Nhân vật Tôn Bính

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 34)

Đối tượng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những lời bình luận... chỉ góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của tác phẩm, nhưng cái quyết định chất lượng của một tác phẩm văn học, chính là việc xây dựng hình tượng nhân vật. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì nhân vật chính là hình thức cơ bản, để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất của văn học là mối quan hệ của nhân vật đối với đời sống. Nhà văn tái hiện được đời sống thông qua những chủ thể nhất định. Chủ thể đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời và chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật cuộc sống của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện những cá nhân của xã hội nhất định và những quan niệm về cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương diện khái quát có tính cách, số phận và các quan niệm. Tính cách, trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung của xã hội. Trong Nghệ thuật thi ca Arixtot cho rằng “Tôi hiểu tính cách là cái lí do mà chúng ta gọi nhân vật bằng một tên nào đó” [17, tr. 279]. Nhân vật sẽ có tính cách, nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hướng một ý chí nào đó. Trong tính cách bao giờ cũng tìm thấy một tính tất yếu hay một tính khả nhiên của một hiện tượng lịch sử, xã hội.

Nhân vật không chỉ thể hiện tính cách mà còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống. Pheedin nói rằng “nhân vật là một công cụ” [17, tr.

280]. Đọc tác phẩm văn học, cái đọng lại trong tâm hồn người đọc là hình tượng nhân vật mà tác giả đã kì công xây dựng. Qua nhân vật nhà văn sẽ gởi gắm những tư tưởng, những suy nghĩ, những tình cảm và thông qua nhân vật, nhà văn thể nghiệm tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Vì vậy, nhân vật càng chân thật, càng sống động thì sức sống của tác phẩm càng mạnh mẽ và bền lâu với thời gian. Tiểu thuyết là một thể loại tự sự nên nhân vật cũng được coi là một trong những yếu tố cốt tử. Nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là trung tâm của tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết vượt thời gian đều là những tác phẩm có sự sáng tạo bậc thầy trong cách xây dựng nhân vật: Đônkihôtê, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, AQ… là những nhân vật điển hình về tính cách và hành động. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ngoài những vấn đề chiến tranh, đói khổ và con người, thì thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của ông mang những nét tính cách rất riêng và không bao giờ lặp lại. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của ông là một siêu điển hình về tính cách và hành động. Từ Chiếm Ngao trong tác phẩm Cao lương đỏ mang khí phách ngang tàng, phóng túng, dám phá bỏ mọi ràng buộc của phong tục, lễ giáo để được đến với tình yêu tự do. Từ Chiếm Ngao là nhân vật mang khí phách của người anh hùng. Còn Khoan Kim Cương trong tác phẩm Tửu quốc là một siêu nhân uống rượu, rượu ông uống nhiều đến nỗi “lượng nước mà chúng ta uống không bằng lượng rượu mà ông ta đã dùng” [26.tr,55] ông có thể uống một mạch ba mươi chén mà mặt không đổi sắc. Nếu Khoan Kim Cương là một siêu nhân uống rượu thì La Tiểu Thông trong tiểu thuyết Tứ thập nhất pháo lại là một “Nhục Thần” về thịt, một siêu nhân về ăn thịt. Hắn sinh ra trong một gia đình cha mẹ bất hòa, người cha bỏ mẹ hắn đi theo người con gái khác nên hắn chỉ sống với người mẹ vô cùng tiết kiệm, suốt đời bà chỉ lo tích góp từng xu để gây dựng cơ ngơi, sự nghiệp. Vì vậy trong bữa ăn của La Tiểu

Thông không bao giờ nghe mùi thịt nên cậu thèm thịt tới mức có thể gọi bất cứ ai bằng “bố” nếu người ấy cho cậu ăn thịt, không những thèm thịt đến điên cuồng mà La Tiểu Thông còn có khả năng tương thông với thịt và có khả năng ăn thịt một cách siêu phàm. Trong cuộc thi ăn thịt cậu ta ăn một lần hết ba cân thịt. Như vậy ăn và uống là hai nhu cầu đầu tiên của con người nhưng sự thèm khát miếng ăn cho thấy một giai đoạn lịch sử xã hội cái đói đang ngự trị cuộc sống con người. Đó cũng chính là hình ảnh tuổi thơ của nhà văn đã trải qua thời kì lịch sử chiến tranh và cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc hằn sâu trong kí ức của mỗi người dân.

Nếu La Tiểu Thông thèm thịt, hiểu thịt và yêu thịt, coi thịt như người bạn tâm giao tri kỉ thì Kim Đồng (trong tiểu thuyết Báu vật của đời) lại say mê bầu vú đến mức tôn sùng. Chính sự say mê bầu vú đã làm cho Kim Đồng mắc phải một chứng bệnh, luyến nhũ yếm thực. Kim Đồng lớn lên phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, anh ta dị ứng với tất cả các loại thức ăn khác. Anh ta sống và lớn lên, lệ thuộc hoàn toàn vào bầu sữa của người mẹ và độc chiếm vú mẹ sẵn sàng dành vú mẹ với bất kì ai xâm phạm dù đó là người chị song sinh khiếm thị bẩm sinh của mình, anh ta bú mẹ đến năm mười lăm tuổi. Anh ta say mê đến mức bệnh hoạn bầu vú của phụ nữ, đến nỗi sau này lớn lên mất cả khả năng làm tình. Sự say mê bầu vú của Kim Đồng có một sự ẩn dụ, tượng trưng rất lớn.

Sự say mê và dựa dẫm của Kim Đồng đối với nguồn sữa mẹ chính là văn hóa sống bám của biết bao thế hệ. Có thể nói nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn thường là những nhân vật siêu tính cách và trong tiểu thuyết Đàn hương hình nhân vật mang những tính cách hết sức kỳ lạ.

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)