Quê hương Cao Mật với hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 30)

1.3.1. Tình yêu đối với quê hương

Sơn Đông cùng với Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Nơi đây là quê hương của địa linh nhân kiệt, là quê hương của những nhà tư tưởng, nhà triết học kiệt xuất của Trung Quốc như: Khổng Tử, Mạnh Tử, những nhà chính trị nổi tiếng như các vua Tề, Quản Trọng, Lưu Dung... là vùng đất nổi tiếng về truyền thống anh hùng hào kiệt như Tống Giang, Võ Tòng… có lẽ gần gũi và thân hiết hơn là quê hương của tác giả bộ biểu thuyết Liêu trai Chí dị của Bồ Tùng Linh nổi tiếng thời Minh – Thanh.

Mạc Ngôn sinh ra và lớn lên từ vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn học và đấu tranh chính trị,... vì vậy, không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống quê hương đối với tài năng văn chương và con người của ông. Tài năng của nhà văn nảy nở trên mảnh đất nghèo đói vì các cuộc chiến tranh, song sức mạnh của truyền thống văn hóa quê hương chính là nguồn sữa nuôi dưỡng và làm nên sức sống. Vùng quê Cao Mật nghèo đói về vật chất nhưng lại rất giàu về lòng yêu thương. Ông cũng từng yêu quê hương Đông Bắc Cao Mật với những gì vốn có, ông cho rằng đây: "là nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất, trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất, anh hùng hảo hán nhất, đểu giả nhất, giỏi uống rượu nhất, biết yêu đương nhiều nhất trên trái đất này". [23,tr.14-15]. Con người sinh ra và lớn lên chịu ảnh hưởng sâu sắc về mọi phương diện, nhất là phương diện văn hóa của mảnh đất nơi họ sinh ra. Bởi xét cho cùng, văn hóa chính là sự thích nghi một cách chủ động, có ý thức con người với tự nhiên, xã hội đồng thời cũng chính là kết quả của sự thích nghi ấy. Mạc Ngôn rất có duyên với vùng Sơn Đông Cao Mật, nơi ông sinh ra và trải qua thời niên thiếu với những biến cố cay đắng của cuộc đời. Thiên nhiên, con người với những giá trị văn hóa lịch

sử nơi đây đã hình thành nên một Mạc Ngôn với phong cách nghệ thuật vừa truyền thống vừa hiện đại với những quan niệm nhân sinh độc đáo với cách nhìn cuộc đời, tình yêu, cuộc sống hết sức táo bạo.

Mạc Ngôn là người con tiêu biểu của quê hương xứ sở. Sáng tác của ông bắt nguồn từ tình yêu sâu đậm đối với quê hương và trở về cội nguồn của nhân dân. Theo dịch giả Trần Trung Hỉ thì "Mạc Ngôn là vua của vương quốc Cao Mật”. Những tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy hơi thở đất quê, và mối tình sâu đậm không thể tan chảy giữa ông với "huyết địa" làng Đông Bắc, Cao Mật. Chính vì vậy, giới bình luận văn học đã gọi ông là "vị hoàng đế khai phá trời đất của làng Đông Bắc Cao Mật"

Ông đã trở thành vị hoàng đế khai thiên lập địa làng Đông Bắc, để được tha hồ hò hét hạ lệnh, muốn ai chết là chết, để ai sống được sống, hưởng đủ cái lạc thú làm vua một vùng. Nào dương cầm, nào bom nguyên tử, nào bánh mì, thằng Tây rởm, cha cố thật... ông đem nhét tuốt vào trong cánh đồng cao lương. Có một nhà văn từng nói: Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều được moi ra từ chiếc bao tải rách của cái làng Đông Bắc - Cao Mật. Chiếc bao tải này thực sự là của báu, cho tay vào moi mạnh một cái, ra được bộ tiểu thuyết, moi nhẹ một tí, ra ngay cái truyện vừa, nếu chỉ thò ngón tay vào nhón một cái, cũng gắp ra được dăm ba truyện ngắn. Mạc Ngôn nói rằng: Tôi không yêu, cũng chẳng ghét chúng.

1.3.2. Quan niệm tiểu thuyết của Mạc Ngôn

Mỗi nhà văn đều có một quê hương cho riêng mình, hầu hết các sáng tác của họ đều mang đậm dấu ấn quê hương. Mạc Ngôn là nhà văn tiêu biểu cho đứa con của quê hương. Sáng tác của ông bắt nguồn từ tình yêu sâu đậm đối với quê hương và luôn tìm về với cội nguồn của quê hương.

Trong những sáng tác của mình Mạc Ngôn đã đưa người đọc quay trở về những năm 1900 đến những năm gần đây trên mảnh đất quê hương Cao

Mật, với những cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và Nhật cùng với những nạn đói rét, hạn hán, mất mùa… nhà văn đã đưa người đọc chứng kiến những chuyện vụn vặt, bình thường nhất nhưng riêng nhất, độc đáo nhất của cuộc sống quê hương ông. Ông lớn lên trên vùng đất nghèo khổ bần cùng nên ông hiểu hơn ai hết về cái đói và miếng ăn đối với người dân và mọi chuyện lớn nhỏ từ miếng ăn mà ra cả.

Ông viết về người nông dân và tự nguyện làm nhà văn của người dân. Vấn đề Mạc Ngôn quan tâm nhất trong tác phẩm của mình chính là hiện thực sinh tồn, là đời sống của người dân. Quan niệm sáng tác của ông thể hiện rất nhất quán. Đó là:

Ông đã biến vùng Cao Mật quê hương ông thành một khái niệm văn học, không phải một khái niệm địa lý, là một khái niệm mở, không phải một khái niệm khép kín, vùng Cao Mật của ông là một cảnh ảo do ông tưởng tượng trên cơ sở những kinh nghiệm của tuổi ấu thơ, ông liên tục biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, đồng hoá nỗi khổ và niềm vui của nó với nỗi khổ và niềm vui của nhân loại và bằng tài năng của mình ông ra sức tác động người đọc trên toàn thế giới quan tâm đến những câu chuyện của ông.

Ông đã quay về sáng tác dân gian chân chính và sáng tác của Mạc Ngôn phải từ vị trí của người dân. Ông cho rằng “nhà văn sáng tác từ vị trí người dân, cho dù họ viết văn, làm thơ hay viết kịch, bản chất công việc của họ chẳng khác gì những người thợ dân gian […] giữa những người thợ dân gian cũng có sự kế thừa, học hỏi và phát triển […] nhưng họ không bao giờ quên mình là một người dân bình thường, họ không bao giờ phân biệt mình với người dân bình thường” [41, tr.341] và “Tôi (Mạc Ngôn) cho rằng sáng tác dân gian thực sự chính là loại sáng tác với tư cách người dân” [41,tr. 341]. Vì vậy, tiểu thuyết của Mạc Ngôn được viết từ vị trí người dân luôn quay về cội nguồn văn hóa dân gian của dân tộc, nhưng tình cảm phải được xuất phát

từ nơi sâu thẳm tâm hồn, nó chạm đến nơi đau đớn nhất trong trái tim, nó bị dồn tới đáy sâu của sự đau khổ.

Tiểu kết:

Tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn đánh dấu sự theo đuổi cái đẹp của phong cách dân gian chân chính. Ông tìm về với những phong tục xưa đã làm cho không biết bao nhiêu phụ nữ đã rơi nước mắt cùng với làn điệu dân gian Miêu Xoang làm say đắm lòng người và phê phán sự dã man mất nhân tính của những hình phạt man rợ được thể hiện bằng ngôn từ của Miêu Xoang

Chương 2. VĂN HÓA DÂN GIAN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ TRONG ĐÀN HƯƠNG HÌNH

2.1. Nhân vật Tôn Bính

Đối tượng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những lời bình luận... chỉ góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của tác phẩm, nhưng cái quyết định chất lượng của một tác phẩm văn học, chính là việc xây dựng hình tượng nhân vật. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì nhân vật chính là hình thức cơ bản, để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất của văn học là mối quan hệ của nhân vật đối với đời sống. Nhà văn tái hiện được đời sống thông qua những chủ thể nhất định. Chủ thể đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời và chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật cuộc sống của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện những cá nhân của xã hội nhất định và những quan niệm về cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương diện khái quát có tính cách, số phận và các quan niệm. Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung của xã hội. Trong Nghệ thuật thi ca Arixtot cho rằng “Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó” [17, tr. 279]. Nhân vật sẽ có tính cách, nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng một ý chí nào đó. Trong tính cách bao giờ cũng tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả nhiên của một hiện tượng lịch sử, xã hội.

Nhân vật không chỉ thể hiện tính cách mà còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống. Pheedin nói rằng “nhân vật là một công cụ” [17, tr.

280]. Đọc tác phẩm văn học, cái đọng lại trong tâm hồn người đọc là hình tượng nhân vật mà tác giả đã kì công xây dựng. Qua nhân vật nhà văn sẽ gởi gắm những tư tưởng, những suy nghĩ, những tình cảm và thông qua nhân vật, nhà văn thể nghiệm tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Vì vậy, nhân vật càng chân thật, càng sống động thì sức sống của tác phẩm càng mạnh mẽ và bền lâu với thời gian. Tiểu thuyết là một thể loại tự sự nên nhân vật cũng được coi là một trong những yếu tố cốt tử. Nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là trung tâm của tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết vượt thời gian đều là những tác phẩm có sự sáng tạo bậc thầy trong cách xây dựng nhân vật: Đônkihôtê, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, AQ… là những nhân vật điển hình về tính cách và hành động. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ngoài những vấn đề chiến tranh, đói khổ và con người, thì thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông mang những nét tính cách rất riêng và không bao giờ lặp lại. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của ông là một siêu điển hình về tính cách và hành động. Từ Chiếm Ngao trong tác phẩm Cao lương đỏ mang khí phách ngang tàng, phóng túng, dám phá bỏ mọi ràng buộc của phong tục, lễ giáo để được đến với tình yêu tự do. Từ Chiếm Ngao là nhân vật mang khí phách của người anh hùng. Còn Khoan Kim Cương trong tác phẩm Tửu quốc là một siêu nhân uống rượu, rượu ông uống nhiều đến nỗi “lượng nước mà chúng ta uống không bằng lượng rượu mà ông ta đã dùng” [26.tr,55] ông có thể uống một mạch ba mươi chén mà mặt không đổi sắc. Nếu Khoan Kim Cương là một siêu nhân uống rượu thì La Tiểu Thông trong tiểu thuyết Tứ thập nhất pháo lại là một “Nhục Thần” về thịt, một siêu nhân về ăn thịt. Hắn sinh ra trong một gia đình cha mẹ bất hòa, người cha bỏ mẹ hắn đi theo người con gái khác nên hắn chỉ sống với người mẹ vô cùng tiết kiệm, suốt đời bà chỉ lo tích góp từng xu để gây dựng cơ ngơi, sự nghiệp. Vì vậy trong bữa ăn của La Tiểu

Thông không bao giờ nghe mùi thịt nên cậu thèm thịt tới mức có thể gọi bất cứ ai bằng “bố” nếu người ấy cho cậu ăn thịt, không những thèm thịt đến điên cuồng mà La Tiểu Thông còn có khả năng tương thông với thịt và có khả năng ăn thịt một cách siêu phàm. Trong cuộc thi ăn thịt cậu ta ăn một lần hết ba cân thịt. Như vậy ăn và uống là hai nhu cầu đầu tiên của con người nhưng sự thèm khát miếng ăn cho thấy một giai đoạn lịch sử xã hội cái đói đang ngự trị cuộc sống con người. Đó cũng chính là hình ảnh tuổi thơ của nhà văn đã trải qua thời kì lịch sử chiến tranh và cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc hằn sâu trong kí ức của mỗi người dân.

Nếu La Tiểu Thông thèm thịt, hiểu thịt và yêu thịt, coi thịt như người bạn tâm giao tri kỉ thì Kim Đồng (trong tiểu thuyết Báu vật của đời) lại say mê bầu vú đến mức tôn sùng. Chính sự say mê bầu vú đã làm cho Kim Đồng mắc phải một chứng bệnh, luyến nhũ yếm thực. Kim Đồng lớn lên phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, anh ta dị ứng với tất cả các loại thức ăn khác. Anh ta sống và lớn lên, lệ thuộc hoàn toàn vào bầu sữa của người mẹ và độc chiếm vú mẹ sẵn sàng dành vú mẹ với bất kì ai xâm phạm dù đó là người chị song sinh khiếm thị bẩm sinh của mình, anh ta bú mẹ đến năm mười lăm tuổi. Anh ta say mê đến mức bệnh hoạn bầu vú của phụ nữ, đến nỗi sau này lớn lên mất cả khả năng làm tình. Sự say mê bầu vú của Kim Đồng có một sự ẩn dụ, tượng trưng rất lớn.

Sự say mê và dựa dẫm của Kim Đồng đối với nguồn sữa mẹ chính là văn hóa sống bám của biết bao thế hệ. Có thể nói nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thường là những nhân vật siêu tính cách và trong tiểu thuyết Đàn hương hình nhân vật mang những tính cách hết sức kỳ lạ.

2.1.1. Tôn Bính với làn điệu Miêu Xoang

Nếu La Tiểu Thông yêu thịt, hiểu thịt, Kim Đồng say mê bầu vú, thì Tôn Bính lại say mê làn điệu Miêu Xoang. Ông sống ca hát Miêu Xoang, đấu

tranh bằng Miêu Xoang, chết trong âm thanh đồng vọng của Miêu Xoang. Đây là làn điệu dân gian đặc trưng của vùng Đông Bắc Cao Mật và là loại hí kịch có giai điệu du dương diễn xuất độc đáo, mang đậm màu sắc thần bí, là hóa thân cuộc sống tinh thần, của người dân vùng Đông Bắc Cao Mật. Mỗi loại hình nghệ thuật đều có nguồn gốc xuất xứ riêng của nó. Lỗ Tấn cho rằng: “Trong cái thứ tự phát sinh của tác phẩm văn nghệ, có lẽ thơ ca có trước tiểu thuyết có sau. Thơ ca bắt nguồn từ lao động và tôn giáo. Lẽ thứ nhất là trong lao động, một mặt thì làm lụng, một mặt thì ca hát, như vậy có thể quên mệt nhọc và khổ sở đi, cho nên từ tiếng kêu la đơn thuần mà phát triển ra, đi đến chỗ phát huy cái tâm lí, cái tình cảm của mình lên, đều có vài vần điệu tự nhiên cả. Lẽ thứ hai dân tộc nguyên thủy đối với thần linh, đi dần từ sợ sệt đến kính mến rồi ca tụng cái oai linh của nó, ca ngợi cái công lao của nó, như vậy là tạo thành cái khởi nguyên của thơ ca. Còn tiểu thuyết thì tôi nghĩ ngược lại, lại khởi nguyên từ sự nghỉ ngơi. Con người lao động đã dùng ca ngâm để cho vui, nhờ đó mà quên đi nỗi mệt nhọc cực khổ, thì đến lúc nghỉ ngơi cũng nhất định tìm một cách gì đó tiêu khiển khi nhàn rỗi. Cách đó là người này người kia, trao đổi với nhau, chuyện đã qua, việc bàn kể trao đổi chuyện cũ đó chính là khởi nguyên của tiểu thuyết. Vì thế mà thơ ca là văn vần, từ lao động mà phát sinh, còn tiểu thuyết là văn xuôi, nhân lúc nghỉ ngơi mà phát sinh” [38.tr.316] sự ra đời của thơ ca và tiểu thuyết gắn liền với hoạt động lao động và sự nghỉ ngơi của con người. Đó là cuộc sinh tồn với những bộn bề lo toan của con người, còn sự ra đời của Hí kịch Miêu Xoang thì ngược lại với thơ ca và tiểu thuyết. Miêu Xoang không phải ra đời trong lúc con người đang sống và lao động, mà nó ra đời lúc con người từ giã cõi đời, khi cuộc đời thực của con người không còn nữa, con người đã từ biệt cuộc sống trần gian đang bước vào thế giới của cõi vĩnh hằng. Đó là lúc người đang sống hát lên khúc hát bi thương kể về công trạng người đã chết, như lời

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 30)