Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 75)

L ỜI CẢM ƠN

6. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

- Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong thời gian tới tỉnh An Giang nên tập trung đầu tư và phát triển các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như: Xây dựng đề án phát triển du lịch núi Sam, núi Cấm từng bước trở thành khu du lịch quốc gia. Ngoài ra, việc đầu tư

76

cho khu du lịch núi Sập - Óc Eo và khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển bền vững, hỗ trợ hoạt động hai khu du lịch cộng đồng Mỹ Hòa Hưng và Châu Phong. Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các loại hình du lịch theo mô hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch thể thao leo núi... Khẩn trương hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để khai trương hoạt động "Du lịch cộng đồng" tại xã Mỹ Hòa Hưng (Thành phố Long Xuyên) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) do Tổ chức Nông dân Hà Lan tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đây là mô hình liên kết với các công ty lữ hành để đón khách trong nước và quốc tế.

- Xây dựng Siêu thị miễn thuế Châu Đốc: mua bán các mặt hàng miễn thuế từ biên giới Campuchia, đặt gần khu du lịch núi Sam.

- Xây dựng Bảo tàng tôn giáo Việt Nam: lưu giữ và trưng bày các hiện vật, nghiên cứu về nguồn gốc, đặc trưng và ảnh hưởng của các tôn giáo tại Việt Nam (đặc biệt là đạo Hòa Hảo có xuất xứ từ An Giang) nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu về tôn giáo của du khách (nhất là đối tượng khách hành hương).

- Bên cạnh việc xây dựng hạ tầng tại các khu, điểm du lịch, việc duy trì và cải thiện các cơ sở dịch vụ cũng cần được quan tâm. Trong đó chú trọng vào việc cải tiến chất lượng dịch vụ tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn và các công trình công cộng.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ du lịch an giang theo hướng phát triển bền vững (Trang 75)