Tôn Bính và cuộc khởi nghĩa đậm màu sắc dân gian

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 43)

Trung Quốc vào cuối đời nhà Thanh mâu thuẫn xã hội xảy ra gay gắt, do chế độ chuyên chế lỗi thời và phản động cùng với mầm mống nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu phát triển, các nước đế quốc phương Tây lần lượt nhảy vào xâu xé Trung Quốc, biến Trung Quốc trở thành xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc lúc này giống như “cái thai lớn lên trong thân hình nàng công

chúa phong kiến Trung Hoa. Tiếc rằng đó là một quái thai giữa chiến thần đế quốc phương Tây và nàng công chúa phương Đông luống tuổi nên nó không thể phát triển thành một đứa con bình thường là một quái thai kì hình dị dạng: chế độ xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân” [33, tr.175]. Đầu thế kỉ hai mươi, nhà Thanh đang trên đà suy thoái, tàn lụi trước làn sóng văn minh phương Tây ào ạt tấn công vào Trung Quốc. Nhà Thanh từng bước nhượng bộ đế quốc phương Tây. Nhân dân nổi lên chống lại ngoại xâm, triều đình cùng quan lại thỏa hiệp với ngoại xâm quay lại đàn áp nhân dân.

Cùng với tác phẩm Cao lương đỏ, Báu vật của đời thì Đàn hương hình

là cuốn tiểu thuyết tân lịch sử của Mạc Ngôn viết về giai đoạn này. Nhưng “Tiểu thuyết tân lịch sử không thỏa mãn với việc khái quát, phản ánh học thuyết đấu tranh giai cấp mà chú ý nhiều đến sự hưng vong của các triều đại, nhân cách văn hóa, kết cấu tâm lí, xung đột nhân tính, từ đó biểu hiện phong phú phức tạp của bản thân lịch sử” [50, tr.127]. Xưa kia tiểu thuyết lịch sử thường phản ánh những vấn đề trọng đại trong chính sử thì nay tiểu thuyết tân lịch sử cũng đề cập đến những vấn đề trọng đại của lịch sử, nhưng sự giải thích lịch sử mang đậm màu sắc dân gian. Cái mà tiểu thuyết tân lịch sử chú trọng là những chuyện vụn vặt, ở bên rìa, như cuộc sống tình cảm, phong tục, thú vui dân dã. Tiểu thuyết tân lịch sử chú trọng đến những chuyện mang màu sắc thần kì, lấy từ dân gian hay hư cấu thành dân gian, để trở về trạng thái thường nhật của cuộc sống dân dã. Tiểu thuyết tân lịch sử xa dần chính sử hướng tới dã sử, nên cách đánh giá nhân vật khác xa trong chính sử. Trong

Cao lương đỏ nhân vật Từ Chiếm Ngao là một tên thổ phỉ khét tiếng dã man mà cao thượng, ngang tàng, phóng túng mà yêu nước, mang đậm màu sắc truyền kì dân gian. Tiểu thuyết lấy chủ nghĩa dân tộc truyền thống, dân gian làm ngọn cờ tinh thần, những khái niệm đảng phái, chính trị, giai cấp bị nhòa đi. Đàn hương hình tiếp nối dòng tiểu thuyết tân lịch sử của Cao lương đỏ

nên sắc thái của cuộc chiến tranh trong Đàn hương hình do Tôn Bính đã tập hợp nhân dân đứng lên chống quân Đức xâm lược mang màu sắc dân gian. Uất ức việc giặc Đức giết chết vợ và hai con cùng những người dân Mã Tang vô tội nên Tôn Bính đã đi học Nghĩa Hòa Quyền ở Tào Châu phủ, đưa về các viện binh, diệt giặc Tây Dương để cứu chúng sinh, chấn hưng Trung Hoa. Cuộc chiến tranh chống giặc của Tôn Bính là cuộc chiến không cân sức. Nghĩa Hòa Quyền do Tôn Bính lãnh đạo mang đầy màu sắc dân gian và đậm chất huyền thoại. Để chống lại lực lượng hàng nghìn tân binh của Viên Thế Khải cùng với những khẩu mode và tàu to, súng lớn của người Đức thì vũ khí nghĩa quân Tôn Bính với cây gỗ táo, gậy gộc, cuốc xẻng, binh sĩ là những người dân lao động không biết về nghệ thuật quân sự. Nghĩa quân Tôn Bính giống với các nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộccủa Nguyễn Chiểu chỉ biết côi cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Nhưng bù lại họ có những phép thuật siêu phàm, với những con người “mình đồng da sắt, đao súng không thể xuyên thủng, gươm giáo không dính thân" [22,tr.287]. Binh sĩ của ông lúc này là con người của thần linh, chứ không phải là những người phàm xác thịt. Họ được những nhân vật trong truyền thuyết như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới trợ giúp.

Quân lệnh Tôn Bính có những điều lệ, ban ra với những cấm kị hết sức thiêng liêng và rất ngây thơ. Đó là việc nghiêm cấm quân sĩ trước khi ra trận "không được ngủ với vợ, nếu ngủ với vợ đạn sẽ không sợ, liên can đến tính mạng, khi ra trận mà ngủ với vợ bùa sẽ không thiêng” [22, tr.300] và yêu cầu trước khi tác chiến "phải ăn ngon chút đỉnh, bánh mì thì bánh mì trắng, trứng thì phải trứng tráng, đàn ông đi đánh giặc phải ăn bụng no căng”[ 22, tr 303]. Điều lệnh nghiêm cấm trong quân đội của ông không phải là trật tự đội hình,

đội ngũ, hay quân lệnh như sơn, hoặc những kế hoạch tác chiến mà điều lệnh chỉ ở những niềm tin hoang đường. Ông cho lập đàn thần cầu cứu các vị thần trong truyền thuyết và trong lịch sử, trong dân gian như Nhạc Phi, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới... về phù hộ nghĩa quân. Tất cả nghĩa quân không chỉ cầu cứu những vị anh hùng trong truyền thuyết mà những người học Nghĩa Hòa Quyền họ sẽ được uống một loại bùa, có phép màu thần kì sẽ tránh được đạn. Thông thường khi đối diện với quân giặc binh sĩ phải trang bị bằng áo giáp sắt để chống gươm, tránh đạn còn Tôn Bính thì mặc áo bào trắng, đầu đội mũ ngân khôi, trên mũ gắn hai chiếc lông chim dùng cho diễn kịch, tay cầm gậy gỗ táo. Đó không phải là hình ảnh của một chủ soái chỉ huy chiến trận, hình ảnh chủ soái Tôn Bính mang tính chất khôi hài giống như một kép hát trên sân khấu, ông cỡi con ngựa màu táo chín, hai chân sau của ngựa bị trụi một vệt lông vì dây kéo miết vào, chỗ da trụi có màu đen. Cặp mông gầy giơ xương bám nhoe nhoét phân lỏng... Đây là con ngựa kéo cày chở phân ra đồng, con ngựa già chốc chốc lại ỉa phân lỏng... nay trở thành ngựa chiến của Nhạc nguyên soái. Cuộc khởi nghĩa hết sức buồn cười của vị Nhạc nguyên soái với sự chuẩn bị cho cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, chưa ra trận đã thấy được sự thất bại. Hình ảnh chủ soái Tôn Bính giống hiệp sĩ Donkihote với áo giáp, khiên, mũ… của ông tổ bốn đời để lại, ngồi trên con ngựa gầy còm trên đường làm hiệp sĩ giang hồ phò nguy cứu khổ cho thiên hạ.

Khi đánh nhau trực diện với quân thù đội quân của Tôn Bính giống như mấy trò lăng nhăng quen thuộc trên sân khấu ở nông thôn. Đánh với quan huyện Tiền Đinh ông dùng "máu chó đổ đầy đầu, đầy mặt từ phía sau, tiếp theo là phân người" [22, tr.438] làm cho quan huyện một phen kinh tởm. Kĩ thuật đánh giặc của Tôn Bính giống như những trò chơi đánh trận của trẻ con. Khi gặp Caclot trao trả con tin "Tôn Bính vẫn mặc trang phục sân khấu rách

tả tơi, vẫn cây gậy gỗ táo, vẫn là con ngựa già, nụ cười trên mặt không hiểu là ngu si hay ranh mãnh" [22, tr.442]. Tuy nhiên cuộc chiến chống giặc Đức của Tôn Bính rất độc đáo, nghệ thuật chiến tranh và binh pháp sử dụng của ông để chống giặc đậm chất dân gian. Khi lính của quan huyện tấn công vào trấn Mã Tang được Tôn Bính chống trả quyết liệt "Chứng kiến đợt tấn công của quân triều đình bị các đội viên của Nghĩa Hòa Quyền, dùng nước sôi, cháo bỏng, thuốc nổ và gạch đá ném lui.... Cứ tưởng Tôn Bính chỉ giỏi sắm vai quỷ thần, không dè Tôn Bính rất giỏi quân sự. Quan huyện tiếp nhận kiến thức quân sự qua sách vở, Tôn Bính nắm nghệ thuật quân sự qua kịch bản, không những sáng sủa về lí luận mà còn phong phú trong thực tiễn" [22, tr.450], không những thế trong đánh nhau Tôn Bính đa mưu túc kế, ông đã cho đào một cái hố phía sau cổng, cắm chông tre và thép răng cưa dầy đặc, đổ cứt đái vào hố, lính Đức rơi vào hố có tên chết, có tên bị thương nặng việc đánh Tây bằng phân người xuất phát từ những truyền thuyết trong dân gian, họ cho rằng lính Tây ưa sạch, sợ nhất là cứt, vì vậy khi đánh giặc Tây không cần vũ khí, mà chỉ cần mỗi người một thùng phân, chỉ cần vung phân ra là lính Tây bịt mũi bỏ chạy, thậm chí nôn mửa đến chết. Đó là chuyện giống như những chuyện tiếu lâm trong dân gian, ai ngờ Tôn Bính lại gia giảm đôi chút, rồi đem ra sử dụng. Chiến thuật quân sự mang đậm màu sắc dân gian, vừa mang tính bỡn cợt vừa mang tính khôi hài, nhưng nó lại làm cho quan quân triều đình và bọn Đức khóc cũng dở, cười cũng dở.

Màu sắc chiến tranh dân gian dùng phân đánh giặc không chỉ trong tác phẩm Đàn hương hình mà trong tiểu thuyết Báu vật của đời, Tư Mã Răng To đánh nhau với người Đức, ông cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân thẳng đuột không gập lại được và ông còn nói, quân Đức ưa sạch rất sợ phân người, hễ dính phân là nôn ọe cho đến chết, bọn Tây đều là con chiên mà con chiên thì sợ hổ báo lang sói. Vì vậy trước khi đánh người Đức, Tư Mã Răng

To và Thượng Quan Đẩu bỏ ra một tháng để gom nhặt phân người bỏ vào lọ treo trên ngọn cây ở Bãi Cát Dài, họ đánh dụ cho quân Đức đến đó, quân Tư Mã Răng To dùng dây giật mạnh, những chum lọ cứt đái rơi trên đầu người Đức như mưa và có chum rơi trúng một tên lính Đức chết tại chỗ, bọn Đức bỏ chạy tán loạn. Quân của Tư Mã Răng To không thừa thắng xông lên mà lại đứng vỗ tay cười hả hê, để cho bọn Đức chạy về mé sông tắm rửa sạch sẽ rồi quay lại tấn công. Trong lúc hả hê cười đạn của lính Đức xuyên từ miệng ra sau gáy làm cho Tư Mã Răng To chết ngay tại chỗ không kịp nói một lời. Cuộc chiến chống ngoại giặc xâm tự phát của nhân dân đã mấy phen làm cho quân giặc kinh hoàng bạt vía, tuy nhiên tất cả các cuộc chiến đó đều thất bại, vì sự ngây thơ trong chiến tranh của nhân dân với vũ khí thô sơ chỉ có niềm tin hoang đường mang màu sắc thần bí thì không thể đánh thắng đội quân của giặc với vũ khí tối tân hiện đại. Đây là cái ấu trĩ của dân gian, cái lạc hậu non nớt của Trung Quốc trước một phương Tây hiện đại.

Cũng giống như Tư Mã Răng To, cuộc kháng chiến chống Đức của Nghĩa Hòa Quyền thất bại, Tôn Bính bị bắt và bị xử án đàn hương. Cuộc chiến chống Đức của Tôn Bính là cuộc chiến tự phát của những người nông dân nhìn thấy sự việc chướng tai gai mắt, nên đứng lên chống quân xâm lược, họ chiến đấu cho chính nghĩa. Mảnh đất quê hương của cha ông bị kẻ thù xâm chiếm, phá vỡ bình yên cuộc sống, họ bị ức hiếp thì họ vùng dậy đấu tranh đòi lại công bằng. Cuộc chiến đấu của họ chưa có sự tổ chức chặt chẽ, chưa có sự chuẩn bị lực lượng, không có phương pháp tác chiến hợp lí nên sự thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cuộc chiến đấu của họ dù có đánh đổi bằng sinh mạng, bằng xương máu thì họ cũng đứng lên. Nhìn lại cục diện của cuộc chiến tranh, Đức xâm lược Trung Hoa, đúng ra triều đình tập trung lực lượng đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bình yên cho con dân mình, nhưng ở đây từ triều đình đến quan lại đều quay lưng lại quyền lợi của nhân dân, họ chỉ lo

yên vị cho cuộc sống giàu sang của chính bản thân họ. Triều đình tiếp tay cho người Đức, quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đối với kẻ mạnh họ thỏa hiệp cúi đầu khuất phục, còn đối với kẻ yếu họ thị uy ra oai và chèn ép. Tinh thần AQ không chỉ tồn tại trong đời sống nhân dân như Lỗ Tấn từng lên án, mà tinh thần này một lần nữa được Mạc Ngôn nhắc đến không chỉ ở những người dân mà đến những kẻ cầm quyền. Cái chết của những người dân trấn Mã Tang, cuộc hành hình Tôn Bính là sự báo hiệu triều đại đang lung lay tận gốc rễ, khi quyền lợi của nhà nước đi ngược lại quyền lợi nhân dân.

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)