L ỜI CẢM ƠN
6. Cấu trúc luận văn
2.2.1.1. Địa hình và đất đai
- Địa hình:
An Giang là một trong hai tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình vừa đồng bằng, vừa đồi núi.
Địa hình đồi núi có diện tích là 33 ha, chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Địa hình đồi núi phân bố
41
về phía tây nam của tỉnh giáp với tỉnh Kiên Giang và thành phố cần Thơ. Trong dãy địa hình đồi núi này nổi bật lên là các ngọn núi như: núi Sam, núi cấm, núi Sập, núi Cô Tô... Các ngọn núi này được xem là nóc nhà của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây còn được gọi là vùng Thất Sơn với bảy ngọn núi lớn: Núi cấm (Thiên Cẩm Sơn), Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn). Nơi đây có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch. Thẩm thực vật trên các ngọn núi rất đa dạng và là nơi có khí hậu rất trong lành, điều kiện này rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như: thưởng ngoạn phong cảnh vùng núi, các môn thể thao như leo núi. Ngoài ra, vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục... đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)...và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi,...
Địa hình đồng bằng là toàn bộ phần đất còn lại với diện tích khoảng 305 nghìn ha, chiếm gần 90% diện tích của tỉnh và được chia làm hai khu vực:
+ Cù lao: gồm bốn huyện nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu (An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới).
+ Vùng Tứ giác Long Xuyên: Bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và phần đất thấp còn lại của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Địa hình đồng bằng ở An Giang là một vùng lãnh thổ rộng lớn, trù phú và đông dân, khí hậu ổn định và ít xảy ra thiên tai nên khu vực đồng bằng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó, đáng kể là tiềm năng du lịch sinh thái dã ngoại, cảnh quan thiên nhiên gắn với vùng sông nước miệt vườn; du lịch cộng đồng trên cơ sở phát triển làng nghề cổ truyền với nhiều lễ hội truyền thống đặc trưng.
Vùng tứ giác Long Xuyên chịu ảnh hưởng của lũ nên cũng có những điều kiện nhất định để phát triển du lịch. Vào mùa lũ, vùng này có tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú, đặc biệt là các loài thủy sản nước ngọt ở thượng nguồn đổ về. Với điều kiện này là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch mùa nước nổi.
- Đất đai An Giang được chia làm các nhóm chính: Đất phèn, đất phù sa, đất phù sa cổ, đất thềm cao. Nhìn chung đất đai ở An Giang thuộc loại đất tương đối tốt, giàu
42
dinh dưỡng, có khả năng thích họp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Ngoài chức năng chính phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, dùng để làm nhà ở thì đất cũng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, là mặt bằng bố trí các khu du lịch, nối các tuyến điểm với nhau.