Mỗi nhà văn đều có một quê hương cho riêng mình, hầu hết các sáng tác của họ đều mang đậm dấu ấn quê hương. Mạc Ngôn là nhà văn tiêu biểu cho đứa con của quê hương. Sáng tác của ông bắt nguồn từ tình yêu sâu đậm đối với quê hương và luôn tìm về với cội nguồn của quê hương.
Trong những sáng tác của mình Mạc Ngôn đã đưa người đọc quay trở về những năm 1900 đến những năm gần đây trên mảnh đất quê hương Cao
Mật, với những cuộc chiến tranh chống phát xít Đức và Nhật cùng với những nạn đói rét, hạn hán, mất mùa… nhà văn đã đưa người đọc chứng kiến những chuyện vụn vặt, bình thường nhất nhưng riêng nhất, độc đáo nhất của cuộc sống quê hương ông. Ông lớn lên trên vùng đất nghèo khổ bần cùng nên ông hiểu hơn ai hết về cái đói và miếng ăn đối với người dân và mọi chuyện lớn nhỏ từ miếng ăn mà ra cả.
Ông viết về người nông dân và tự nguyện làm nhà văn của người dân. Vấn đề Mạc Ngôn quan tâm nhất trong tác phẩm của mình chính là hiện thực sinh tồn, là đời sống của người dân. Quan niệm sáng tác của ông thể hiện rất nhất quán. Đó là:
Ông đã biến vùng Cao Mật quê hương ông thành một khái niệm văn học, không phải một khái niệm địa lý, là một khái niệm mở, không phải một khái niệm khép kín, vùng Cao Mật của ông là một cảnh ảo do ông tưởng tượng trên cơ sở những kinh nghiệm của tuổi ấu thơ, ông liên tục biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, đồng hoá nỗi khổ và niềm vui của nó với nỗi khổ và niềm vui của nhân loại và bằng tài năng của mình ông ra sức tác động người đọc trên toàn thế giới quan tâm đến những câu chuyện của ông.
Ông đã quay về sáng tác dân gian chân chính và sáng tác của Mạc Ngôn phải từ vị trí của người dân. Ông cho rằng “nhà văn sáng tác từ vị trí người dân, cho dù họ viết văn, làm thơ hay viết kịch, bản chất công việc của họ chẳng khác gì những người thợ dân gian […] giữa những người thợ dân gian cũng có sự kế thừa, học hỏi và phát triển […] nhưng họ không bao giờ quên mình là một người dân bình thường, họ không bao giờ phân biệt mình với người dân bình thường” [41, tr.341] và “Tôi (Mạc Ngôn) cho rằng sáng tác dân gian thực sự chính là loại sáng tác với tư cách người dân” [41,tr. 341]. Vì vậy, tiểu thuyết của Mạc Ngôn được viết từ vị trí người dân luôn quay về cội nguồn văn hóa dân gian của dân tộc, nhưng tình cảm phải được xuất phát
từ nơi sâu thẳm tâm hồn, nó chạm đến nơi đau đớn nhất trong trái tim, nó bị dồn tới đáy sâu của sự đau khổ.
Tiểu kết:
Tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn đánh dấu sự theo đuổi cái đẹp của phong cách dân gian chân chính. Ông tìm về với những phong tục xưa đã làm cho không biết bao nhiêu phụ nữ đã rơi nước mắt cùng với làn điệu dân gian Miêu Xoang làm say đắm lòng người và phê phán sự dã man mất nhân tính của những hình phạt man rợ được thể hiện bằng ngôn từ của Miêu Xoang
Chương 2. VĂN HÓA DÂN GIAN VỚI THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ TRONG ĐÀN HƯƠNG HÌNH