Tôn Mi Nương với Miêu Xoang

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 49)

Tôn Bính là tổ sư thứ hai của làn điệu Miêu Xoang, người luôn hành động theo chuẩn mực đạo đức của người quân tử, ông sống và chết hào hùng như những chiến binh. Tuy nhiên con gái ông, nàng Tôn My Nương về tính cách và hành động là sự phá vỡ những chuẩn mực đạo đức, về công, dung, ngôn, hạnh,… Nàng là người con gái tội nghiệp đáng thương, vừa biết bò đã mồ côi mẹ. Sống với cha nên từ nhỏ nàng đã gắn bó cuộc đời với các vở diễn Miêu Xoang. Nàng cùng gánh hát của cha đi khắp đó đây, đóng những vai tiểu yêu, luôn sống với trò nhào lộn trên sân khấu. Miêu Xoang đến với Mi Nương một cách tự nhiên giống như những nguời dân Cao Mật khác. Không chỉ riêng Tôn Bính mà mọi người dân của vùng Cao Mật đều biết hát Miêu Xoang. Chàng ngốc Giáp con là một anh đồ tể, hát Miêu Xoang không hay nhưng nhại tiếng mèo “Mi –ao” không ai giỏi bằng. Không chỉ đám ăn mày, những người thường dân biết hát Miêu Xoang, thuộc Miêu Xoang mà ngay cả vị Tuần phủ Sơn Đông, Viên Thế Khải khi hứng tình cũng ngâm lên khúc Miêu Xoang “đẹp thay hoa khôi Tôn Mi Nương, trách chi Tiền Đinh yêu điên cuồng! Bản quan cũng ngứa ran khi thấy nàng” [22, tr.519]. Miêu Xoang không chỉ dành cho những diễn viên trình diễn trên sân khấu. Nó đi vào cuộc

sống đời thường của người dân như hơi thở tự nhiên của cuộc sống. Đối với Mi Nương từ nhỏ đã đi theo gánh hát của cha, nàng thuộc nhiều tích tuồng và vận dụng những tích tuồng đó vào chính cuộc sống của nàng. Khi cha bị bắt chuẩn bị hành hình, tính cách của nàng biểu hiện trọn vẹn nhất.

Trong Đàn hương hình, Mạc Ngôn chỉ xây dựng hai người phụ nữ nhưng ở họ là hai hình ảnh trái ngược nhau về tính nết và hành động, nếu tuổi thơ Mi Nương phiêu bạt với gánh hát cùng cha, sống nay đây mai đó thì vợ Tiền Đinh luôn sống trong nhung gấm và giàu sang, được giáo dục về tam cương, ngũ thường và lễ giáo. Trong vụ án Đàn hương hình phu nhân Tiền Đinh hiểu rõ thời cuộc, biết hành động của Tôn Bính không thoát khỏi cái chết thì Tôn Mi Nương cố níu kéo, hi vọng mình sẽ cứu được cha thoát khỏi cực hình. Nàng tìm đến Tiền Đinh với hy vọng ông nể tình người “con gái nuôi” đã ba năm hầu hạ ông “đem tấm thân nuột nà hơn lụa Tô Châu, ngọt hơn dưa mật vùng Sơn Đông để ông tận hưởng bao nhiêu lần đắc đạo, bao nhiêu lần lên tiên” [22, tr.13], với hy vọng ông nể chút ân tình vụng trộm mà tha cho cha nàng. Phải nói rằng Mi Nương là một phụ nữ không hề đơn giản mà là người rất ghê gớm. Đối với Triệu Giáp nàng không ưa gì người cha chồng có “khuôn mặt gầy guộc, mắt trũng sâu, dưới cái mũi cao là miệng mím chặt in hệt một vết chém bằng dao” [22, tr.25] nàng ghét cái đuôi sam hôi rình của ông ta, nhưng vì mạng sống của cha, nàng phải tỏ ra ngoan ngoãn, chải đầu cho ông. Không những thế để tìm cách cứu cha, nàng phải dùng đến kế sách “mĩ nhân” sẵn sàng hi sinh tấm thân mình để gạ gẫm cha chồng, sẵn sàng bước qua luân thường đạo lí để thực hiện được mục đích bản thân. Chỉ có kẻ tinh ranh lõi đời như Triệu Giáp mới có thể thoát khỏi cái lưới “mỹ nhân” nàng giăng. Không nhờ được Tiền Đinh, không giăng bẫy được Triệu Giáp nàng tìm đến đám ăn mày để tìm cách đánh tráo tù nhân. Hành động của Mi Nương có chút ngây thơ, buồn cười nhưng ở đó ta thấy tấm lòng

của người con gái hết mực hiếu thảo với cha, nhưng cũng rất mềm dẻo, khéo léo trong ứng xử. Đó là mẫu người phụ nữ rất hiện đại so với những phụ nữ đương thời, đừng nói đến phụ nữ ngay cả nam giới cũng khó vượt qua nàng.

Tất cả các kế hoạch của nàng đều thất bại. Nhưng qua những hành động của nàng chính là sự đúc kết kinh nghiệm, bao nhiêu năm lăn lộn với cuộc sống mưu sinh cùng gánh hát Miêu Xoang hát đủ các tính tuồng và vở diễn. Hành động của Mi Nương đã vượt lên trên sự yếu đuối của nữ nhi thường tình.

Một phần của tài liệu Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết đàn hương hình của mac ngôn (Trang 49)