2.2.2.1. Tôn Mi Nương với “đôi chân bàn cuốc”
Quan niệm thẩm mỹ về cái đẹp, mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc đều có cách riêng. Người Việt ta đánh giá cái đẹp của người phụ nữ "Đàn bà thắt đáy lưng ong, Vừa khéo chìu chồng lại biết nuôi con". Ở Trung Hoa người con gái đẹp phải có đôi chân nhỏ “gót sen ba tấc”. Quan niệm này, xuất phát từ câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và vua ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Tục bó chân bắt đầu từ trong cung cấm sau đó truyền ra ngoài, trước tiên là ca kỹ, vũ nữ, rồi đến cả những khuê nữ con các đại thần, dần dần lan rộng khắp dân gian. Đến đời nhà Minh, sách “Khuê môn nữ nhi kinh” coi việc bó chân là một trong những điều răn dạy con gái. Nữ Nhi Kinh viết: Quan trọng là việc bó chân cho con, chẳng những cong cong đẹp như cánh cung, lại không lo chạy rong ra ngoài ngõ, chẳng cần phải lấy dây mới buộc được. Việc bó chân từ đó được coi như một tập tục không thể không có cho một cô gái con nhà gia giáo. Vì quan niệm thẩm mỹ của người phụ nữ đẹp, biểu hiện ở
đôi chân nhỏ, cho nên một người phụ nữ mặt hoa, da phấn nhưng đôi chân quên bó thì không thể xếp vào tiêu chuẩn của người phụ nữ đẹp. Vì quan niệm cái đẹp của người phụ nữ biểu hiện qua đôi chân nên Tôn Mi Nương năm mười tám tuổi nàng trở thành cô gái có khuôn mặt đẹp nhất vùng Đông Bắc Cao Mật. Tuy nhiên mọi người đều tiếc cho nàng: "cô gái này nếu chân không to thì vua phải tuyển làm quí phi" [22, tr.204]. Vì đôi chân to nên Tôn Mi Nương người con gái mặt hoa da phấn đẹp nhất vùng, phải hạ mình lấy Triệu Tiểu Giáp, con nhà đồ tể một anh chàng vai u, bắp thịt. Không những thế nàng còn bị mẹ chồng cầm dao gọt cho đôi chân nhỏ lại, để cho bà khỏi phải mang tiếng xấu hổ cưới một nàng dâu có đôi chân “bàn cuốc”, với đôi chân “bàn cuốc” cũng lắm chuyện bi hài đến với Tôn Mi Nương.
Nàng là người con gái đẹp nhất huyện Cao Mật nhưng lại không thể lấy được một tấm chồng cho tương xứng với nhan sắc của cô, mà cô phải lấy một tên đồ tể ngơ ngơ, ngẩn ngẩn vai u bắp thịt, cũng vì đôi chân “bàn cuốc” nên nàng mang biệt hiệu Người Đẹp Một Nửa. Khiếm khuyết của của đôi chân “bàn cuốc” đã làm cho Mi Nương nhiều phen dở khóc, dở cười với sắc đẹp của nàng. Khi viên thơ lại nhìn đến chân nàng thì hắn lại nhìn rất lâu "khiến nàng như từ mây xanh rơi xuống vực thẳm" [22, tr.208], nàng hiểu được cái nhìn và tâm trạng của viên thơ lại. Qua sự việc này nàng kêu trời, kêu đất, kêu mẹ, kêu cha, nàng đã tàn cuộc đời vì đôi chân này. Lúc này nàng mong rằng nếu mẹ chồng có thể gọt bé chân nàng bằng dao chọc tiết lợn, thì nàng cứ để bà gọt đau mấy nàng vẫn có thể cam chịu hay nếu "gọt bé chân mà phải chết sớm mười năm, nàng tình nguyện chết sớm mười hai năm" [22, tr.209]. Do quan niệm cái đẹp của người phụ nữ là ở nơi bàn chân nên những chuyện dở khóc dở cười từ đôi bàn chân mà ra. Cho dù phải đau đớn kinh hồn người ta vẫn chấp nhận hi sinh để đánh đổi được cái đẹp.
Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Những người cai trị thuộc tộc Mãn Châu triều đại nhà Thanh (1644 đến 1911) không chấp nhận tập tục này nhưng không mấy thành công trong việc ngăn chặn nó. Trong những năm cuối của thế kỉ 19, những học giả cải cách và các nhà truyền giáo Tây phương bắt đầu lên tiếng phản đối tập tục gây đau đớn thể xác này. Tuy nhiên phải đợi đến những năm 1920 thì mới bắt đầu có sự thay đổi về phía nhận thức của dân chúng khi một số trí thức tân tiến tách tục này ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Năm 1928, Quốc dân đảng tuyên bố kế hoạch xóa bỏ tập tục bó chân, yêu cầu tất cả thiếu nữ dưới 15 tuổi phải để bàn chân phát triển tự nhiên. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
Phong tục dân gian này đã ăn sâu và trở thành căn bệnh di căn trong mỗi cá nhân con người, họ sẵn sàng chịu mọi cực hình để có được đôi chân nhỏ nhắn đạt được tiêu chuẩn của cái đẹp người phụ nữ. Đôi chân bó đã làm nên nhiều điều li kì của cuộc sống xã hội, vinh quang, hạnh phúc tủi nhục từ đôi chân mà ra. Trong tác phẩm Cao lương đỏ Mạc Ngôn cũng đã nhắc đến hình ảnh "bà tôi (bà nội của Đậu Quan) chưa được sáu tuổi đã bắt đầu bó chân, mỗi ngày bó một chặt... Mảnh vải dài hơn một trượng, bà cụ tôi dùng để bó chặt lấy chân bà tôi, làm cho các ngón chân không phát triển được, trông rất thảm! Bà tôi chịu hết cực khổ, cuối cùng bó thành gót sen vàng ba tấc" [23, tr.77]. Người con gái với đôi chân gót sen ba tấc là một tài sản, một báu vật, chính đôi gót sen "giữa đường phu kiệu dừng lại nghỉ, kiệu hoa chạm đất. Bà tôi khóc ngất đi, vô tình để lòi một chiếc chân nhỏ ra ngoài kiệu. Phu kiệu nhìn thấy chân nhỏ xinh xắn mịn màng, bất chợt hồn xiêu phách lạc. Phu kiệu Từ Chiếm Ngao đi tới, cúi xuống, khẽ khàng, nhẹ nhàng, nắm lấy bàn chân như cầm con chim nhỏ chưa đủ lông cánh, nhẹ nhàng đẩy vào trong kiệu. Ngồi ở trong kiệu, bà xúc động về cử chỉ dịu dàng ấy, bà rất muốn vén màn
che, nhìn xem người thanh niên dịu dàng kia là người thế nào" [23, tr.86, 87]. Không chỉ riêng phu kiệu Từ Chiếm Ngao say mê đôi bàn chân nhỏ của nàng mà đối tên với tên cướp kiệu hoa, đôi bàn chân nhỏ của bà đã làm: "tên cướp vẫn đè lấy vật ở thắt lưng, chân bước vội đến trước kiệu, thò tay nắn nắn chân bà. Bỗng bà cười lên, tay tên kia như chạm phải lửa, rụt ngay lại" [23, tr.90]. Để bó được đôi bàn chân nhỏ là niềm tự hào của bà tôi. Nhưng đối với Đậu Quan "Mẹ tôi cũng chân nhỏ, mỗi lần nhìn thấy chân mẹ, lòng tôi đau đớn, những muốn thét lên: "Đả đảo chủ nghĩa phong kiến! Chân người được tự do muôn năm. Bà tôi chịu hết cực khổ, cuối cùng bó thành gót sen vàng ba tấc" [23, tr.77]. Trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn nhân vật Lỗ Toàn Nhi cũng nếm trải cảm giác của mình khi người cô bó chân. Theo lời Thượng Quan Kim Đồng kể lại "bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn chọc tiết, phải kẹp chặt vì phải tạo hình cho bàn chân nhỏ rất là quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác, những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt... buốt đến tận óc" [24, tr.764]. Chính vì quan niệm cái đẹp người phụ nữ ở đôi chân nên cho dù người con gái có khuôn mặt xấu như quỷ dạ xoa nhưng với đôi gót sen ba tấc thì những khiếm khuyết kia cũng được che lấp. Chính vì vậy, một lần nữa Tôn Mi Nương nhận sự nhục nhã với đôi chân của mình khi đối diện với vợ quan tri huyện Tiền Đinh. Hôm ấy Tôn Mi Nương cũng đến xem mặt vợ quan huyện, nhưng khi đến nơi Mi Nương nhìn thấy phu nhân để lộ hai gót sen vàng nhòn nhọn, cong như củ ấu. Bàn chân phu nhân quả là đẹp, làm cho nàng Mi Nương có đôi chân to như muốn độn thổ và Mi Nương biết nàng đã thua, thua thảm hại, đầu hàng ngay lập tức. Nàng Mi Nương có khuôn mặt nương nương mà đôi chân con ở. Đúng là đẹp một che trăm xấu, phu nhân chỉ chưng ra đôi chân đẹp của mình để người ta quên đi dung mạo, nhan sắc khiếm khuyết của bà. Về đến nhà Mi Nương buồn với đôi chân to của mình,
nàng bảo với Giáp con "anh lấy dao gọt bớt chân cho tui đi'' [22, tr. 218]. Quan niệm về cái đẹp ở đôi bàn chân nên “nhìn nửa người trên, thèm muốn chết! Nhìn nửa người dưới, sợ hãi mà gục, chỉ mỗi quan lớn Tiền là quái đản, thích nàng Tiên chân to!" [22, tr.33]. Với đôi bàn chân to Mi Nương đã chịu lắm điều tủi hổ, vì chân to mà phải lấy Giáp con một người chồng dở dở, ương ương không cân xứng, vì đôi bàn chân to mà nàng như từ trên mây rơi xuống vực thẳm khi vị quan nhìn vào đôi chân, vì chân to nên khi xem mặt phu nhân nàng phải bỏ về. Tuy nhiên đối với nàng chân to chưa hẳn là sự thị phi của mọi người đối với đôi chân to của nàng. Ít ra đôi bàn chân to của nàng vẫn còn một người yêu nàng cháy bỏng là Tiền Đinh. Đôi chân to của Tôn Mi Nương "cha nuôi của tui rất thích bàn chân to, tức là bàn chân bình thường, bàn chân bình thường thì cái thú mới trọn vẹn. Khi ở trên người tui, ông rất thích dùng hai gót chân giõ lên cặp mông của ông. Khi tôi gõ ông kêu toáng lên: vàng bạc là chân to, rủi ro là chân nhỏ bé" [22, tr. 535], cái nhìn về nét đẹp thân hình phụ nữ có thể ở mỗi thời điểm mỗi giai đoạn lịch sử và mỗi cá nhân lại không hoàn toàn giống nhau. Đối với Tiền Đinh đôi chân của Mi Nương không phải là một khuyết tật bẩm sinh, một đôi chân dị dạng phải che dấu mà ông tự hào về đôi chân "cha nuôi biết con đã từng luyện đao thương, con hãy hé lộ đôi chân, không chấn động tỉnh Sơn Đông thì chấn động vùng Cao Mật cho ta! Để đám dân đen biết rằng, con gái nuôi của ông Tiền là Hoa Mộc Lan, hào kiệt trong phái nữ! Để mọi người hiểu rằng chân to đẹp hơn chân nhỏ. Ông Tiền muốn sửa đổi phong tục, phụ nữ Cao Mật sẽ không bó chân nữa" [22, tr.34]. Tiền Đinh có cái nhìn khác với cái nhìn của mọi người đương thời về đôi chân đẹp. Tiền bạc là chân to, rủi ro là chân nhỏ.
Quan niệm về cái đẹp người phụ nữ biểu hiện qua đôi chân là một quan niệm phiến diện. Vì vậy trong tác phẩm Gót sen ba tấc của Phùng Kí Tài đã khẳng định giá trị của đôi chân nhỏ "đôi chân bé nhỏ có thế mà rộng
lớn hơn cả thế giới, mới rõ trên thân thể phụ nữ chỗ nào cũng cần chú ý đến quy củ, phép tắc, mực thước, tiêu chuẩn, kiêng khem cấm kỵ, từ cách giơ tay đưa chân, đi đứng, nằm ngồi, ánh mắt, giọng nói, cho đến chải đầu, sửa áo, thoa phấn, tô son, đeo cài đồ vật, tắm gội, nuôi dưỡng da,... Không có một loạt thứ đó chỉ có một đôi chân xinh xinh cũng không thành, biết một loạt cung cách ấy mới thực sự hiểu biết về gót sen" [39,tr 245-246] và công việc bó chân cũng là một kì công, một nghệ thuật siêu hạng.
Chính vì quan niệm thẩm mỹ đánh giá cái đẹp ở đôi bàn chân, mà người ta quên đi tiêu chuẩn của làn da, khuôn mặt, công, dung, ngôn, hạnh… Quan niệm về cái đẹp ở đôi bàn chân của người phụ nữ là quan niệm phiếm diện và đã được bài trừ khỏi cuộc sống hiện đại.
2.2.2.2. Tôn Mi Nương với tình yêu vượt lễ giáo
Nàng Mi Nương không chỉ biểu hiện nét văn hóa hiện đại ở đôi chân mà trong quan hệ ứng xử và nếp suy nghĩ vượt xa suy nghĩ đương thời. Không riêng Tôn Mi Nương, hình ảnh người phụ nữ giải phóng cá tính trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn rất nhiều. Đối với Mạc Ngôn, người phụ nữ thuộc về cái đẹp, cho dù họ miêu tả không được đầy đủ về ngoại hình thì họ vẫn toát ra vẻ đẹp của thân thể, của những bầu vú. Đó là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, vẻ đẹp của thiên chức sinh và dưỡng. Song cái làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chính là vẻ đẹp của cá tính, mạnh mẽ, tự do, phóng túng. Nhiều phụ nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã tỏ rõ thái độ dứt khoát, từ bỏ những ràng buộc của chế độ nam quyền, chống lại thân phận tòng của giới tính. Họ dấn thân vào con đường mưu cầu hạnh phúc. Nàng Phượng Liên trong Cao lương đỏ vì cha hám tiền,đã gả bán nàng cho nhà họ Đơn nhưng nàng bấp chấp luân lí phong kiến, từ khi Từ Chiếm Ngao nắm lấy đôi bàn chân nhỏ nhắn của nàng nhẹ nhàng đẩy vào trong kiệu. Từ cái nắm bàn chân mà ba ngày sau, trên đường về thăm cha mẹ
ruột. Nàng và Từ Chiếm Ngao yêu nhau trong ruộng cao lương đang sinh sôi nảy nở của hai trái tim coi thường lễ giáo. Chuyện mây mưa của họ trong ruộng cao lương đã vẽ nên một trang đỏ trên quê hương Đông Bắc Cao Mật, Phượng Liên là người phụ nữ đi đầu trong giải phóng cá tính là người phụ nữ điển hình cho lối sống tự do, chấm dứt thời kì phụ thuộc vào nam quyền, tộc quyền và thần quyền.
Ngoài Phượng Liên, người phụ nữ điển hình vượt lên trên luân lí chế độ phong kiến còn có nàng Lỗ Toàn Nhi trong tác phẩm Báu vật của đời nàng vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng tố cáo sự cay nghiệt của chế độ nam quyền đối với phụ nữ. Sau khi về làm dâu nhà Thượng Quan, chồng nàng là Thượng Quan Thọ Hỉ không có khả năng truyền giống, nhưng mẹ chồng luôn mong nàng có cháu để nối dõi, vì vậy nỗi uất ức khát đứa cháu trai của mẹ chồng đổ lên đầu Lỗ Thị, cô luôn phải hứng chịu những cơn mắng "chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ tích sự ấy mà làm gì" [24, tr.773] và Lỗ Toàn Nhi phải hứng chịu những trận đòn roi không thương tiếc của mẹ chồng. Ở nhà chồng Lỗ Toàn Nhi đối xử thua cả súc vật, khiến Lỗ Toàn Nhi từ chỗ nhịn nhục chịu đựng trở nên căm thù nhà chồng, và để trả thù nhà chồng: "này mẹ chồng, này chồng, các người cứ đánh tôi đi, cứ mắng đi, tôi sẽ đẻ con trai nhưng không phải giống nhà Thượng Quan, các người thiệt to rồi" [24, tr.774] và hệ quả của việc phản kháng là Lỗ Toàn Nhi đã cho ra đời chín đứa con, nhưng tất cả chín đứa con đó không ai là con của nhà Thượng Quan. Chồng của Lỗ Toàn Nhi, bị bất lực. Lỗ Toàn Nhi có 9 đứa con riêng, 8 gái và 1 trai, gồm: Lai Đệ và Chiêu Đệ con của Lỗ thị với ông chú dượng. Lãnh Đệ, con của Lỗ thị với anh chàng bán vịt dạo. Tưởng Đệ, con của anh chàng bán thuốc rong. Phán Đệ, con lão Báo bán thịt chó. Niệm Đệ, con của hoà thượng Trí Thông. Cầu Đệ, con của tên lính thất trận. Và cặp sinh đôi Ngọc Nữ - Kim Đồng, con của Lỗ Thị với mục sư Malôa. Lỗ Toàn Nhi đã cắn răng ăn nằm
với đủ hạng người trong xã hội, đẻ cho nhà Thượng Quan một bầy con, như là một sự thách thức, chống lại tư tưởng nam quyền "Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa con nữa, cũng không phải là giống nhà Thượng Quan" [24, tr.785]. Trong xã hội phong kiến việc coi trọng người đàn ông đã làm cho phụ nữ nhiều phen đối mặt với những nghịch lí: "cháu muốn làm chính chuyên liệt nữ thì bị đánh, bị mắng, bị trả về nhà mẹ đẻ, cháu đi xin trộm giống người khác thì lại trở thành chính chuyên quân tử" [24, tr.793]. Việc ăn nằm, sinh nở của Lỗ Thị là sự tung hô, thách thức hệ tử tưởng gia trưởng ấy. Chỉ riêng xét