tưởng nhân văn hiện thực

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 26)

1.2.1.1. Cơ sở thực tiễn

Mục tiêu của cuộc cách mạng vô sản là giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, xây dựng nên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong cuộc đấu tranh đó, giai cấp vô sản đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa nhân đạo trên một cơ sở mới, với mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp hoàn toàn

mới mẻ và tiến bộ. Họ nhận định rằng “cuộc đấu tranh cách mạng của giai

cấp vô sản hiện nay vẫn thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc” [28, tr.88]. Giai cấp vô sản ý thức được rằng chỉ bằng con đường đấu tranh giai cấp, thủ tiêu giai cấp, tiến tới một xã hội không có giai cấp bằng bạo lực cách mạng thì nhân loại mới hoàn toàn được giải phóng và thiết lập nên chuyên chính vô sản. Khi chế độ tư hữu bị xóa bỏ quyền lợi của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể, tự do cá nhân gắn với tự do của xã hội. Thời đại mới ra một cuộc sống mà ở đó con người sẽ làm chủ chính mình và làm chủ lịch sử. Đây chính là cơ sở thực tiễn để hình thành nên tư tưởng nhân văn hiện thực.

1.2.1.2. Cơ sở lý luận

Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh cuộc sống như nó vốn có trong thực tế. Trong đó nhà văn sử dụng những chi tiết chân thật lấy từ đời sống để phản ánh hiện thực, đó được xem là nguyên lý cơ bản, không thể

thiếu trong sáng tác văn học, trong đó văn học được xem là tấm guơng phản

chiếu đời sống xã hội và nhà văn chính là người thư ký trung thành của thời

đại. Song một tác phẩm tồn tại được với thời gian và và mang giá trị thẩm mỹ

cao bao giờ cũng thể hiện lập trường, quan điểm, tư tưởng và thái độ của nhà văn đối với hiện thực. Chính vì vậy, văn học luôn mang trong mình sứ mệnh hướng con người đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Sự kết hợp, tổng hòa giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn trong văn học là đích đến của mọi nền văn học chân chính. Trong đó chủ nghĩa hiện thực góp phần phơi bày những mặt trái của xã hội, những mảng tối còn lấp khuất đằng sau cuộc sống con người, có khả năng khắc phục những ảo tưởng của con người về thực tại, còn chủ nghĩa nhân văn đóng vai trò là nền tảng tư tưởng, định hướng để văn học không sa vào những quan niệm sai lệch về con người và cuộc sống.

Ngoài ra, tư tưởng nhân văn hiện thực còn được hình thành trên cơ sở lý luận cụ thể đó là Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa nhân văn hiện thực là thuật ngữ lần đầu tiên được Mác và Ăngghen sử dụng, Ăngghen gọi Chủ nghĩa

Cộng sản là Chủ nghĩa nhân văn hiện thực. Trong Bản thảo kinh tế - triết học

năm 1844, Mác cho rằng “Chủ nghĩa Cộng sản với tính cách là Chủ nghĩa xã hội nhất trí với chủ nghĩa nhân đạo” [30, tr.123]. Và gọi Chủ nghĩa Cộng sản là Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. Lý tưởng nhân văn của Chủ nghĩa Cộng sản nâng những yêu cầu mang tính nhân bản lên một tầm cao mới đó là tư tưởng nhân văn hiện thực. Tư tưởng nhân văn hiện thực không còn bị giới hạn trong khuôn khổ giải quyết những vấn đề về cuộc sống của con người như sự bóc lột sức lao động, giải phóng dân tộc mà còn chú trọng đến vấn đề xây dựng vị thế của con người trong xã hội mới. Chế độ cộng sản chủ nghĩa tạo những tiền đề cơ bản cho sự phát triển hài hòa năng lực của con người cho sự tự do thật sự của mỗi cá nhân. Tự do của con người là tự do của từng cá nhân cụ thể, được thực hiện từng bước phù hợp với sự thay đổi hoàn cảnh bằng hoạt động thực tiễn nhằm thay đổi hoàn cảnh đồng thời tự hoàn thiện mình. Thực hiện

từng bước lý tưởng nhân văn cộng sản chủ nghĩa nhằm tiến tới xây dựng một xã hội tạo mọi điều kiện để con người phát huy mọi tiềm năng trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Trong xã hội đó con người được phát triển toàn diện chính bản thân mình. Đây chính là tư tưởng nhân văn cao nhất của loài người trên phương diện lý thuyết. Tư tưởng nhân văn của chủ nghĩa Cộng sản được nâng lên một tầm cao hơn trên con đường hướng tới thực hiện những mục đích tối cao của con người. Con người trở thành mục đích của sự phát triển lịch sử. Tư tưởng nhân văn hiện thực được xem là tư tưởng cao nhất của Chủ nghĩa Cộng sản.

Trong lời tựa cuốn “Gia đình thần thánh”, Mác cho rằng “Ở Đức, chủ

nghĩa nhân đạo hiện thực không có kẻ thù nào nguy hiểm hơn chủ nghĩa duy linh tức chủ nghĩa duy tâm tư biện, là chủ nghĩa đem thay thế con người cá thể hiện thực bằng “tự ý thức” hoặc “tinh thần” [77]. Như vậy, Mác đối lập chủ nghĩa nhân đạo hiện thực với những quan niệm của thần học, coi trọng sự

tồn tại của tinh thần, chỉ có “tinh thần đem lại sinh khí còn thể xác thì yếu

đuối bất lực” [77]. Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực chủ trương giải phóng con người trên cơ sở của hiện thực, dựa vào những điều kiện kinh tế - xã hội trong lịch sử để định hướng cho sự phát triển của xã hội. Dựa trên những phân tích và khái quát lý luận về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào công nhân.

Như vây, chủ nghĩa nhân văn hiện thực là thành quả của tư tưởng nhân văn qua phong trào đấu tranh quần chúng gắn với những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Và kế thừa những tư tửởng tiến bộ về con người của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Phục hưng. Chủ nghĩa nhân văn hiện thực mang đến một luồng gió mới đối với sáng tạo nghệ thuật. Nó khẳng định sự thống nhất và tác động biện chứng trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, hướng tới hoàn thiện và phát triển nhân cách của con người.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 26)