Nàng Mi Nương không chỉ biểu hiện nét văn hóa hiện đại ở đôi chân mà trong quan hệ ứng xử và nếp suy nghĩ vượt xa suy nghĩ đương thời. Không riêng Tôn Mi Nương, hình ảnh người phụ nữ giải phóng cá tính trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn rất nhiều. Đối với Mạc Ngôn, người phụ nữ thuộc về cái đẹp, cho dù họ miêu tả không được đầy đủ về ngoại hình thì họ vẫn toát ra vẻ đẹp của thân thể, của những bầu vú. Đó là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, vẻ đẹp của thiên chức sinh và dưỡng. Song cái làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chính là vẻ đẹp của cá tính, mạnh mẽ, tự do, phóng túng. Nhiều phụ nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã tỏ rõ thái độ dứt khoát, từ bỏ những ràng buộc của chế độ nam quyền, chống lại thân phận tòng của giới tính. Họ dấn thân vào con đường mưu cầu hạnh phúc. Nàng Phượng Liên trong Cao lương đỏ vì cha hám tiền,đã gả bán nàng cho nhà họ Đơn nhưng nàng bấp chấp luân lí phong kiến, từ khi Từ Chiếm Ngao nắm lấy đôi bàn chân nhỏ nhắn của nàng nhẹ nhàng đẩy vào trong kiệu. Từ cái nắm bàn chân mà ba ngày sau, trên đường về thăm cha mẹ
ruột. Nàng và Từ Chiếm Ngao yêu nhau trong ruộng cao lương đang sinh sôi nảy nở của hai trái tim coi thường lễ giáo. Chuyện mây mưa của họ trong ruộng cao lương đã vẽ nên một trang đỏ trên quê hương Đông Bắc Cao Mật, Phượng Liên là người phụ nữ đi đầu trong giải phóng cá tính là người phụ nữ điển hình cho lối sống tự do, chấm dứt thời kì phụ thuộc vào nam quyền, tộc quyền và thần quyền.
Ngoài Phượng Liên, người phụ nữ điển hình vượt lên trên luân lí chế độ phong kiến còn có nàng Lỗ Toàn Nhi trong tác phẩm Báu vật của đời nàng vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng tố cáo sự cay nghiệt của chế độ nam quyền đối với phụ nữ. Sau khi về làm dâu nhà Thượng Quan, chồng nàng là Thượng Quan Thọ Hỉ không có khả năng truyền giống, nhưng mẹ chồng luôn mong nàng có cháu để nối dõi, vì vậy nỗi uất ức khát đứa cháu trai của mẹ chồng đổ lên đầu Lỗ Thị, cô luôn phải hứng chịu những cơn mắng "chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ tích sự ấy mà làm gì" [24, tr.773] và Lỗ Toàn Nhi phải hứng chịu những trận đòn roi không thương tiếc của mẹ chồng. Ở nhà chồng Lỗ Toàn Nhi đối xử thua cả súc vật, khiến Lỗ Toàn Nhi từ chỗ nhịn nhục chịu đựng trở nên căm thù nhà chồng, và để trả thù nhà chồng: "này mẹ chồng, này chồng, các người cứ đánh tôi đi, cứ mắng đi, tôi sẽ đẻ con trai nhưng không phải giống nhà Thượng Quan, các người thiệt to rồi" [24, tr.774] và hệ quả của việc phản kháng là Lỗ Toàn Nhi đã cho ra đời chín đứa con, nhưng tất cả chín đứa con đó không ai là con của nhà Thượng Quan. Chồng của Lỗ Toàn Nhi, bị bất lực. Lỗ Toàn Nhi có 9 đứa con riêng, 8 gái và 1 trai, gồm: Lai Đệ và Chiêu Đệ con của Lỗ thị với ông chú dượng. Lãnh Đệ, con của Lỗ thị với anh chàng bán vịt dạo. Tưởng Đệ, con của anh chàng bán thuốc rong. Phán Đệ, con lão Báo bán thịt chó. Niệm Đệ, con của hoà thượng Trí Thông. Cầu Đệ, con của tên lính thất trận. Và cặp sinh đôi Ngọc Nữ - Kim Đồng, con của Lỗ Thị với mục sư Malôa. Lỗ Toàn Nhi đã cắn răng ăn nằm
với đủ hạng người trong xã hội, đẻ cho nhà Thượng Quan một bầy con, như là một sự thách thức, chống lại tư tưởng nam quyền "Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa con nữa, cũng không phải là giống nhà Thượng Quan" [24, tr.785]. Trong xã hội phong kiến việc coi trọng người đàn ông đã làm cho phụ nữ nhiều phen đối mặt với những nghịch lí: "cháu muốn làm chính chuyên liệt nữ thì bị đánh, bị mắng, bị trả về nhà mẹ đẻ, cháu đi xin trộm giống người khác thì lại trở thành chính chuyên quân tử" [24, tr.793]. Việc ăn nằm, sinh nở của Lỗ Thị là sự tung hô, thách thức hệ tử tưởng gia trưởng ấy. Chỉ riêng xét về mặt phản kháng lại xã hội cũ, Lỗ Thị xứng đáng là một người đàn bà vĩ đại.
Nếu Đái Phượng Liên và Lỗ Toàn Nhi là hình ảnh những người phụ nữ điển hình vượt lên trên luân lí tam tòng, tứ đức của chế độ phong kiến thì Tôn Mi Nương là hình ảnh người phụ nữ khát khao tình yêu phá vỡ mọi ràng buộc, chạy theo tiếng gọi của tình yêu, và sự mách bảo của con tim. Trong quan niệm hôn nhân của chế đội phong kiến, người đàn ông có quyền có nhiều thê thiếp, còn gái chính chuyên chỉ có một chồng, nhưng ở đây thân phận Tôn Mi Nương là gái đã có chồng nhưng nàng luôn vượt lên trên những ràng buộc của hôn nhân đến với tình yêu của mình. Bước chân của nàng Kiều "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" đã làm rung động thi đàn Việt Nam, thì ở đây nàng Mi Nương còn mạnh mẽ hơn, táo bạo hơn. Nàng luôn là người chủ động trong tình yêu và nàng cũng không e dè, đè nén cảm xúc cung bậc tình yêu của mình. Trong cuộc đọ râu giữa cha nàng và Tiền Đinh, Mi Nương nhìn thấy cái đuôi sam to dài chấm mông, và bộ râu của Tiền Đinh nàng đã thốt lên "đẹp nhất là bộ râu rủ trước ngực ông lớn, bộ râu sao mà sáng, sao mà trơn, sao mà mượt!... Trong đám đông có một người phụ nữ đắm đuối nhìn quan huyện phong thái hào hoa như cây ngọc thụ trước làn gió nhẹ, mà như mê, như say, chân nhẹ bỗng, nước mắt tràn mi" [22, tr.195], người ấy
là Tôn Mi Nương. Chỉ cần một ánh mắt tình ý của quan lớn nhìn nàng thì cũng: "khiến nàng như mê đi, mất hết cảm giác. Tất cả những gì trong người, dịch thể, nước mắt, nước mũi, mồ hôi, huyết dịch, xương cốt đều tan ra nước. Nàng cảm thấy mình nhẹ như chiếc lông tơ bay lên trời xanh, như trong mơ như làn gió, để về nhà nàng mơ tưởng nàng tương tư quan Tiền và ngày ba bận nàng lượn lờ trước nha môn mong gặp ông lớn. Với tình yêu nàng quằn quại trong lửa dục, nàng giẫy giụa trong lửa tình" [22, tr.221] đến nỗi phải thổ huyết. Nàng cải biên lời tỏ tình nồng cháy thành điệu Si (tình) của Miêu Xoang hát mãi không chán câu hát "Ông thân yêu... ruột gan của tui... tui sắp chết vì ông đây!... ông làm ơn... hãy thương tui... ông như quả đào tiên! Ôi sao mà thèm! Thoạt nhìn đã yêu! Ba sinh duyên nợ! Thèm ơi là thèm, thèm rỏ dãi, quả chín trên cành cao, ẩn sâu trong kẽ lá, kẻ nô tài giương mắt đứng trông, ngày đêm đợi và mong! Tình yêu đơn phương không đã thèm, nước miếng chảy ướt mèm! Biết khi mô quả rụng, lay cho rụng, ai người trèo lên" [22, tr.220] hát về quan Tiền là nàng mong giải tỏa những khát khao yêu đương cháy bỏng, nỗi nhớ nhung như xé nát ruột gan nàng. Nàng khát khao một tình yêu cháy bỏng, không chỉ nhớ nhung cháy bỏng nàng còn mong được gần gũi về thể xác, mới thỏa cơn khát tình yêu "cho tui được thơm khắp người ông lớn. Tui cũng mong ông lớn thơm khắp người tui. Tui chỉ muốn nuốt chửng ông, tui cũng mong được ông ăn thịt tui. Ông trời ơi, xin cho tui và ông lớn cổ thì xoắn lấy nhau như không bao giờ có thể gỡ ra" [22, tr.227]. Sự khát khao yêu đương đến cháy bỏng của nàng đối với Tiền Đinh rất mãnh liệt, nhưng khi hay tin cha nàng bị Tiền Đinh vặt trụi râu nàng thân chinh cầm dao đi giết Tiền Đinh để trả thù cho cha. Nhưng khi gặp Tiền Đinh, chữ hiếu và chữ tình đặt lên bàn cân thì chữ hiếu không còn chút trọng lượng nhẹ tênh như bong bóng xà phòng vụt bay mất, lòng căm thù như ngọn gió xuân không trọng lượng chỉ cần một gợn gió là bay đi mất, hận thù bây giờ chỉ còn tình
yêu cháy bỏng. Nàng đến gặp Tiền Đinh là giết Tiền Đinh trả mối thù đã vặt trụi hàm râu cha nàng nhưng vừa gặp nhau: "hai người ôm chầm lấy nhau, dốc toàn sức lực quấn với nhau như hai con rắn, cả hai đều ngừng thở xương cốt rắng rắc, hai miệng tìm đến nhau, dính chặt. Cả hai cùng nhắm mắt, chỉ còn bốn môi cùng hai lưỡi thư hùng, trời nghiêng đất ngửa, ngậm và nuốt, hai cặp môi tan ra như kẹo mạch nha nóng chảy... Sau đó thì, nước chảy thành mương, dưa chín cuống rụng, không một sức mạnh nào ngăn được họ...."[22, tr.42,243] sự cuồng nhiệt và dữ dội trong cơn khát tình yêu của Mi Nương đã được đền đáp. Nhưng trong tình yêu của Tôn Mi Nương so với Đái Phượng Liên hay Lỗ Toàn Nhi thì tình yêu của Tôn Mi Nương mạnh mẽ hơn nhiều, vì rằng Đái Phượng Liên yêu Từ Chiếm Ngao là một anh phu kiệu, một người Thổ phỉ, đây là hạng người không được xem trọng lắm trong xã hội, một người đẹp phá bỏ lễ giáo phong kiến yêu một người thổ phỉ thì xét về vai vế địa vị xã hội thì họ không cách xa nhau là mấy, hay Lỗ Toàn Nhi có ăn nằm với bao nhiêu người đàn ông thì những người đàn ông như: Vu Bàn Vả, anh chăn vịt, ông thầy thuốc, tên lính thất trận... thì những người đàn ông trên so với quan huyện Tiền Đinh họ còn kém xa nhiều bậc. Mi Nương là người phụ nữ không bó chân, bàn chân to như bàn cuốc ế chồng, và lại mẹ mất sớm, con một anh kép hát, vợ một tên đồ tể dở dở ương ương lại dám vượt rào, leo cao dám yêu Tiền Đinh là một "tiến sĩ xuất thân, ngũ phẩm tri huyện, hàm tri phủ" [22, tr.12]. Một tình yêu không cân xứng về vị thế và địa vị xã hội, nàng không biết trời cao đất dày, nàng không biết hai nhân ba là sáu, dám yêu một tiến sĩ một tri huyện, một mệnh quan triều đình. Đó là một tình yêu hoang tưởng, nàng là đũa mốc mà đòi chòi mâm son, khỉ đòi hái mặt trăng, cóc tía mà đòi ăn thịt ngỗng trời. Đó là sự chênh lệch về danh phận địa vị, vị thế mà nàng Mi Nương không biết trời cao đất dày, không biết hai nhân ba là sáu kia lại thực hiện được ước mơ tình yêu của mình. Có thể nói Đái Phượng Liên là
người chấm thêm một nét son đỏ vào trang sử vùng lên của người phụ nữ thì Tôn Mi Nương là người phụ nữ đã viết hoàn thành cả một tập sử đỏ chói, bộ sử phản kháng chế độ phong kiến rực rỡ.
Hình ảnh Tôn Mi Nương với mối tình vụng trộm nghịch đời nồng cháy xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, hấp dẫn nhưng trớ trêu đầy kịch tính. Người con gái ấy đứng giữa những ngả đường. Cha ruột phản loạn, bị cha nuôi (người tình) bắt giam, chờ ngày để cho cha chồng hành hình cha ruột. Ở người phụ nữ này vừa đáng chê trách nhưng cũng vừa đáng thương, nhưng dù sao cái nhìn của độc giả đối với Tôn Mi Nương là sự trân trọng và đáng thương hơn là chê trách.